Bản Tóm Tắt: Khuyến Cáo Về Chẩn đoán Và điều Trị Rối Loạn Lipid Máu ...

Những Nội Dung Cần Lưu Ý

1. Phần mở đầu

1.1  Phân nhóm khuyến cáo

Bảng 1. Phân nhóm khuyến cáo

Nhóm khuyến cáo Ý nghĩa
I Phải dùng
IIa Nên dùng
IIb Có thể dùng
III Không dùng

1.2   Mức chứng cứ

Bảng 2.  Mức độ chứng cứ của khuyến cáo

Mức chứng cứ Căn cứ vào
A Số liệu từ nhiều thử nghiệm lâm sàng phân nhóm ngẫu nhiên hoặc phân tích gộp
B Số liệu từ 1 thử nghiệm lâm sàng phân nhóm ngẫu nhiên hoặc nhiều nghiên cứu lớn không ngẫu nhiên
C Đồng thuận ý kiến của các chuyên gia hoặc từ các nghiên cứu nhỏ, nghiên cứu hồi cứu, nghiên cứu sổ bộ

2.  Chẩn đoán rối loạn Lipid máu

2.1   Đối tượng cần được khảo sát Lipid máu

Bảng 3. Khuyến cáo về việc thực hiện xét nghiệm Lipid để đánh giá nguy cơ tim mạch

Khuyến cáo Nhóm Mức chứng cứ
Thực hiện bộ xét nghiệm Lipid ở các đối tượng bị ĐTĐ týp 2 I C
Đã chẩn đoán xác định BTM I C
Tăng huyết áp I C
Hút thuốc lá I C
BMI ≥ 25 kg/m2 hoặc vòng eo > 90 cm đối với nam hoặc  > 80 cm đối với nữ I C
Tiền sử gia đình có người mắc BTM sớm I C
Bệnh viêm mạn tính I C
Bệnh thận mạn tính I C
Tiền sử rối loạn Lipid máu có tính chất gia đình I C
Có thể xem xét thực hiện bộ xét nghiệm Lipid ở nam > 40 tuổi hoặc nữ > 50 tuổi IIb C

2.2  Các xét nghiệm Lipid máu cần có

Trong thực hành lâm sàng các xét nghiệm Lipid máu thường qui là:

  • Cholesterol toàn phần (CT),
  • Lipoprotein Cholesterol tỉ trọng cao (HDL-C),
  • Lipoprotein Cholesterol tỉ trọng thấp (LDL-C),
  • Triglycerid (TG).

Công thức Friedewald để tính nồng độ LDL-C:

Tính bằng mmol/l:  LDL-C = TC – HDL-C – TG/2,2

Tính bằng mg/dl:    LDL-C = TC – HDL-C – TG/5

Bảng 4. Khuyến cáo về phân tích Lipid máu để mô tả đặc điểm rối loạn Lipid máu trước điều trị

Khuyến cáo Nhóm Mức chứng cứ
LDL-C: là thành phần chủ yếu trong phân tích Lipid máu. I C
TG: bổ sung thông tin về nguy cơ, đồng thời được chỉ định sử dụng trong chẩn đoán và điều trị. I C
HDL-C: được khuyến cáo để phân tích trước khi bắt đầu điều trị. I C
Cholesterol không HDL (Non-HDL-C): nên được phân tích để mô tả thêm đặc điểm của rối loạn Lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ, HCCH hoặc CKD. IIa C
Apo B: nên được phân tích để mô tả thêm đặc điểm của rối loạn Lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ, HCCH hoặc CKD. IIa C
Lp(a): nên được phân tích trong các trường hợp chọn lọc có nguy cơ cao và các bệnh nhân có tiền sử gia đình có người mắc BTM sớm. IIa C
CT: có thể được xem xét nhưng thường không đủ để mô tả đặc điểm của rối loạn Lipid máu trước khi bắt đầu điều trị. IIb C

3. Phân tầng nguy cơ tim mạch

3.1   Thang điểm SCoRE

Hình 1. Thang điểm SCoRE dành cho các nước nguy cơ tim mạch thấp

Hình 1. Thang điểm SCoRE dành cho các nước nguy cơ tim mạch thấp

Thang điểm SCORE dự báo tỉ lệ mắc BTM gây tử vong trong 10 năm. Thang điểm được trình bày dạng biểu đồ màu, có 2 biểu đồ riêng cho nhóm các nước nguy cơ cao (chủ yếu là các nước Tây Âu) và nhóm các nước nguy cơ thấp (chủ yếu là các nước Đông Âu). Tại Việt Nam, chúng ta sử dụng biểu đồ cho nhóm các nước nguy cơ thấp.

3.2   Phân tầng nguy cơ tim mạch

Nguy cơ rất cao

Bao gồm các đối tượng có bất kì một hoặc những yếu tố nguy cơ sau:

  • Bệnh tim mạch đã được chẩn đoán xác định bằng các thăm dò xâm lấn hoặc không xâm lấn (như chụp mạch vành, xạ hình tưới máu cơ tim, siêu âm tim gắng sức, mảng xơ vữa động mạch cảnh trên siêu âm), tiền sử NMCT, hội chứng mạch vành cấp, can thiệp mạch vành qua da, phẫu thuật bắc cầu nối chủ – vành và các thủ thuật can thiệp động mạch khác, đột quị do thiếu máu cục bộ, bệnh động mạch ngoại biên.
  • Bệnh nhân ĐTĐ týp 2 hoặc ĐTĐ týp 1 có tổn thương cơ quan đích (Ví dụ: Albumin niệu vi thể).
  • Bệnh nhân CKD mức độ trung bình-nặng (MLCT <60 ml/phút/1,73 m2).
  • Điểm SCORE ≥ 10%.

Nguy cơ cao

Bao gồm các đối tượng có bất kì một hoặc những yếu tố nguy cơ sau:

  • Có yếu tố nguy cơ đơn độc cao rõ rệt như rối loạn Lipid máu có tính gia đình hay tăng huyết áp nặng.
  • Điểm SCORE ≥ 5% và < 10%.

Nguy cơ trung bình

  • Các đối tượng được xem là có nguy cơ trung bình khi điểm SCORE ≥1% và < 5%.

 Nguy cơ thấp

  • Các đối tượng được xem là có nguy cơ thấp khi điểm SCORE < 1%.

Theo Khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam

Nguồn Nội khoa Việt Nam

Lượt xem: 5.574

Từ khóa » Cách Tính Score