Bàn Về Khái Niệm Tội Phạm Về Chức Vụ Trong Bộ Luật Hình Sự 2015
Có thể bạn quan tâm
Bất cứ tội phạm nào cũng đều xâm hại một hoặc một số quan hệ xã hội xã hội nhất định được Bộ luật Hình sự bảo vệ. Do đó, khách thể của tội phạm là một yếu tố bắt buộc trong xác định tội phạm. Tuy nhiên, đối với tội phạm về chức vụ thì khách thể bị xâm hại lại phải do chủ thể đặc biệt là người có chức vụ thực hiện.
Chính vì vậy, khác với các tội phạm khác trong phân loại khách thể loại của các tội phạm về chức vụ, Bộ luật Hình sự có hẳn một điều luật (Điều 352) để nêu ra khái niệm xác định khách thể và chủ thể của tội phạm đối với loại tội này. Trong khách thể loại của tội phạm về chức vụ theo tinh thần của khoản 1 Điều 352 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì về câu chữ không có gì thay đổi so với Điều 277 Bộ luật Hình sự năm 1999. Tuy nhiên, do khái niệm về Chủ thể của tội phạm có sự thay đổi theo hướng mở rộng (Bộ luật hình sự năm 1999 thì Chủ thể là người có chức vụ thực hiện trong khi thi hành công vụ; Bộ luật hình sự năm 2015 thì Chủ thể là người có chức vụ thực hiện trong khi thi hành công vụ, nhiệm vụ); chính vì vậy mà Khách thể tội phạm của các tội về chức vụ cũng được mở rộng không chỉ là sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức có tính chất hoạt động công, mà có thể là các hoạt động đúng đắn của các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động không có tính chất công. Do vậy mà việc xác định Khách thể của tội phạm (mối quan hệ xã hội là đối tượng bị xâm hại) là hết sức quan trọng, quyết định đến việc xác định tội danh cụ thể được chính xác. Hiện nay trong thực tế vẫn có thể xảy ra việc trong quá trình xử lý hành vi phạm tội do xác định chưa thật đầy đủ, chính xác về Chủ thể của tội phạm nên còn việc khởi tố, điều tra, truy tố xét xử hành vi phạm tội chưa sát, đúng tội danh; chưa đáp ứng được thay đổi của Bộ luật hình sự theo hướng phù hợp với yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước giai đoạn hiện nay.
Trên đây là nhận thức về tinh thần của Điều 352 Bộ luật hình sự năm 2015, tác giả rất mong rằng với chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự, trong quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự chúng ta sẽ xem xét, xử lý các hành vi phạm tội thận trọng, chính xác./.
Nguyễn văn Vĩnh- Phòng 3, Viện KSND tỉnh Bắc Giang
Từ khóa » Chủ Thể Tội Phạm Về Chức Vụ
-
Tội Phạm Về Chức Vụ Là Gì ? Quy định Về Tội Phạm Chức Vụ
-
Đặc điểm Chung Của Các Tội Phạm Về Chức Vụ
-
Khái Niệm Tội Phạm Về Chức Vụ Là Gì? - Luật Hoàng Anh
-
Các Tội Phạm Về Chức Vụ Là Gì? - Luật Hoàng Anh
-
Chủ Thể Của Tội Lạm Dụng Chức Vụ, Quyền Hạn Chiếm đoạt Tài Sản Của ...
-
Khái Niệm Tội Phạm Về Chức Vụ (điều 352) - Luật Hoàng Sa
-
Phân Biệt Tội Lợi Dụng Chức Vụ, Quyền Hạn Trong Khi Thi Hành Công Vụ ...
-
Khái Niệm Tội Phạm Về Chức Vụ - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Điểm Mới Về Các Tội Phạm Chức Vụ Trong BLHS 2015 - Tạp Chí Tòa án
-
Những Tội Vi Phạm Nghiêm Trọng Về Chức Vụ Cần Lưu ý! - PhapTri
-
Những điểm Mới Quy định Về Các Tội Phạm Về Chức Vụ Trong BLHS ...
-
Nhóm Các Tội Xâm Phạm Trật Tự Quản Lý Kinh Tế Và ... - Tạp Chí Pháp Lý
-
Tội Phạm Về Tham Nhũng Là Gì? Yếu Tố Cấu Thành ... - Luật Dương Gia
-
Yếu Tố Cấu Thành Tội Lạm Dụng Chức Vụ, Quyền Hạn Chiếm đoạt Tài Sản?