Turn on more accessible mode Turn off more accessible mode
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Sơ đồ cổng
- Thư điện tử
- Thông tin điều hành
- Thủ tục hành chính
- Văn bản điều hành
- Hướng dẫn nghiệp vụ
- Hỏi đáp pháp luật
- Thông cáo báo chí
- Dịch vụ công trực tuyến
- Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
- Biểu mẫu điện tử
- Đấu thầu mua sắm công
- Chương trình, đề tài khoa học
- Số liệu thống kê
- Phản ánh kiến nghị
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Thư điện tử
- Chuyên Mục
- Chỉ đạo điều hành
- Văn bản chính sách mới
- Hoạt động của lãnh đạo bộ
- Hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ
- Hoạt động của tư pháp địa phương
- Hoạt động của đảng - đoàn thể
- Nghiên cứu trao đổi
- Thông tin khác
- Chỉ đạo điều hành
- Văn bản chính sách mới
- Hoạt động của lãnh đạo Bộ
- Hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ
- Hoạt động của tư pháp địa phương
- Hoạt động của Đảng - đoàn thể
- Nghiên cứu trao đổi
- Thông tin khác
prev2 next2 Xem tất cả - Tổng kết Dự án “Thí điểm thiết lập Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch”
- Đoàn công tác Bộ Tư pháp thăm hỏi, động viên và tặng quà cho bà con nhân dân vùng lũ huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh
- Bản tin Tư pháp tháng 8/2023: Thủ tướng nhấn mạnh 08 nội dung cần lưu ý để bảo đảm tiến độ, nâng cao chất lượng xây dựng thể chế
- 75 năm phát triển thi hành án dân sự tỉnh
- 70 năm Ngành Tư pháp: vinh quang một chặng đường
- Lễ Công bố Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Bộ trưởng Hà Hùng Cường trả lời chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Hội thi tìm hiểu chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020
- Thứ trưởng Lê Hồng Sơn trả lời phỏng vấn về Cải cách thủ tục hành chính năm 2012
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp đối thoại trực tuyến với nhân dân
Xem tất cả Liên kết website Nghiên cứu trao đổi Bàn về nghị quyết quy định biện pháp có tính chất đặc thù của địa phươngVăn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) có vai trò quan trọng, không chỉ quy định các giá trị cơ bản của xã hội, quy định các biện pháp khuyến khích thực thi pháp luật để tạo sự ổn định xã hội mà còn bảo đảm cho xã hội phát triển, tạo hành lang pháp lý để xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Với mục đích phát huy hơn nữa giá trị của VBQPPL, bảo đảm việc ban hành VBQPPL ngày càng đi vào nề nếp, hạn chế tình trạng ban hành VBQPPL tràn lan, ngày 22/6/2015, Quốc hội thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Luật năm 2015). Để quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật năm 2015, ngày 14/5/2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 34/2016/NĐ-CP (Nghị định số 34). Theo quy định tại Khoản 4, Điều 27 Luật năm 2015 thì Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp tỉnh ban hành nghị quyết để quy định: “Biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”. Tuy nhiên, cả Luật năm 2015 và Nghị định số 34 không có quy định nào để làm rõ biện pháp có tính chất đặc thù là gì, điều kiện để ban hành các biện pháp có tính chất đặc thù. Vì chưa có quy định giải thích rõ Khoản 4, Điều 27 Luật năm 2015 nên nhiều địa phương có các quan điểm khác nhau khi tham mưu cho HĐND cấp tỉnh ban hành nghị quyết quy định biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Quan điểm thứ nhất là: HĐND cấp tỉnh chỉ được quyền quy định biện pháp có tính chất đặc thù khi có các văn bản của trung ương phân cấp, giao trách nhiệm cho HĐND với đại ý là: giao cho HĐND cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội đặc thù; khả năng cân đối ngân sách của địa phương để quy định biện pháp có tính chất đặc thù của địa phương. Quan điểm này dựa trên cơ sở: Thứ nhất, Điểm a, Khoản 2, Điều 11 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định việc phân định thẩm quyền giữa trung ương và địa phương được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc: “Bảo đảm quản lý nhà nước thống nhất về thể chế, chính sách, chiến lược và quy hoạch đối với các ngành, lĩnh vực; bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính quốc gia”. Do vậy, khi có văn bản của trung ương phân cấp, giao quyền cho HĐND cấp tỉnh, HĐND sẽ quy định biện pháp có tính chất đặc thù của địa phương thì mới bảo đảm được nguyên tắc phân định thẩm quyền nêu trên. Thứ hai, thông thường, khi quy định về biện pháp đặc thù thì kèm theo quy định về trình tự, thủ tục để thực hiện biện pháp đặc thù đó. Nhưng Khoản 4, Điều 14 Luật năm 2015 nghiêm cấm HĐND cấp tỉnh quy định thủ tục hành chính trong VBQPPL, trừ trường hợp được giao trong luật. Như vậy, khi văn bản luật chưa giao cho HĐND cấp tỉnh quy định về thủ tục hành chính nào đó thì HĐND cấp tỉnh không thể ban hành được quy định về biện pháp có tính chất đặc thù khi biện pháp này cần có biểu mẫu, trình tự, thủ tục để thực hiện. Thứ ba, khi xây dựng nghị quyết theo Khoản 4, Điều 27 Luật năm 2015 thì phải lập đề nghị xây dựng nghị quyết. Theo Khoản 3 Điều 39, Khoản 3 Điều 115 Luật năm 2015 thì đề nghị xây dựng nghị quyết phải được thẩm định về: “Sự phù hợp của nội dung chính sách với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; Tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của chính sách với hệ thống pháp luật và tính khả thi, tính dự báo của nội dung chính sách, các giải pháp và điều kiện bảo đảm thực hiện chính sách dự kiến trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh”. Do đó, khi chưa có chủ trương, chính sách, văn bản của trung ương phân cấp, giao quyền cho HĐND cấp tỉnh thì HĐND không có căn cứ để quy định về biện pháp có tính chất đặc thù theo Khoản 4, Điều 27 Luật năm 2015. Qquan điểm thứ hai là: HĐND cấp tỉnh được quyền ban hành biện pháp có tính chất đặc thù áp dụng trong phạm vi địa phương, mà không phụ thuộc vào việc có văn bản phân cấp, giao quyền của trung ương; miễn sao quy định đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật, không trái với chính sách cơ bản của trung ương; miễn sao bảo đảm thực hiện đúng quy trình xây dựng chính sách được quy định tại Luật năm 2015 và Nghị định số 34. Quan điểm này dựa trên cơ sở: Thứ nhất, theo Khoản 1, Điều 27 Luật năm 2015 thì: HĐND cấp tỉnh ban hành nghị quyết quy định: “Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên”. Do vậy, nếu hiểu theo quan điểm thứ nhất thì có sự trùng lặp giữa Khoản 1 và Khoản 4, Điều 27 Luật năm 2015. Thứ hai, khi xây dựng nghị quyết theo Khoản 4, Điều 27 Luật năm 2015 thì phải lập đề nghị xây dựng nghị quyết. Theo Điều 112 Luật năm 2015, cơ quan đề nghị xây dựng nghị quyết phải: “Tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá các VBQPPL hiện hành có liên quan đến đề nghị xây dựng nghị quyết; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự thảo nghị quyết; Xây dựng nội dung của chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết; đánh giá tác động của chính sách; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành nghị quyết sau khi được HĐND thông qua”. Hoạt động này phải căn cứ vào điều kiện thực tế tại từng địa phương. Do vậy, mỗi địa phương phải chủ động xây dựng các biện pháp có tính chất đặc thù cho riêng địa phương mình, mà không phải chờ văn bản phân cấp, giao quyền của trung ương nhằm bảo đảm sự chủ động, linh hoạt của chính quyền địa phương trong giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra. Cả hai quan điểm trên đều có tính hợp lý. Tuy nhiên, theo quan điểm của người viết thì quan điểm thứ thứ nhất là phù hợp hơn. Bởi vì, khi hiểu theo cách này thì sẽ bảo đảm được sự thống nhất, thông suốt của các chính sách được thực hiện trong phạm vi cả nước; hạn chế tình trạng chạy đua chính sách giữa các địa phương mà phá vỡ tính tổng thể trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của quốc gia. Do có các quan điểm khác nhau như vậy nên cần phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn cụ thể về “biện pháp có tính chất đặc thù” để việc hiểu và áp dụng Khoản 4, Điều 27 Luật năm 2015 thống nhất trong phạm vi cả nước./. Bàn về nghị quyết quy định biện pháp có tính chất đặc thù của địa phương 09/11/2017 Văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) có vai trò quan trọng, không chỉ quy định các giá trị cơ bản của xã hội, quy định các biện pháp khuyến khích thực thi pháp luật để tạo sự ổn định xã hội mà còn bảo đảm cho xã hội phát triển, tạo hành lang pháp lý để xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Với mục đích phát huy hơn nữa giá trị của VBQPPL, bảo đảm việc ban hành VBQPPL ngày càng đi vào nề nếp, hạn chế tình trạng ban hành VBQPPL tràn lan, ngày 22/6/2015, Quốc hội thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Luật năm 2015). Để quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật năm 2015, ngày 14/5/2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 34/2016/NĐ-CP (Nghị định số 34). Theo quy định tại Khoản 4, Điều 27 Luật năm 2015 thì Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp tỉnh ban hành nghị quyết để quy định: “Biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”. Tuy nhiên, cả Luật năm 2015 và Nghị định số 34 không có quy định nào để làm rõ biện pháp có tính chất đặc thù là gì, điều kiện để ban hành các biện pháp có tính chất đặc thù. Vì chưa có quy định giải thích rõ Khoản 4, Điều 27 Luật năm 2015 nên nhiều địa phương có các quan điểm khác nhau khi tham mưu cho HĐND cấp tỉnh ban hành nghị quyết quy định biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Quan điểm thứ nhất là: HĐND cấp tỉnh chỉ được quyền quy định biện pháp có tính chất đặc thù khi có các văn bản của trung ương phân cấp, giao trách nhiệm cho HĐND với đại ý là: giao cho HĐND cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội đặc thù; khả năng cân đối ngân sách của địa phương để quy định biện pháp có tính chất đặc thù của địa phương. Quan điểm này dựa trên cơ sở: Thứ nhất, Điểm a, Khoản 2, Điều 11 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định việc phân định thẩm quyền giữa trung ương và địa phương được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc: “Bảo đảm quản lý nhà nước thống nhất về thể chế, chính sách, chiến lược và quy hoạch đối với các ngành, lĩnh vực; bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính quốc gia”. Do vậy, khi có văn bản của trung ương phân cấp, giao quyền cho HĐND cấp tỉnh, HĐND sẽ quy định biện pháp có tính chất đặc thù của địa phương thì mới bảo đảm được nguyên tắc phân định thẩm quyền nêu trên. Thứ hai, thông thường, khi quy định về biện pháp đặc thù thì kèm theo quy định về trình tự, thủ tục để thực hiện biện pháp đặc thù đó. Nhưng Khoản 4, Điều 14 Luật năm 2015 nghiêm cấm HĐND cấp tỉnh quy định thủ tục hành chính trong VBQPPL, trừ trường hợp được giao trong luật. Như vậy, khi văn bản luật chưa giao cho HĐND cấp tỉnh quy định về thủ tục hành chính nào đó thì HĐND cấp tỉnh không thể ban hành được quy định về biện pháp có tính chất đặc thù khi biện pháp này cần có biểu mẫu, trình tự, thủ tục để thực hiện. Thứ ba, khi xây dựng nghị quyết theo Khoản 4, Điều 27 Luật năm 2015 thì phải lập đề nghị xây dựng nghị quyết. Theo Khoản 3 Điều 39, Khoản 3 Điều 115 Luật năm 2015 thì đề nghị xây dựng nghị quyết phải được thẩm định về: “Sự phù hợp của nội dung chính sách với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; Tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của chính sách với hệ thống pháp luật và tính khả thi, tính dự báo của nội dung chính sách, các giải pháp và điều kiện bảo đảm thực hiện chính sách dự kiến trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh”. Do đó, khi chưa có chủ trương, chính sách, văn bản của trung ương phân cấp, giao quyền cho HĐND cấp tỉnh thì HĐND không có căn cứ để quy định về biện pháp có tính chất đặc thù theo Khoản 4, Điều 27 Luật năm 2015. Qquan điểm thứ hai là: HĐND cấp tỉnh được quyền ban hành biện pháp có tính chất đặc thù áp dụng trong phạm vi địa phương, mà không phụ thuộc vào việc có văn bản phân cấp, giao quyền của trung ương; miễn sao quy định đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật, không trái với chính sách cơ bản của trung ương; miễn sao bảo đảm thực hiện đúng quy trình xây dựng chính sách được quy định tại Luật năm 2015 và Nghị định số 34. Quan điểm này dựa trên cơ sở: Thứ nhất, theo Khoản 1, Điều 27 Luật năm 2015 thì: HĐND cấp tỉnh ban hành nghị quyết quy định: “Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên”. Do vậy, nếu hiểu theo quan điểm thứ nhất thì có sự trùng lặp giữa Khoản 1 và Khoản 4, Điều 27 Luật năm 2015. Thứ hai, khi xây dựng nghị quyết theo Khoản 4, Điều 27 Luật năm 2015 thì phải lập đề nghị xây dựng nghị quyết. Theo Điều 112 Luật năm 2015, cơ quan đề nghị xây dựng nghị quyết phải: “Tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá các VBQPPL hiện hành có liên quan đến đề nghị xây dựng nghị quyết; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự thảo nghị quyết; Xây dựng nội dung của chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết; đánh giá tác động của chính sách; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành nghị quyết sau khi được HĐND thông qua”. Hoạt động này phải căn cứ vào điều kiện thực tế tại từng địa phương. Do vậy, mỗi địa phương phải chủ động xây dựng các biện pháp có tính chất đặc thù cho riêng địa phương mình, mà không phải chờ văn bản phân cấp, giao quyền của trung ương nhằm bảo đảm sự chủ động, linh hoạt của chính quyền địa phương trong giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra. Cả hai quan điểm trên đều có tính hợp lý. Tuy nhiên, theo quan điểm của người viết thì quan điểm thứ thứ nhất là phù hợp hơn. Bởi vì, khi hiểu theo cách này thì sẽ bảo đảm được sự thống nhất, thông suốt của các chính sách được thực hiện trong phạm vi cả nước; hạn chế tình trạng chạy đua chính sách giữa các địa phương mà phá vỡ tính tổng thể trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của quốc gia. Do có các quan điểm khác nhau như vậy nên cần phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn cụ thể về “biện pháp có tính chất đặc thù” để việc hiểu và áp dụng Khoản 4, Điều 27 Luật năm 2015 thống nhất trong phạm vi cả nước./. In bài viết Gửi phản hồi Gửi Email Các tin khác - Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao kỹ năng xét xử các tội xâm phạm tính mạng sức khỏe con người (09/11/2017)
- Pháp luật tố tụng hành chính hiện hành - một số quy định cần được hướng dẫn (09/11/2017)
- Quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, luật sư, công chứng (06/11/2017)
- Quyền tham gia quản lý nhà nước của người bị buộc tội (06/11/2017)
- Phân biệt tội giết người và tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người theo BLHS 2015 (06/11/2017)
- Sự phát triển của chế định bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong BLDS 2015 so với BLDS 2005 (02/11/2017)
- Bảo đảm công lý đối với nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới tại TAND và một số kiến nghị (02/11/2017)
- Thủ tục hành chính
- Văn bản pháp luật chuyên ngành
- Văn bản điều hành
- Hướng dẫn nghiệp vụ
- Hỏi đáp pháp luật
- Thông cáo báo chí
- Dịch vụ công trực tuyến
- Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
- Biểu mẫu điện tử
- Đấu thầu mua sắm công
- Chương trình, đề tài khoa học
- Thông tin thống kê
- Phản ánh kiến nghị
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ TƯ PHÁP
- Liên hệ
- RSS
- Thư viện file
Địa chỉ: 60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 024.62739718 - Fax: 024.62739359. Email: banbientap@moj.gov.vn; cntt@moj.gov.vn.
Giấy phép cung cấp thông tin trên internet số 28/GP-BC ngày 25/03/2005.
Trưởng Ban biên tập: Tạ Thành Trung - Phó Cục trưởng Cục CNTT.
Ghi rõ nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (www.moj.gov.vn) khi trích dẫn lại tin từ địa chỉ này.