NGHIỆP VỤ XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM ...
Có thể bạn quan tâm
QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH NGHỊ QUYẾT CỦA HĐND CẤP TỈNH QUY ĐỊNH BIỆN PHÁP CÓ TÍNH CHẤT ĐẶC THÙ PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN 1)
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ THẨM QUYỀN
Khoản 4 Điều 27 Luật năm 2015 quy định thẩm quyền của HĐND cấp tỉnh ban hành nghị quyết để quy định: “3. Biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.”.
II. NHẬN DIỆN TÍNH CHẤT CỦA NGHỊ QUYẾT
Luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2020) và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Nghị định số 154/2020/NĐ-CP) không định nghĩa thế nào là “biện pháp có tính chất đặc thù”. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành cho thấy “biện pháp có tính chất đặc thù” là biện pháp để giải quyết những vấn đề riêng biệt của địa phương phát sinh từ thực tiễn, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế hoặc hạn chế, khắc phục những điểm bất lợi của địa phương đó. Để xác định đâu là biện pháp có tính chất đặc thù, cần căn cứ vào các văn bản QPPL hiện hành của cơ quan nhà nước ở Trung ương để xác định biện pháp đó đã được quy định để áp dụng chung cho cả nước hay chưa; nếu biện pháp đó chưa được quy định và xuất phát từ thực tiễn địa phương cần thiết phải ban hành để giải quyết các vấn đề riêng biệt của địa phương thì đó là biện pháp có tính chất đặc thù.
Việc quy định các biện pháp có tính chất đặc thù ở địa phương phải bảo đảm phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; đảm bảo tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Ví dụ: Biện pháp, chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc Tày tỉnh Thái Nguyên duy trì phong tục, tập quán tốt đẹp của người dân tộc Tày tại tỉnh Thái Nguyên.
III. QUY TRÌNH THỰC HIỆN
1. Bước 1: Đề xuất xây dựng nghị quyết
- Chủ thể thực hiện: Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực chuyên ngành và sự cần thiết ban hành biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để có văn bản đề xuất xây dựng nghị quyết (có thể lồng ghép với nội dung đăng ký trình tại các kỳ họp của HĐND tỉnh theo chỉ đạo của UBND tỉnh) gửi UBND tỉnh.
- Căn cứ thực hiện:
+ Khoản 1 Điều 111 Luật năm 2015;
+ Điểm a khoản 32 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung năm 2020.
- Nội dung yêu cầu: Văn bản đề xuất phải nêu rõ cơ sở và sự cần thiết của việc đề xuất xây dựng nghị quyết; nội dung nghị quyết thể hiện rõ là biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; có tính riêng biệt đối với tỉnh Thái Nguyên.
- Kết quả/sản phẩm: Văn bản đồng ý/không đồng ý chủ trương và giao nhiệm vụ lập đề nghị xây dựng nghị quyết của UBND tỉnh (trường hợp đồng ý, thực hiện Bước 2).
2. Bước 2: Tham mưu xây dựng nội dung chính sách
- Chủ thể thực hiện: Cơ quan đề xuất xây dựng nghị quyết (trường hợp không có cơ quan đề xuất thì UBND tỉnh chỉ đạo một cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh thực hiện).
- Căn cứ thực hiện:
+ Khoản 3 Điều 111 Luật năm 2015;
+ Điều 112 Luật năm 2015;
+ Điều 5 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.
- Nội dung yêu cầu: Nhiệm vụ của cơ quan được UBND tỉnh giao tham mưu lập đề nghị xây dựng nghị quyết đặc thù bao gồm:
+ Thực hiện một hoặc một số hoạt động sau:
(1) Nghiên cứu đường lối, chủ trương của Đảng về các lĩnh vực thuộc phạm vi tham mưu quản lý ngành, lĩnh vực và trong phạm vi địa phương;
(2) Nghiên cứu văn bản QPPL của Trung ương;
(3) Tham mưu cho UBND tỉnh tiến hành tổng kết việc thi hành pháp luật lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý hoặc có thể tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng quan hệ xã hội phát sinh;
(4) Nghiên cứu thông tin, tư liệu, các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
(5) Nghiên cứu yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh;
(6) Nghiên cứu quan điểm chỉ đạo của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trên.
(7) Tổng hợp, nghiên cứu các vấn đề bất cập từ thực tiễn thông qua hoạt động tham mưu giúp UBND tỉnh công tác quản lý nhà nước, hoạt động thanh tra, kiểm tra và phát hiện ra các vấn đề thuộc lĩnh vực cơ quan, tổ chức hiện đang quản lý không còn phù hợp với thực tiễn;
(8) Nghiên cứu các kiến nghị của các cơ quan, tổ chức, đại biểu HĐND, doanh nghiệp, cá nhân về các vấn đề thuộc phạm vi tham mưu quản lý ngành/lĩnh vực và trong phạm vi địa phương.
+ Làm rõ những nội dung cụ thể sau:
(1) Những vấn đề nào phát sinh, tồn tại trong thực tiễn cần giải quyết; các nguyên nhân khách quan, chủ quan làm phát sinh hoặc tồn tại vấn đề cần giải quyết;
(2) Mục tiêu tổng thể, mục tiêu cụ thể cần đạt được (mục đích mong muốn khi giải quyết những vấn đề đã phát hiện);
(3) Định hướng giải quyết từng vấn đề và các giải pháp thực hiện theo từng định hướng;
(4) Những nhóm đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách và nhóm đối tượng chịu trách nhiệm thực hiện chính sách;
(5) Thẩm quyền ban hành chính sách để giải quyết vấn đề.
+ Xác định các vấn đề cần giải quyết:
Thông qua việc tiến hành các hoạt động nêu trên, chủ thể lập đề nghị sẽ xác định các vấn đề bất cập mà thực tiễn đặt ra cần phải giải quyết liên quan đến các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước hoặc phát hiện những vấn đề bất cập thuộc lĩnh vực quản lý của cơ quan nhà nước khác; từ đó đề xuất các kiến nghị để cơ quan có thẩm quyền xử lý các bất cập.
+ Xác định nguyên nhân của vấn đề cần giải quyết:
Khi xác định được các vấn đề bất cập cần giải quyết trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý thì các sở, ngành phải làm rõ được nguyên nhân gây ra các vấn đề đó. Các nguyên nhân có thể là:
(1) Nguyên nhân từ thể chế: vấn đề trên thực tiễn là do các quy định của pháp luật trái với chủ trương đường lối của Đảng, không phù hợp với cam kết quốc tế, không phù hợp với văn bản mới, không còn phù hợp thực tiễn, không đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước,…
(2) Nguyên nhân từ thực thi pháp luật: trách nhiệm triển khai thi hành pháp luật của các cơ quan nhà nước; sự tuân thủ pháp luật của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân,…
(3) Nguyên nhân khác: sự hiểu biết pháp luật, điều kiện kinh tế xã hội của từng đơn vị hành chính,…
+ Xác định mục tiêu tổng thể, mục tiêu cụ thể cần đạt được khi giải quyết các vấn đề:
Khi giải quyết vấn đề bất cập từ thực tiễn thì phải xác định rõ:
(1) Mục tiêu tổng thể cần đạt được là gì?
(2) Để đạt được mục tiêu tổng thể thì mục tiêu cụ thể phải đạt được là gì?
Việc xác định rõ ràng các mục tiêu cần đạt được sẽ giúp chủ thể lập đề nghị khi đưa ra dự kiến chính sách, các giải pháp thực hiện để giải quyết các vấn đề bất cập cần phải hướng tới các mục tiêu đã đề ra.
+ Định hướng để giải quyết từng vấn đề:
Trước các vấn đề cần giải quyết và nguyên nhân của từng vấn đề đã được xác định,căn cứ chủ trương, đường lối của Đảng, Hiến pháp, các quy định của pháp luật, cơ quan lập đề nghị phải dự kiến các định hướng giải quyết từng vấn đề, kèm theo mỗi định hướng đó là các giải pháp thực hiện.
+ Xác định đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách, nhóm đối tượng chịu trách nhiệm thực hiện chính sách:
Căn cứ vào các định hướng, giải pháp để giải quyết từng vấn đề, cơ quan lập đề nghị xây dựng văn bản cần xác định rõ:
(1) Đối tượng chịu tác động trực tiếp của chính sách (cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân,…), trong đó nêu rõ tác động tích cực, tác động tiêu cực.
(2) Đối tượng chịu trách nhiệm thực hiện chính sách (cơ quan, tổ chức,…)
+ Xác định thẩm quyền ban hành chính sách để giải quyết vấn đề:
Từ các vấn đề thực tiễn cần giải quyết, cũng với nguyên nhân, định hướng giải quyết, các giải pháp cụ thể thực hiện định hướng, cơ quan lập đề nghị phải xác định rõ cơ quan nào có thẩm quyền quyết định giải quyết vấn đề: cơ quan Trung ương hay HĐND/UBND tỉnh?
- Kết quả/sản phẩm:
Sản phẩm của việc xây dựng nội dung chính sách là lập được Báo cáo về các nội dung sau:
(1) Xác định các vấn đề cần giải quyết, nguyên nhân của từng vấn đề;
(2) Xác định mục tiêu tổng thể, cụ thể cần đạt được khi giải quyết các vấn đề;
(3) Xác định định hướng, giải pháp để giải quyết từng vấn đề;
(4) Xác định đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách, nhóm đối tượng chịu sự tác động của chính sách;
(5) Xác định thẩm quyền ban hành chính sách để giải quyết vấn đề.
Từ khóa » Tính Chất đặc Thù Là Gì
-
Tính Chất đặc Thù Là Gì? - Học Luật OnLine
-
Đặc Thù Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Đặc Thù Là Gì? Quy định Những Ngành Nghề Mang Tính Chất đặc Thù?
-
Đô Thị Có Tính Chất đặc Thù Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Thế Nào Là Dự án Có Tính Chất đặc Thù, đơn Lẻ?
-
Đặc Thù Là Gì
-
Những Ngành Nghề Mang Tính Chất đặc Thù? - Luật Minh Khuê
-
Thế Nào Là Đặc Thù Là Gì ? - Payday Loanssqa
-
Quy định Hội Có Tính Chất đặc Thù - Cổng Thông Tin điện Tử Tỉnh Kon Tum
-
Hỏi đáp Về Tính Chất Của Một Hội đặc Thù
-
Từ điển Tiếng Việt "đô Thị Có Tính Chất đặc Thù" - Là Gì?
-
Từ điển Tiếng Việt "đặc Thù" - Là Gì?
-
Bàn Về Nghị Quyết Quy định Biện Pháp Có Tính Chất đặc Thù Của địa ...
-
Tính Chất đặc Thù Là Gì - Có Nghĩa Là Gì, Ý Nghĩa La Gi 2021