Băng Ghi âm Có được Coi Là Chứng Cứ Không?

Bản file ghi âm có được coi là chứng cứ không? Chứng cứ là căn cứ quan trọng đối với các đương sự trong vụ việc dân sự. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ trong iệc cung cấp chứng cứ? Các tài liệu nào được coi là chứng cứ hợp pháp? Công ty TNHH Luật Minh Gia tư vấn như sau:

Mục lục bài viết

  • 1. Luật sư tư vấn về chứng cứ chứng minh trong tố tụng dân sự
  • 2. Bản, file ghi âm có được coi là chứng cứ không?
    1. 2.1 - Thứ nhất, về việc cung cấp chứng cứ
    2. 2.2 - Thứ hai, việc băng ghi âm có được coi là chứng cứ không?

1. Luật sư tư vấn về chứng cứ chứng minh trong tố tụng dân sự

Trong tố tụng dân sự, các đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án. Các đương sự phải cung cấp cho Tòa án các tài liệu, chứng cứ mình có để chứng minh cho yêu cầu của mình là hợp pháp. Đây là căn cứ quan trọng nhằm xác nhận, chứng minh cho yêu cầu của mình. Tuy nhiên, có nhiều người không biết những tài liệu, văn bản bản nào được coi là chứng cứ hợp pháp.

Vì vậy, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về lĩnh vực tố tụng dân sự, đặc biệt trong vấn đề chứng cứ trong tố tụng dân sự, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.

2. Bản, file ghi âm có được coi là chứng cứ không?

Câu hỏi:

Luật sư cho tôi hỏi tôi là bị đơn trong vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất với nguyên đơn là bà T G. Trong quá trình giải quyết vụ án, bà G lại lôi kéo được người làm chứng sai sự thật. Nhưng tôi có cuộn băng ghi âm cuộc đàm thoại với nhân chứng này vào thời gian trước khi xảy ra tranh chấp. Trong đó nhân chứng này đã xác nhận sự thật khách quan của sự việc trái ngược với lời chứng của họ trước toà.

Vậy tôi có thể cung cấp cuộn băng ghi âm này cho toà án để làm chứng cứ không? Theo quy định của pháp luật thì băng ghi âm có được coi là chứng cứ không?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

- Thứ nhất, về việc cung cấp chứng cứ

Điều 6 Luật tố tụng dân sự 2015 quy định về Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự như sau:

“1. Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự.

2. Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ và chỉ tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật này quy định.”

Khoản 5 Điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về quyền, nghĩa vụ của đương sự như sau:

“5. Cung cấp tài liệu, chứng cứ; chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;”

Khoản 2 Điều 91 Bộ luật tố tụng 2015 quy định về nghĩa vụ chứng minh như sau:

“2. Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải thể hiện bằng văn bản và phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho sự phản đối đó.”

Như vậy, căn cứ theo các quy định này bạn hoàn toàn có quyền cung cấp chứng cứ cho Tòa án.

- Thứ hai, việc băng ghi âm có được coi là chứng cứ không?

Theo Khoản 2 Điều 95quy định về xác định chứng cứ như sau:

“2. Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.”

Từ những căn cứ này của pháp luật, băng ghi âm cuộc đàm thoại với nhân chứng của bạn có thể được coi là nguồn chứng cứ để tòa án xem xét.

Trên đây là nội dung tư vấn về: Băng ghi âm có được coi là chứng cứ không? Nếu chưa rõ bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Từ khóa » Băng Ghi âm