HĐXX Cho Nghe Băng Ghi âm, đĩa Ghi âm, Xem Băng Ghi Hình, đĩa ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Về chúng tôi
- Đội ngũ luật sư
- Chính sách bảo mật
- Dịch vụ luật sư
- Luật Sư Doanh nghiệp
- Luật Sư Dân Sự
- Luật sư Hình sự
- Luật sư Đất đai
- Luật Sư Thừa kế
- Luật Sư Riêng
- Giấy phép
- Luật Sư Hợp đồng
- Luật Sư Lao động
- Luật sư Hôn nhân
- Dịch vụ Sở hữu trí tuệ
- Luật sư dự án đầu tư
- Luật sư thu hồi công nợ
- Hỏi đáp pháp luật
- Hỏi đáp luật Dân Sự
- Hỏi đáp luật Hình Sự
- Hỏi đáp luật Đất đai
- Tư vấn Hôn nhân Gia đình
- Hỏi đáp luật Lao động
- Hỏi đáp luật Doanh nghiệp
- Tư vấn Sở hữu trí tuệ
- Hỏi đáp Bảo hiểm xã hội
- Hỏi đáp Thuế
- Sự kiện và bình luận
- Tổ chức bộ máy Nhà nước
- Thủ tục hành chính
- Hỏi đáp chung
- Biểu mẫu
- Liên hệ
Tố tụng
HĐXX cho nghe băng ghi âm, đĩa ghi âm, xem băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh tại phiên tòa khi nào? Tác giả: Luật sư Nguyễn Đình Hiệp Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:10 (GMT+7)Bài viết trình bày về việc nghe băng ghi âm, đĩa ghi âm, xem băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh tại phiên tòa.
MỤC LỤC
MỤC LỤC Cùng chuyên mục Tư vấn pháp luật miễn phí qua zalo 24/24, dịch vụ luật sư trực tuyến online Dịch vụ thành lập công ty/doanh nghiệp tại Đà Nẵng 2022 trọn gói Tư vấn pháp luật miễn phí qua zalo 24/24, dịch vụ luật sư trực tuyến online Dịch vụ thành lập công ty/doanh nghiệp tại Đà Nẵng 2022 trọn gói Dịch vụ thành lập công ty/doanh nghiệp tại TP HCM 2022 trọn gói Dịch vụ đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ tại Hà Nội Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp trọn gói theo quy định Luật Doanh nghiệp mới nhất Dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp Dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp Dịch vụ tư vấn khởi nghiệp – StartupNgày nay, các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực dân sự có xu hướng tăng về số lượng và tính chất ngày càng phức tạp. Cùng với đó, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và thương mại điện tử, tài liệu nghe nhìn cũng đóng vai trò là chứng cứ quan trọng trong tố tụng tại Tòa án, góp phần tìm ra sự thật khách quan và giải quyết vụ án đúng đắn. Thực tế, khi giải quyết các tranh chấp dân sự thì đường lối xét xử vẫn ưu tiên các chứng cứ dễ chứng minh là văn bản, tài liệu được công chứng, chứng thực. Trường hợp vụ án có các chứng cứ là tài liệu nghe được, nhìn được thì các chứng cứ này thông thường được xem xét với tính chất hỗ trợ cho các chứng cứ khác nếu phù hợp, rất hiếm khi các chứng cứ này được sử dụng độc lập. Việc Tòa án không chấp nhận các chứng cứ nghe được, nhìn được có tính độc lập và có giá trị pháp lý như văn bản viết hoặc các chứng cứ khác sẽ làm ảnh hưởng tới quyền của các cá nhân, tổ chức khi có yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, tính tới thời điểm hiện tại cũng đã có nhiều tranh chấp dân sự Tòa án đã chấp nhận chứng cứ nghe được, nhìn được làm cơ sở để giải quyết vụ án. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh xin được trình bày về việc nghe băng ghi âm, đĩa ghi âm, xem băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh tại phiên tòa xét xử.
Cơ sở pháp lý
Căn cứ Điều 255 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về nghe băng ghi âm, đĩa ghi âm, xem băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh được quy định như sau:
“Điều 255. Nghe băng ghi âm, đĩa ghi âm, xem băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh
Theo yêu cầu của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người tham gia tố tụng khác, Kiểm sát viên hoặc khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử cho nghe băng ghi âm, đĩa ghi âm, xem băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh tại phiên tòa, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 254 của Bộ luật này.”
Quy định về nghe băng ghi âm, đĩa ghi âm, xem băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh tại phiên tòa xét xử.
Tại Điều 93 BLTTDS năm 2015 quy định: “Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cá nhân và cơ quan, tổ chức cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án dùng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp”.
Nguồn chứng cứ được xác định theo Điều 94 BLTTDS 2015: “Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau: 1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử; 2. Vật chứng; 3. Lời khai của đương sự; 4. Lời khai của người làm chứng; 5. Kết luận giám định; 6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ; 7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản; 8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng thành lập; 9. Văn bản công chứng, chứng thực; 10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định”.
Đồng thời, tại Điều 95 về xác định chứng cứ quy định:
“2. Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.
5. Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên tòa”.
Quy định về nguồn chứng cứ là một trong những điểm mới đáng lưu ý của BLTTDS năm 2015.Việc xem xét các chứng cứ một cách đầy đủ và khách quan cũng là giúp cho các đương sự thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình là cung cấp chứng cứ, chứng minh cùng với việc thực hiện quyền bảo vệ của mình trên cơ sở chứng cứ được đưa ra trước Tòa án. Để bảo đảm cho việc xem xét chứng cứ một cách đầy đủ và toàn diện và phán quyết của Tòa án là có căn cứ, BLTTDS 2015 quy định: Theo yêu cầu của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người tham gia tố tụng khác, Kiểm sát viên hoặc khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử cho nghe băng ghi âm, đĩa ghi âm, xem băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh tại phiên tòa, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 254 của BLTTDS 2015.
Theo đó, Hội đồng xét xử cho nghe băng ghi âm, đĩa ghi âm, xem băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh tại phiên tòa trong các trường hợp:
Thứ nhất, theo yêu cầu của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người tham gia tố tụng khác, Kiểm sát viên.
- Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
+ Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm. Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn.
+ Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.
+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Những người sau đây được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi có yêu cầu của đương sự và được Tòa án làm thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:
+ Luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về luật sư;
+ Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý;
+ Đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong vụ việc lao động theo quy định của pháp luật về lao động, công đoàn;
+ Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không có án tích hoặc đã được xóa án tích, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; không phải là cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát và công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an.
- Người tham gia tố tụng khác bao gồm:
+ Người làm chứng là người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, Tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng.
+ Người giám định là người có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết theo quy định của pháp luật về lĩnh vực có đối tượng cần giám định mà Tòa án trưng cầu giám định hoặc được đương sự yêu cầu giám định theo quy định tại Điều 102 của Bộ luật này.
+ Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt. Người phiên dịch được một bên đương sự lựa chọn hoặc các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn và được Tòa án chấp nhận hoặc được Tòa án yêu cầu để phiên dịch. Người biết chữ của người khuyết tật nhìn hoặc biết nghe, nói bằng ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật nghe, nói cũng được coi là người phiên dịch. Trường hợp chỉ có người đại diện hoặc người thân thích của người khuyết tật nhìn hoặc người khuyết tật nghe, nói biết được chữ, ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật thì người đại diện hoặc người thân thích có thể được Tòa án chấp nhận làm người phiên dịch cho người khuyết tật đó.
- Kiểm sát viên là người trực tiếp thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Ngoài ra, Kiểm sát viên còn có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Nhiệm vụ, quyền hạn chung của Kiểm sát viên:
+ Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền Viện kiểm sát cấp mình theo phân công của Viện trưởng và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng.
+ Khi thực hiện nhiệm vụ, Kiểm sát viên phải tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình, sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
+ Kiểm sát viên có quyền từ chối nhiệm vụ được giao khi có căn cứ cho rằng việc đó là trái pháp luật; nếu Viện trưởng vẫn quyết định thì Kiểm sát viên phải chấp hành, nhưng Viện trưởng phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình; trong trường hợp này Kiểm sát viên có quyền báo cáo lên Viện trưởng cấp trên trực tiếp và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó.
Thứ hai, khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử áp dụng cho nghe băng ghi âm, đĩa ghi âm, xem băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh tại phiên tòa.
Theo từ điển Tiếng việt “cần thiết” là việc làm rất cần, không thể không làm, không có: việc cần thiết cần thiết phải giải quyết sớm. Chính vì vậy, trong trường hợp các nguồn chứng cứ khác không làm rõ được các tình tiết của vụ án thì HĐXX có thể áp dụng việc cho nghe băng ghi âm, đĩa ghi âm, xem băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh tại phiên tòa.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào Hội đồng xét xử cũng sẽ áp dụng cho nghe băng ghi âm, đĩa ghi âm, xem băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh tại phiên tòa mà trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 254 của BLTTDS 2015 cụ thể: “Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, bảo vệ người chưa thành niên theo yêu cầu của đương sự thì Hội đồng xét xử không công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án.”
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Cùng chuyên mục Mới nhất Hối phiếu nhận nợ là gì? Truy đòi hối phiếu đòi nợ là gì? Tấm séc (chứng từ) là gì?Luật Sư Phạm Thị Thu Hà
Chuyên viên pháp lý Trịnh Thị Chình
Luật Sư Nguyễn Thị Ngàn
Luật Sư Vũ Khánh Hiếu
Luật Sư Nguyễn Thùy Dung
Thạc sĩ kinh tế Nguyễn Mai Hương
Luật Sư Lê Tiến Thành
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Diệu Quỳnh
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Thu Hiền
Luật Sư Đào Hồng Sơn
Luật sư NGUYỄN ĐÌNH HIỆP - Những con số biết nói
Với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, Luật sư Nguyễn Đình Hiệp có sự am hiểu sâu sắc hệ thống pháp luật Việt Nam và triển khai thành công rất nhiều các vụ việc như:
2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
2
Tư vấn cấp Giấy phép viễn thông cho doanh nghiệp Việt Nam
8
Tư vấn pháp lý thường xuyên cho các doanh nghiệp Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc. Tiêu biểu như Công ty CP Tập đoàn Bình Minh, Công ty CP DV Viễn thông Hải Phòng
10
Tư vấn, xử lý thu hồi công nợ và khởi kiện/khởi tố các đối tượng có nợ khó đòi
10
Tư vấn pháp lý đầu tư, giấy phép, chuyển nhượng các dự án khoáng sản. Tiêu biểu như Dự án khai thác Khoáng sản của Công ty khoáng sản An Vượng tại huyện Đà Bắc tỉnh Hoà Bình (50ha).
15
Tư vấn pháp lý dự án đầu tư mở rộng sản xuất. Tiêu biểu như Dự án sản xuất 50 triệu sản phẩm điện tử thanh toán Công ty TNHH ST Vina (Hàn Quốc); Dự án mở rộng quy mô sản xuất của Công ty TNHH RFTech Việt Nam lên 20 triệu đô la Mỹ;
20
Tư vấn hợp đồng chuyển giao công nghệ và thực hiện thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ (hầu hết là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)
20
Tư vấn pháp lý dự án đầu tư bất động sản. Tiêu biểu như Dự án khu nghỉ dưỡng tại Vịnh Lan Hạ, thành phố Hải Phòng (30ha); Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Avana Mai Chau Hideway, tỉnh Hòa Bình (32ha)
30
Tư vấn, thành lập các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong các lĩnh vực. Tiêu biểu như Dự án nhà máy sản xuất của Công ty Mass Well Limited, Công ty Modern Shine Limited tại Trung tâm công nghiệp GNP Yên Bình
300
Tư vấn hồ sơ công bố sản phẩm, hồ sơ phòng cháy chữa cháy, hồ sơ an toàn vệ sinh thực phẩm, đăng ký mã số mã vạch, đăng ký/thông báo website…
500
Tư vấn bảo hộ nhãn hiệu (thương hiệu), quyền tác giả, sáng chế
700
Tư vấn, thực hiện các thủ tục, giấy phép con như: Giấy phép lao động cho người nước ngoài, cấp phép tạm trú cho người nước ngoài, Giấy phép trung tâm ngoại ngữ, Giấy phép ngành dược, Giấy phép quảng cáo…
2000
Tư vấn, thành lập các doanh nghiệp mới, chi nhánh, văn phòng đại diện trên cả nước; các thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp trên cả nước
3000
Tư vấn các vụ việc ly hôn, chia tài sản, quyền nuôi con; chia thừa kế; tranh chấp đất đai; tố tụng dân sự, tố tụng hình sự và tố tụng hành chính.
Chat ngay Gọi ngay Hồ sơ năng lựcDịch vụ pháp lý
Dịch vụ luật sư giỏi
-
Dịch vụ Thành Lập Công Ty
-
Đăng ký thành lập DN
-
Thành lập chi nhánh
-
Thành lập Văn phòng đại diện
-
Đóng chi nhánh
-
Đóng Văn phòng đại diện
-
Giải thể công ty
-
M&A: mua bán và sáp nhập
Luật sư doanh nghiệp
-
Thành lập doanh nghiệp FDI
-
Thay đổi GCNĐT
-
Thay đổi người ĐDPL FDI
-
Tăng vốn đầu tư
-
Mở rộng quy mô sản xuất
-
Bổ sung ngành nghề
-
Giấy phép phân phối hàng hóa
-
Ngành nghề KD có điều kiện
Đầu tư trong nước
-
Cấp QĐ chủ trương đầu tư
-
Báo cáo ĐTM
-
Thủ tục giải phóng mặt bằng
-
Thủ tục đất đai
-
Chuyển nhượng dự án đầu tư
-
Tư vấn hợp đồng xây dựng
-
Hợp tác đầu tư dự án
-
Cấp Giấy phép xây dựng
Thủ tục hành chính
-
Gia hạn visa
-
Cấp Thẻ tạm trú
-
Thông báo website
-
Đăng ký website
-
Xác nhận đủ điều kiện ANTT
-
Giấy phép VS ATTP
-
Giấy phép kinh doanh rượu
-
Giấy phép kinh doanh thuốc lá
Sở hữu trí tuệ
-
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
-
Đ.ký TK bố trí mạch tích hợp
-
Đ.ký tên TM và chỉ dẫn địa lý
-
Đăng ký quyền tác giả
-
Đăng ký kiểu dáng CN
-
Đăng ký sáng chế
-
Đăng ký giống cây trồng
-
Giải quyết tranh chấp SHTT
Luật sư Dân Sự
-
Đại Diện Theo Ủy Quyền
-
Soạn thảo hợp đồng
-
Tham gia tố tụng
-
Giải quyết tranh chấp
-
Tư vấn thu hồi nợ
-
Đàm phán thu hồi nợ
-
Thuận tình ly hôn
-
Đơn phương ly hôn
Dịch vụ luật sư riêng
-
Pháp chế doanh nghiệp
-
Thuê luật sư riêng trọn gói
-
Luật sư cho người nổi tiếng
-
Tư vấn chuyển giao công nghệ
-
Startup - Khởi nghiệp
-
Luật sư tư vấn thuế
-
Luật sư tư vấn đất đai
-
Khởi kiện dân sự
Giấy phép
-
Làm giấy phép lao động
-
Giấy phép viễn thông
-
Giấy phép quảng cáo
-
Giấy phép trang TTĐT
-
Giấy phép TT ngoại ngữ
-
Giấy phép PK đa khoa
-
Giấy phép PK chuyên khoa
-
Giấy phép kinh doanh dược
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh
Quan tâm OA Like FanpageĐăng ký email
Số điện thoại nhận tin
Đăng kýCông ty Luật TNHH HoangAnh IBC
Mã số thuế: 0109471688
Số 2/84 - Trần Quang Diệu - Phường Ô Chợ Dừa - Quận Đống Đa - TP Hà Nội
0908 308 123
[email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Luật sư Nguyễn Đình Hiệp
Giấy đăng ký hoạt động số 01071810/TP/ĐKHĐ
cấp bởi Sở Tư pháp thành phố Hà Nội.
Dịch vụ luật sư- Luật Sư Doanh nghiệp
- Luật Sư Dân Sự
- Luật sư Hình sự
- Luật sư Đất đai
- Luật Sư Thừa kế
- Luật Sư Riêng
- Luật Sư Hợp đồng
- Luật Sư Lao động
- Luật sư Hôn nhân
- Dịch vụ Sở hữu trí tuệ
- Luật sư dự án đầu tư
- Luật sư thu hồi công nợ
- Hỏi đáp luật Dân Sự
- Hỏi đáp luật Hình Sự
- Hỏi đáp luật Đất đai
- Tư vấn Hôn nhân Gia đình
- Hỏi đáp luật Lao động
- Hỏi đáp luật Doanh nghiệp
- Tư vấn Sở hữu trí tuệ
- Hỏi đáp Bảo hiểm xã hội
- Hỏi đáp Thuế
- Sự kiện và bình luận
- Tổ chức bộ máy Nhà nước
- Thủ tục hành chính
- Hỏi đáp chung
- Biểu mẫu
- Dịch vụ luật sư giỏi Hà Nội
- Dịch vụ ly hôn
- Tư vấn pháp luật MIỄN PHÍ
- Thuê luật sư khởi kiện đòi nợ
- Thành lập công ty tại Hà Nội
- Dịch vụ giấy phép viễn thông
- Gia hạn visa cho người nước ngoài
Thời gian làm việc
T2 - T7 8.00 - 17h30. CN Nghỉ
© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản. 0908 308 123 Tư vấn miễn phí ngay Chat với luật sưTừ khóa » Băng Ghi âm
-
Ghi âm Lời Nói Có được Xem Là Chứng Cứ Trong Vụ án Tranh Chấp Dân ...
-
Bản Ghi âm "lén" Có được Coi Là Chứng Cứ Của Vụ án Hình Sự?
-
Băng Ghi âm Có được Coi Là Chứng Cứ Không?
-
Băng Ghi âm Có Phải Là Chứng Cứ?
-
Băng Cassette Dùng Ghi âm Thời Lượng Lên đến 60 Phút Hàng Chất ...
-
BĂNG GHI ÂM LÀM QUÀ TẶNG 2047 | Shopee Việt Nam
-
Băng Ghi âm Ghi Hình Có được Coi Là Bằng Chứng để đi Kiện Tại Tòa ...
-
'băng Ghi âm': NAVER Từ điển Hàn-Việt
-
Giá Trị Pháp Lý Của Chứng Cứ Ghi âm Trong Tố Tụng Dân Sự
-
Top 3 Phần Mềm Gỡ Băng Ghi âm Cuộc Họp Thành Văn Bản - V-IONE
-
Khi Nào Băng Ghi âm Là Chứng Cứ? - PLO
-
Bản Ghi âm Có được Coi Là Chứng Cứ Không? - Luật Dương Gia
-
Băng Ghi âm - Tuổi Trẻ