Bảng Màu điện Trở & Hướng Dẫn Cách đọc Giá Trị điện Trở - RITECH
Có thể bạn quan tâm
Trên thực tế, bảng màu điện trở hay những khái niệm liên quan như màu điện trở, vạch màu điện trở đóng vai trò quan trọng nhằm xác định giá trị điện trở. Điều này không chỉ giúp nhân viên kỹ thuật điện tử xác định chính xác giá trị dòng điện mà còn có thể là kim chỉ nam hướng dẫn những người không chuyên hoàn toàn có thể hiểu được điện trở các vật dụng trong nhà mình đang sử dụng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất về bảng màu điện trở và cách đọc giá trị điện trở dựa vào vạch màu trên thân điện trở.
Nội dung
Bảng màu điện trở là gì?
Trước hết để hiểu bảng màu điện trở cần tìm hiểu rõ hơn về khái niệm điện trở. Hiểu một cách đơn giản, điện trở (ký hiệu là R) là một linh kiện dùng trong ngành điện tử. Nó rất nhỏ và thường được gắn vào các vi mạch trong máy móc công nghệ để cản trở dòng điện trong các loại máy như cảm biến nhiệt đổ, máy đo độ ẩm hay áp suất,.. Mỗi điện trở sẽ có một trị số khác nhau với đơn vị đo là Ω (Ohm). Điện trở có trị số càng lớn thì cản trở dòng điện càng nhiều.
Như đã đề cập bên trên, do điện trở có kích thước nhỏ nên việc ghi trị số rất khó. Do vậy, bảng màu điện trở bao gồm các vạch màu trên đó sẽ khắc phục hạn chế này. Các màu trên điện trở sẽ thể hiện được toàn bộ giá trị điện trở đó. Bảng màu điện trở được quy định rất rõ ràng cụ thể như sau:
Đen: 0; Nâu: 1; Đỏ: 2; Cam: 3; Vàng: 4; Lục: 5; Lam: 6; Tím: 7; Xám: 8; Trắng: 9; Nhũ vàng: 10 −1 sai số 5%; Nhũ bạc: 10 −2 sai số 10%; Không màu: sai số 20%.
Như vậy, với quy ước từng màu đại diện trong bảng màu điện trở trên, các bạn có thể hiểu rõ hơn về giá trị điện trở trong đó. Một điện trở sẽ có nhiều màu trên đó bạn sẽ đọc theo thứ tự và ghép những con số tương ửng trong bảng màu để biết được giá trị điện trở vật dụng mình cần. Đây cũng được xem là bảng màu điện trở duy nhất và thông dụng được các nước châu Âu đưa ra quy chuẩn quốc tế CEI 607570.
Cách đọc trị số điện trở 3, 4, 5 vạch màu
Thực tế với những người nào mới bắt đầu tìm hiểu thì cách đọc màu điện trở sẽ khá khó khăn vì không thể nhớ được từng màu sẽ tương ứng với giá trị nào. Vậy nên các chuyên gia đã chỉ ra một cách đọc có thể dễ dàng ghi nhớ như sau. Với từng loại điện trở khác nhau sẽ có cách đọc màu điện trở khác nhau:
Điện trở có 3 vạch màu
Điện trở có 3 màu Cam, Tím, Xám: Bạn có thể đọc như sau => Cam 3, Tím 7, Xám 8. Việc đọc màu điện trở đi kèm với giá trị sẽ giúp bạn nhận ra chính xác giá trị điện trở mà mình cần mà không mất công phải tra đi tra lại nhiều lần.
Đối với cách đọc vạch màu điện trở 3 vòng màu được thể hiện như sau:
Vạch màu thứ nhất biểu thị thông số điện trở
Vạch màu thứ 2 là 10 mũ
Vạch màu thứ 3 là mức sai số của điện trở
Ví dụ: Điện trở có 3 gạch màu lần lượt là Trắng – đỏ – Lục. Tra bảng ta sẽ được 9*102 Ω = 0.9KΩ
Điện trở có 4 vạch màu
Trước hết bạn cần lưu tâm một số vấn đề liên quan đến từng giá trị trong vạch màu điện trở 4 vạch như sau:
Vạch màu thứ nhất: Vạch này có chức năng chỉ giá trị hàng chục trong điện trở
Vạch màu thứ hai: Vạch này có chức năng chỉ giá trị hàng đơn vị trong điện trở
Vạch màu thứ ba: Vạch này có chức năng chỉ hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng nhân với giá trị điện trở
Vạch màu thứ bốn: Vạch này có chức năng chỉ giá trị sai số của điện trở
Ta có thể lấy ví dụ như sau: Khi bước vào thang máy bạn sẽ thấy các điện trở với thứ tự lần lượt như sau:
Vàng, tím, cam, nhũ vàng. Như vậy dựa vào bảng màu bên trên có thể đọc được như sau: 47 x 10−3 = 47000 Ω
Điện trở có 5 vạch màu
Tương tự với cách đọc của điện trở 4 vạch màu ta sẽ có quy ước như sau:
Vạch màu thứ nhất: Vạch này có giá trị chỉ hàng trăm trong điện trở
Vạch màu thứ hai: Vạch này có chức năng chỉ giá trị hàng chục trong điện trở
Vạch màu thứ ba: Vạch này có chức năng chỉ giá trị hàng đơn vị trong điện trở
Vạch màu thứ bốn: Vạch này có chức năng chỉ hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng nhân với giá trị điện trở
Vạch màu thứ năm: Vạch này có chức năng chỉ giá trị sai số của điện trở
Bảng giá trị điện trở thông dụng
Chức năng, ý nghĩa của vạch màu điện trở
Như vậy, với ý nghĩa trên bảng màu điện trở đóng vai trò quan trọng trong việc đúng xác định giá trị điện trở khi không có đồng hồ đo. Cần lưu ý một điều rằng các điện trở có công suất lớn người sản xuất có thể hoàn toàn in số giá trị lên. Nhưng ngược lại với những điện trở nhỏ nằm trong vi mạch thì điều này hoàn toàn bất khả thi và phải dùng qua vạch màu điện trở để ta xác định chính xác.
Mong rằng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp mọi người có thể tự xác định được giá trị của điện trở và từ đó có những cách điều chỉnh tần suất hoạt động đồ vật khác nhau. Như thế các vật dụng trong nhà sẽ đảm bảo được công dụng và không dẫn đến hiện tượng cháy nổ.
Từ khóa » Theo Quy ước Các Vòng Màu Của điện Trở Thì
-
Cách đọc Giá Trị điện Trở Và Cách đọc Vòng Màu điện Trở
-
Hướng Dẫn đọc Giá Trị điện Trở Cho Người Mới
-
Mách Bạn Các Cách đọc điện Trở đơn Giản, Chính Xác Nhất
-
3 Cách Đọc Giá Trị Điện Trở Chính Xác 100% Cho Người Mới Học
-
[CHUẨN NHẤT] Vạch Màu Của điện Trở Là - TopLoigiai
-
Tìm Hiểu Về Bảng Màu điện Trở, Cách đọc Và Tính Giá Trị
-
Điện Trở Là Gì? Cách đọc điện Trở Theo Vạch Màu
-
Cách đọc điện Trở 4, 5, 6 Vạch Màu (Đúng Chuẩn)
-
Cách Đọc Chỉ Số Điện Trở Đúng Nhất (Bạn Nên Biết)
-
Giải Bài Tập Công Nghệ 12 - Bài 3: Thực Hành: Điện Trở - Cuộn Cảm
-
Công Nghệ 12 Bài 3: Thực Hành Điện Trở - Tụ điện - Cuộn Cảm
-
Cách Đọc Điện Trở - Đọc Màu Điện Trở - Bảng Giá Trị Điện Trở