BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊA CHẤT KIẾN TRÚC - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Thể loại khác
  4. >>
  5. Tài liệu khác
BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊA CHẤT KIẾN TRÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.51 MB, 50 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOAKHOA KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT VÀ DẦU KHÍBỘ MÔN TÀI NGUYÊN TRÁI ĐẤT VÀ MÔI TRƯỜNG----------BÁO CÁOTHỰC TẬP ĐỊA CHẤT KIẾN TRÚCVÀ ĐO VẼ BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤTGVHD: TS. Trần Anh TúTS. Nguyễn Thanh LongNhóm 5:1. Lê Đức Duy15104552. Võ Trà My15120433. Đinh Nguyễn Thành Trí15136501MỤC LỤCTrangLỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................ 4PHẦN 1: TỔNG QUAN ........................................................................................ 51.1 LỘ TRÌNH ............................................................................................ 51.2 PHÂN CÔNG THỰC TẬP .................................................................. 61.3 DỤNG CỤ, TRANG BỊ ........................................................................ 6PHẦN 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - Xà HỘI ............................ 72.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN ...................................................................... 72.1.1 Tỉnh Đồng Nai .......................................................................... 72.1.2 Tỉnh Lâm Đồng ........................................................................ 82.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - Xà HỘI........................................................ 102.2.1 Tỉnh Đồng Nai .......................................................................... 102.2.2 Tỉnh Lâm Đồng ........................................................................ 112.3 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT ............................................... 112.3.1 Tỉnh Đồng Nai .......................................................................... 112.3.2 Tỉnh Lâm Đồng ........................................................................ 12PHẦN 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT ....................................................................... 133.1 ĐỊA TẦNG ............................................................................................ 133.1.1 Hệ tầng Châu Thới ................................................................... 133.1.2 Hệ tầng Đắkrông ...................................................................... 163.1.3 Hệ tầng Sông Phan ................................................................... 183.1.4 Hệ tầng Đèo Bảo Lộc ............................................................... 1923.1.5 Hệ tầng Đắkrium ...................................................................... 203.1.6 Hệ tầng Xuân Lộc .................................................................... 223.2 MAGMA ................................................................................................ 253.2.1 Phức hệ Định Quán .................................................................. 253.2.2 Phức hệ Ankroet ....................................................................... 283.2.3 Phức hệ Cù Mông ..................................................................... 313.3 KIẾN TẠO ............................................................................................ 323.3.1 Mặt trượt ................................................................................... 323.3.2 Khe nứt, đứt gãy ....................................................................... 333.3.3 Sự phân lớp trầm tích ............................................................... 373.3.4 Các mạch đá, khoáng vật.......................................................... 393.4 ĐỊA MẠO .............................................................................................. 413.5 KHOÁNG SẢN ..................................................................................... 42PHẦN 4: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỊA CHẤT ................................................. 444.1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỊA CHẤT TỈNH ĐỒNG NAI ................ 444.2 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỊA CHẤT TỈNH LÂM ĐỒNG .............. 46KẾT LUẬN ............................................................................................................ 48LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ 503LỜI NÓI ĐẦUKính thưa quý Thầy Cô,Báo cáo thực tập địa chất kiến trúc và đo vẽ bản đồ địa chất là sựtổng hợp những kiến thức chúng em đã được học trên lớp, qua tìm tòi, nghiêncứu sách vở và đánh giá ngoài thực địa. Trong đó, phần lớn là những kiếnthức được chọn lọc và đúc kết từ những nghiên cứu của nhóm trong suốt lộtrình. Thông qua báo cáo chúng em muốn trình bày một cách hệ thống nhữngkiến thức cơ bản, nổi trội của từng loại mẫu, từng điểm lộ mà nhóm đi quađồng thời cũng thể hiện được những ứng dụng thực tế của các lọai mẫu, loạikhoáng vật này trong cuộc sống.Nói cách khác, bài báo cáo được sắp xếp theo thứ tự từ tổng thể đến chitiết, từ những kiến thức được học trong sách vở đến những ứng dụng trongthực tế và từ các nguồn gốc địa chất xa xưa đến kiến trúc, cấu tạo hiện tại củatừng điểm lộ. Trong đó, từng phần lại được phân chia thành những mục nhỏđể phân tích, song song là các hình ảnh mà nhóm chúng em đã thu thập đượcqua chuyến đi.Tuy đã rất cố gắng và nỗ lực để có một báo cáo đạt tốt nhưng do thờigian còn hạn chế và khối lượng công việc tương đối lớn nên khó tránh đượcsai sót trong quá trình biên soạn. Tập thể nhóm chúng em rất mong nhận đượcsự góp ý của quý Thầy Cô về nội dung cũng như về hình thức trình bày bàibáo cáo để chúng em có thêm kiến thức, kinh nghiệm thực thiện tốt những bàibáo cáo sau.Chúng em xin chân thành cảm ơn.4PHẦN 1: TỔNG QUAN1.1 LỘ TRÌNHThực tập địa chất kiến trúc có nội dung chủ yếu là trang bị cho sinh viênnhững hiểu biết chi tiết về vùng thực tập (Đồng Nai, Bảo Lộc, Đà Lạt) bao gồm:Điều kiện tự nhiên kinh tế, nhân văn, địa tầng và magma, cấu trúc kiến tạo, địa chấtkhoáng sản, địa chất môi trường, địa mạo.Qua đợt thực tập, mỗi sinh viên học tập được cách nhận biết được các dạngcấu tạo, nhận dạng và gọi tên chính xác các loại đá trong vùng thực tập. Ngoài việctăng kỹ năng, đợt thực tập còn giúp sinh viên thêm yêu ngành, nghề và thấy rõ tráchnhiệm của bản thân trong học tập tiếp theo.Hành trình bắt đầu lúc 6h30 ngày 03/01/2017 tại Ký Túc Xá khu A ĐHQGTPHCM với các điểm lộ cần khảo sát theo thứ tự:- Điểm lộ 1: Hồ Long Ẩn – Đồi Bửu Long (Đồng Nai). Quan sát cuộikết đa khoáng và cát kết arkose cùng hệ thống khe nứt và các mặt trượt.- Điểm lộ 2: Trị An (Quốc lộ 1A_km 1855). Quan sát đá trầm tích cátbột kết bị phong hóa màu đỏ nâu đậm và hệ thống các khe nứt do tácđộng của thớ chẻ.- Điểm lộ 3: Thị Trấn Định Quán (Đồng Nai_Quốc lộ 20_km 47). Quansát đá diorite bị bắt tù trong đá granodiorite, thể dị li và hiện tượng bócvỏ hóa tròn.- Điểm lộ 4: Mỏ đá xây dựng Andesite Bảo Lộc (Lâm Đồng_Quốc lộ20_km 108). Quan sát đá andesite màu xám xanh, cấu tạo khối.- Điểm lộ 5: Mỏ Đá Hùng Vương (Lâm Đồng_Quốc lộ 20_km 177).Quan sát đá basalt cấu tạo khối và lỗ rỗng, đá trầm tích sét bột kết.- Điểm lộ 6: Thác Pongour (Lâm Đồng_Quốc lộ 20_km 192). Quan sáttrầm tích sét bột kết phân lớp nằm ngang hệ tầng Đắkrium, hệ thống bakhe nứt, đá mạch diabase phức hệ Cù Mông.5- Điểm lộ 7: Thác Prenn (Quốc lộ 20_km 222). Quan sát đá basalt dạngcột mặt ngũ giác và basalt dạng hàm ếch.- Điểm lộ 8: Mỏ đá Toàn Thắng. Quan sát hai pha của đá granite, đádiorite bị bắt tù trong đá granite, đá mạch gabro diabase màu xám đen.- Điểm lộ 9: Suối Vàng. Quan sát đá diorite bị bắt tù trong đá granite vàhệ thống mạch thạch anh.Hành trình kết thúc ngày 06/01/2017 đã giúp sinh viên hiểu rõ hơn về tácđộng địa chất của Trái Đất và có thêm kiến thức thực tế về địa chất kiến trúc vùngđất Đồng Nai – Bảo Lộc – Đà Lạt đầy tiềm năng. Đây cũng là dịp để sinh viên làmviệc cùng nhau, giao lưu, giúp đỡ, học hỏi lẫn nhau.1.2 PHÂN CÔNG THỰC TẬP- Chụp ảnh : Võ Trà My- Ghi chép nhật ký : Đinh Nguyễn Thành Trí- Lấy mẫu : Lê Đức Duy, Đinh Nguyễn Thành Trí- Sử dụng địa bàn : Võ Trà My1.3 DỤNG CỤ, TRANG BỊ- Địa bàn- Túi đựng mẫu- Phiếu ghi mẫu- Thước dây- Búa địa chất- Băng keo- Bút chì, tẩy6PHẦN 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ-Xà HỘI2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN2.1.1 Tỉnh Đồng NaiĐồng Nai là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ của nước ta. TỉnhĐồng Nai cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30 km, cách Hà Nội 1.684km theo đường quốc lộ 1A. Tỉnh được xem là một tỉnh cửa ngõ đi vào vùngkinh tế Đông Nam Bộ - vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước.Đồng thời, Đồng Nai là một trong ba góc nhọn của tam giác phát triển Thànhphố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai.Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai(Nguồn: />Vị trí địa lý : Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phíaNam, nằm ở cực bắc miền Đông Nam Bộ, với diện tích tự nhiên là 5.907,2km2. Đồng Nai có tọa độ từ 10º30’03’’ đến 11º34’57’’B và từ 106º45’30’’đến 107º5’00’’Đ. Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Nam giáp tỉnh Bà7Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh, Phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồngvà Bình Dương. Đồng Nai có vị trí hết sức quan trọng, là cửa ngõ phía đôngThành phố Hồ Chí Minh và là một trung tâm kinh tế lớn của cả phía Nam,nối Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên với toàn bộ vùng Đông Nam Bộ.Địa hình : Tỉnh Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và bình nguyênvới những núi rải rác, có xu hướng thấp dần theo hướng Bắc-Nam, với địahình tương đối bằng phẳng. Địa hình có thể chia làm các dạng là địa hìnhđồng bằng, địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển, địa đồi lượn sóng,dạng địa hình núi thấp.Khí hậu : Đồng Nai là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa tươngphản nhau là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 12 đếntháng 4 năm sau, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. Khoảng kết thúcmùa mưa dao động từ đầu tháng 10 đến tháng 12. Nhiệt độ trung bình năm25 - 27ºC, số giờ nắng trong năm 2500 – 2700 giờ, độ ẩm trung bình 80 –82%.Tài nguyên : Rừng Đồng Nai có đặc trưng cơ bản của rừng nhiệt đới,có tài nguyên động, thực vật phong phú đa dạng, tiêu biểu là vườn quốc giaNam Cát Tiên. Tài nguyên khoáng sản khá phong phú về chủng loại như kimloại quý, kim loại màu, đá quý, nguyên liệu gốm sứ, vật liệu xây dựng, phụgia xi măng, than bùn, nước khoáng và nước nóng.2.1.2 Tỉnh Lâm ĐồngLâm Đồng là một trong năm tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, đồng thờitiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Nằm trên cao nguyên caonhất của Tây Nguyên là Lâm Viên - Di Linh với độ cao 1500 mét so vớimực nước biển và là tỉnh duy nhất ở Tây Nguyên không có đường biên giớiquốc tế. Tỉnh lỵ là thành phố Đà Lạt nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 300km về hướng Bắc, cách cảng biển Nha Trang 210 km về hướng Tây.8Hình 2.2 Bản đồ hành chính tỉnh Lâm Đồng(Nguồn: )Vị trí địa lý: Lâm Đồng thuộc Nam Tây Nguyên, có tọa độ địa lý từ11º12’- 12º15’B và 107º45’Đ. Phía Đông giáp với các tỉnh là Khánh Hoà vàNinh Thuận, phía Tây giáp Đắk Nông, phía Tây Nam giáp tỉnh Đồng Nai vàBình Phước, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk.Địa hình : Phía Bắc tỉnh là dãy núi Yang Bông có đỉnh cao 1749 mét.Dãy núi phía Nam có đỉnh Đan Sê Na cao 1950 mét, đỉnh Lang Biang cao2163 mét, Hòn Giao cao 1948 mét. Phía Nam hai dãy núi là cao nguyênLang Biang, trên đó có thành phố Đà Lạt ở độ cao 1475 mét. Phía Đông vàNam có cao nguyên Di Linh cao 1010 mét, địa hình khá bằng phẳng và đôngdân cư, là nơi đầu nguồn của sông La Ngà.Khí hậu : Do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiêntheo độ cao, chính vì vậy khí hậu Lâm Đồng được chia làm 2 mùa riêng biệtlà mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đếntháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ cũng thay đổirõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Nhiệt độ trung bìnhnăm của tỉnh dao động từ 18 – 25ºC, thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm,9thường ít có những biến động lớn trong chu kỳ năm. Lượng mưa trung bình1750 – 3150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85 – 87%.Tài nguyên : Do nằm ở độ cao khá cao nên Lâm Đồng có những đặctính của vùng ôn đới mát mẻ, thích hợp cho việc nghỉ dưỡng và trồng cácloại hoa màu ưa lạnh. Ngoài ra, Lâm Đồng còn là một trong những tỉnh đứngđầu về sản lượng cây công nghiệp : cà phê, hồ tiêu,…2.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - Xà HỘI2.2.1 Tỉnh Đồng Nai- Kinh tế:Quy mô GDP năm 2011 toàn tỉnh đạt 96.820 tỷ đồng, GDP bình quânđầu người đạt 36,6 triệu đồng.Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực, côngnghiệp - xây dựng chiếm 57,3%, nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 7,5%,dịch vụ chiếm 35,2% (năm 2011)Kim ngạch xuất khẩu đạt 9,8 tỷ USD, tăng 30,3% so với cùng kỳ, thungân sách trên địa bàn đạt 22.641,2 tỷ đồng. đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 900triệu USD, vốn đầu tư trong nước đạt 15.000 tỷ đồng (năm 2011).Số hộ nghèo năm 2011 giảm 7800 hộ, hạ tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 5%- Xã hội :Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Đồng Nai đạt gần 2.665.100người, mật độ dân số đạt 451 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thịđạt gần 97.600 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.767.500 người. Dânsố nam đạt 1.311.200 người, trong khi đó nữ đạt 1.353.900 người. Tỷ lệ tăngtự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 12,0 ‰.Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng4 năm 2009, toàn tỉnh Đồng Nai có đủ 54 dân tộc cùng người nước ngoàisinh sống.102.2.2 Tỉnh Lâm Đồng- Kinh tế :Lâm Đồng có diện tích trồng trà lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên mộtphần lớn doanh thu của tỉnh là nhờ vào phát triển du lịch và xuất khẩu cà phê.Giai đoạn 9 tháng đầu năm 2012, GDP theo giá so sánh năm 1994 đạt7.247 tỉ đồng tăng 15,6% so với cùng kỳ 2011. Trong đó nông lâm thủy sản1.752 tỉ đồng, công nghiệp - xây dựng đạt 2.760,8 tỉ đồng, dịch vụ 2.733,7 tỉđồng, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 197.7 tỉ đồng tăng 9,6 % tổng mức đầutư xã hội đạt 8.550 tỉ đồng. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 2.886,5 tỉđồng, thu hút du lịch đạt 2,98 triệu lượt.- Xã hội :Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Lâm Đồng đạt gần 1.218.700người, mật độ dân số đạt 125 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thịđạt gần 464.700 người, dân số sống tại nông thôn đạt 754.000 người. Dân sốnam đạt 609.500 người, trong khi đó nữ đạt 609.200 người. Tỷ lệ tăng tựnhiên dân số phân theo địa phương tăng 13,3 ‰.Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng4 năm 2009, trên địa bàn toàn tỉnh có 43 dân tộc cùng 18 người nước ngoàisinh sống.2.3 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT2.3.1 Tỉnh Đồng Nai- Từ đầu thập niên của thế kỷ 20, địa chất tỉnh Đồng Nai đã được biếtđến qua khảo sát phát hiện trầm tích Jura tướng biển ở Trị An, Cây Gáo củaM.Lantenoi.- Năm 1929, F.Blodel đã chú trọng nghiên cứu basalt và quá trìnhphong hóa của chúng.11- Năm 1937, E.Saurin đã phân chia cát kết chứa hóa thạch ở Tà Lài vàcát kết chứa hóa thạch ở Trị An và Cây Gáo, basalt Đệ tứ cổ, phù sa cổ vàphù sa trẻ,... Tiếp sau còn có các công trình nghiên cứu mang tính chuyênkhảo về cổ sinh của H.Mansuy 1941; Tạ Trần Tấn 1968-1974,... Những côngtrình nghiên cứu này đã đặt nền tảng, mở đầu cho các phát hiện, nghiên cứuvề địa chất và khoáng sản của tỉnh trong các giai đoạn nghiên cứu sau.- Chi tiết hơn còn có các công trình đo vẽ địa chất và tìm kiếm khoángsản ở tỷ lệ 1/200000, 1/100000 và 1/50000 ; các nghiên cứu địa tầng của BùiPhú Mỹ (năm 1979, 1986, 1997), nghiên cứu các thành tạo magma củaHuỳnh Trung (năm 1979, 1980, 1995, 1997),... Hàng loạt các mỏ, các điểmquặng, nước ngầm cũng được tiến hành điều tra tìm kiếm, thăm dò đánh giátrữ lượng ở các cấp khác nhau.2.3.2 Tỉnh Lâm Đồng- Năm 1935-1937: Promaget và các nhà địa chất Pháp đã tiến hành lậpbản đồ địa chất toàn Đông Dương, trong đó có vùng Trà Năng, các trầm tíchở đây được xếp vào loại Đà Lạt tuổi Silua-Đevon.- Từ sau năm 1975 đến nay, việc điều tra địa chất - khoáng sản tỉnhLâm Đồng đã được đầu tư và phát triển đáng kể từ hai phía: Trung ương vàđịa phương. Đến nay, trên diện tích toàn tỉnh Lâm Đồng, Nhà nước đã hoànthành cơ bản nhiệm vụ điều tra địa chất - khoáng sản và các nghiên cứu kếthợp tỷ lệ nhỏ (sơ lược) 1/500000 và 1/200000.- Từ năm 1990 đến nay, nhiệm vụ điều tra địa chất khoáng sản phạmvi tỉnh Lâm Đồng đã chuyển tiếp sang giai đoạn hai giai đoạn điều tra tỷ lệtrung bình (1/50000) chuẩn quốc gia. Riêng ở Lâm Đồng đã đo vẽ bản đồ địachất - điều tra khoáng sản (1/50000) xong được khoảng 4000 km2 (xấp xỉ 1/2diện tích).12PHẦN 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT3.1 ĐỊA TẦNG3.1.1 Hệ tầng Châu Thới (Trias trung – T2ct)- Phân bố từ núi Châu Thới và đồi Bửu Long đi về phía sân bay Biên Hoà.- Hệ tầng Châu Thới gồm trầm tích - nguồn núi lửa phân bố ở Đông Nam Bộ.- Mặt cắt chuẩn là mặt cắt tổng hợp trên cơ sở những điểm lộ ở đồi BửuLong và phần trên ở núi Châu Thới được mô tả gồm:+ Cuội kết hỗn tạp xen ít cát kết, cát kết arkose, dày 37 m.Thành phần hạt cuội gồm: diorite, đá sừng thạch anh - felspar, gneiss,silic, đá phiến thạch anh – mica.+ Cát kết arkose màu xám xanh, hạt vừa, phân lớp dày đếndạng khối.+ Bột kết phân lớp mỏng xen sét vôi xám sẫm, dày 33 m.+ Cát kết thạch anh hạt mịn.Điểm lộ 1: Hồ Long Ẩn – khu du lịch Bửu Long- Tọa độ : kinh độ : 106º47’24’’ ; vĩ độ : 10º57’37’’- Thời gian: 8h10’ ngày 3/1/2017- Thời tiết: nắng tốt, ít mây.- Đặc điểm điểm lộ:+ Là mỏ đá khai thác cũ.+ Thể hiện rõ đặc điểm của hệ tầng Châu Thới, bao gồm 2 tập :* Tập 1 : Cuội kết hỗn tạp, đa khoáng+ Đây là trầm tích thuộc loại trầm tích cơ học, có cấu tạo hạt vụntrong đó cát hạt vụn là tập hợp nhiều loại đá khác nhau, có thể đến từ nhiềuhệ tầng khác nhau, tuổi và điều kiện thành tạo cũng khác nhau.13Hình 3.1.1.a Cuội kết đa khoáng hỗn tạp+ Các hạt vụn có độ mài tròn chưa tốt, độ chọn lọc không đồng đềunên có thể suy đoán được các vật liệu thành tạo hạt vụn được mang đến từnhững vùng địa lý không xa.+ Bằng mắt thường có thể quan sát được các hạt vụn có thành phần rấtđa dạng gồm có: magma trung tính, granite, gneiss (màu xám xanh, khoángvật sắp xếp định hướng),...+ Xi măng : không thấy rõ khoáng vật tạo thành.Hình 3.1.1.b Cuội kết có thành phần đáHình 3.1.1.c Cuội kết có thành phầnmàu xanh (giống đá magma trung tính)giống đá granite14Hình 3.1.1.d Cuội kết thành phần là đá Gneiss (đá biến chất),các khoáng vật sắp xếp định hướng* Tập 2 : Cát kết arkose+ Hạt mịn hơn tập 1, thành tạo sau tập 1.+ Thành phần khoáng vật đồng nhất, hệ thống khe nứt thẳng đứng vànằm ngang. Có khoảng 4-5 khe nứt trên 1m chiều dài.+ Màu xám xanh, mặt phong hóa có màu xám sáng, cấu tạo khối. Cấutạo phân lớp. Có calcite ở dạng phân tán.+ Bề mặt bị phong hóa, nứt nẻ.Hình 3.1.1.e Cát kết arkose- Có sự phân tầng:+ Tầng dưới: cuội kết đa khoáng, kích thước hạt lớn.15+ Tầng trên: cát kết arkose màu xám xanh.Hình 3.1.1.f Sự phân tầng giữa cuội kết đa khoáng và cát kết arkose3.1.2 Hệ tầng Đắkrông (Jura sớm - J1đk)- Phân bố ở Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ, các tỉnh Đắk Lắk, Khánh Hoà,Gia Lai, Phú Yên, Bình Phước, Bình Dương và Đồng Nai, hạ lưu đập thuỷ điệnĐrây Linh trên sông Đắk Krông và vùng Đại An - Trị An trên sông Đồng Nai.- Hệ tầng được mô tả gồm: bột kết vôi chứa kết hạch vôi-silic, cát kết vôi hạtmịn, bột kết vôi, sét vôi, đá phiến sét, cát kết, bột kết vôi chứa nhiều kết hạch vôisilic.- Ngoài ra còn có nhiều mạch calcite xuyên cắt, hóa thạch trong đá trầm tích.- Hệ thống trầm tích phân lớp rõ ràng.Điểm lộ 2: Đập Trị An (Đáy sông) – cầu Đồng Nai- Tọa độ điểm lộ: kinh độ : 107º1’44’’; vĩ độ : 11º6’71’’- Cao độ : 39 m- Thời gian: 11h00 ngày 03/01/2017- Thời tiết: nắng gắt, ít gió, không khí oi bức.- Đặc điểm điểm lộ:16+ Đá trầm tích sét bột kết bề mặt bị phong hóa màu nâu tím đậm.+ Có chứa sét vôi (trầm tích nguồn gốc môi trường biển).+ Thế nằm đơn nghiêng, phân lớp trung bình.+ Có các mạch canxit và thạch anh lấp đầy khe nứt, kích thước từ0,5 - 1cm.+ Mặt khe nứt vuông góc với mặt phân lớp, nhiều khe nứt bị băm rado tác dụng của thớ chẻ.+ Địa hình nếp uốn, nếp lồi là đặc điểm chung của khu vực này.+ Phân tầng theo độ cao:Lớp trên cùng: đá Laterite (đã bị phong hóa triệt để)Lớp giữa: trầm tích bán phong hóa JuraLớp dưới cùng: đá gốc (nằm xiên)Hình 3.1.2.b Thế nằm đơn nghiêng,Hình 3.1.2.a Lớp trầm tích sét bột kếtmàu nâu tím đậmphân lớp trung bình- Điểm lộ quan sát là một nếp uốn lồi lớn. Tuy nhiên nếp uốn này đã bị bàomòn, phong hóa phần giữa do bị băm nhỏ bởi hệ thống thớ chẻ dày đặc, chỉ còn lạiphần cánh.17Hình 3.1.2.c Nếp uốn tổng quan của điểm lộ nhìn từ trên cầu (ảnh sưu tầm)3.1.3 Hệ tầng Sông Phan (Jura trung – J2sp)- Phân bố ở các tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng.- Hệ tầng chứa hệ xen kẽ dạng nhịp cát kết hạt vừa - hạt thô với bột kết chứavụn thực vật và ít sét kết.Điểm lộ 5: Mỏ đá Hùng Vương - Đèo Phú Hiệp – QL20 – km177- Tọa độ điểm lộ: kinh độ: 108º13’19” ; vĩ độ: 11º37’13”- Thời gian: 10h ngày 4/1/2017- Thời tiết: gió mát, nắng nhẹ, trời nhiều mây.- Đặc điểm điểm lộ:+ Loại đá đặc trưng: sét bột kết, các lớp trầm tích nằm nghiêng mộthướng.Hình 3.1.3 Đá trầm tích sét bột kết, cấu tạo phân lớp mỏng18+ Chiều dài biểu kiến của điểm lộ đo theo thước dây là 12m.Phương thước dây khi đo: 254ºĐường phương của điểm lộ: 216ºHướng dốc: 306ºGóc dốc: 46º+ Tính bề dày thực của điểm lộ:Góc hợp bởi phương thước dây và phương điểm lộ: 254º-216º=38ºBề dày biểu kiến của điểm lộ: 12*sin(38º)=7,39mBề dày thực của điểm lộ: 7,39*cos(46º)=5,13m3.1.4 Hệ tầng Đèo Bảo Lộc (Jura muộn-Kreta sớm – J3K1đbl)- Các đá núi lửa thuộc hệ tầng đèo Bảo Lộc phân bố chủ yếu ở Nam TrungBộ (Bảo Lộc, tây Nha Trang, Thủ Đức, nam Bửu Long- Châu Thới).- Chúng có bề dày không ổn định (500 - 1400m) trong đó đá phun trào chiếm70-80%.- Các đá núi lửa thuộc hệ tầng đèo Bảo Lộc chủ yếu là andesite, chúng phủkhông chỉnh hợp trực tiếp trên các trầm tích Jura và bị các xâm nhập granite phứchệ Ankroet- Định Quán xuyên qua.Điểm lộ 4: Mỏ đá andesite Bảo Lộc- Tọa độ điểm lộ: kinh độ: 107º44’3’’ ; vĩ độ: 11º28’18’’- Thời gian: 16h30’ ngày 3/1/2017- Thời tiết: buổi chiều mát, gió nhẹ.- Đặc điểm điểm lộ:+ Loại đá đặc trưng: đá ansesite, magma phun trào thành phần trungtính, màu xám xanh, cấu tạo khối.+ Quan sát được nhiều mạch calcite xuyên cắt trong đá andesite.Thành phần khoáng vật tương đối đồng đều: plagioclase trung tính, pyroxen,19horblene,... Ngoài ra còn có khoáng vật thứ sinh là pyrite màu vàng,chalcopyrite màu vàng đồng, clorite màu xanh,...+ Mỏ đá được thiết kế thành 3 tầng, bề dày mỗi tầng khoảng 10m,tầng trên lùi vào trong khoảng 3m so với tầng dưới.+ Chiều dày khu vực khai thác khoảng 400m, chiều cao khoảng 10m.+ Hoạt động nổ mìn khai thác đá tạo nên các mái dốc trượt lở. Cầnchú ý đến tính ổn định của mái dốc trong khai thác mỏ lộ thiên. Độ dốc antoàn khoảng 70-75º.Hình 3.1.4.a Toàn cảnh khu vực khai thác đáHình 3.1.4.b Đá andesiteHình 3.1.4.c Đá andesitechứa quặng pyritechứa mạch calcite3.1.5 Hệ tầng Đắkrium (Kreta muộn – J2đr)- Phân bố: Nam Trung Bộ và Đông Nam các tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai,dọc suối Đắkrium, vùng gần đường QL20.20- Thành phần thạch học:+ Cuội kết hỗn tạp, sạn kết, cát kết nâu tím, dày 100-150m.+ Bột kết nâu, cát kết và sạn kết sáng màu hơn, dày 150-350m.Điểm lộ 6: Thác Pongour- Tọa độ điểm lộ: kinh độ: 108o18’16’’ ; vĩ độ: 11o38’23’’- Cao độ: 770 m- Thời gian: 11h30’ ngày 4/1/2017- Thời tiết: trưa nắng nóng- Đặc điểm điểm lộ:+ Loại đá đặc trưng: trầm tích sét bột kết, phân lớp nằm ngang, màunâu gụ, bề mặt bị phong hóa.+ Phân lớp trầm tích có tính chu kỳ.+ Có hệ thống khe nứt thẳng đứng và gần thẳng đứng.Hình 3.1.5.a Phân lớp nằm ngang của sét bột kết21Hình 3.1.5.b Sét bột kết màu nâu gụ3.1.6 Hệ tầng Xuân Lộc (Pleitocene trung - β𝐐𝟐𝟏𝒙𝒍 )- Hệ tầng Xuân Lộc gồm các đá phun trào basalt phân bố rộng rãi ở cáchuyện Thống Nhất, Xuân Lộc, Định Quán và phía Đông huyện Long Thành. Hệtầng gồm 3 tập:+ Tập dưới: lộ ra ở rìa cao nguyên basalt Xuân Lộc. Thành phần: gồmtro từ núi lửa và basalt olivin màu xám đen, cấu tạo đặc xít và lổ rỗng trongđó chủ yếu là basalt đặc xít. Các đá của hệ tầng này thuộc tướng phun tràochảy tràn. Chúng phủ lên hệ tầng Trảng Bom, hệ tầng Bà Miêu và hệ tầng LaNgà. Dày 20 - 80 m.+ Tập giữa: bao gồm các đá phun trào chảy tràn xen ít tướng phun nổ.Thành phần: basalt olivin, basalt olivin kiềm màu xanh đen, cấu tạo đặc xíthoặc lổ rỗng. Tập có nhiều bazan lổ rỗng, là tầng có khả năng chứa nước.Chúng thường bị phong hóa tạo tầng đất đỏ dày. Bề dày của tập 10 - 60 m,trung bình 30 - 40 m.+ Tập trên: phân bố ở trung tâm của cao nguyên Xuân Lộc. Thànhphần gồm basalt bọt, tuff bom núi lửa và basalt olivin kiềm, màu xám đenchứa nhiều bao thể augite, olivin. Các đá của tập này thuộc tướng phun trào22xen phun nổ. Ở trên cùng, tướng phun nổ là những dấu vết còn để lại vớinhiều miệng, nón núi lửa, dày 50 - 200 m. Bề dày chung của tập 70 - 220 m.- Quan sát được đá thuộc hệ tầng Xuân Lộc tại các điểm lộ: Mỏ đá HùngVương và thác Prenn.Điểm lộ 5: Mỏ đá Hùng Vương – Đèo Phú Hiệp – QL20 – Km177- Tại điểm lộ quan sát được đá basalt hệ tầng Xuân Lộc, tuổi Q21 .- Đặc điểm: basalt Q21 nằm phủ lên trầm tích Jura (J2sp), gồm 2 loại:+ Basalt đặc xít: chứa vi ban tinh: plagioclase, anbite,… cấu tạo khối,kiến trúc hạt nhỏ mịn, trên nền thủy tinh núi lửa, tướng dòng chảy dungnham, màu xám xanh, bị phong hóa.Hình 3.1.6.a Basalt đặc xít+ Basalt lổ rỗng: cấu tạo lổ rỗng, hạnh nhân, bị phong hóa.23Hình 3.1.6.b Basalt lổ rỗngĐiểm lộ 7: Thác Prenn – QL20 – Km 222- Tọa độ điểm lộ: kinh độ: 108º28’12’’ ; vĩ độ: 11º52’38’’- Thời gian: 15h30’ ngày 4/1/2017- Thời tiết: trời mát, gió nhẹ.- Đặc điểm điểm lộ:+ Quan sát được các khe nứt nguyên sinh (khe nứt xuất hiện đồng thờitrong quá trình thành tạo). Mặt cắt ngang là các đa giác 5, 6 cạnh phủlên cát kết arkose.+ Lớp trên là tầng basalt mỏng, lớp dưới là tầng đá trầm tích. Đá trầmtích bị bào mòn do mềm yếu – tạo thành dạng hàm ếch.24Hình 3.1.6.c Basalt dạng cột hình ngũ giácHình 3.1.6.d Basalt dạng hàm ếch3.2 MAGMA3.2.1 Phức hệ Định Quán (Kreta sớm – K1đq)Thành phần thạch học: Các đá granitoid thuộc phức hệ Định Quán gồm 3pha chính và 1 pha đá mạch:+ Pha 1 là diorite+ Pha 2 là đá granodiorite+ Pha 3 là đá granite (không quan sát được)25

Trích đoạn

  • LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỊA CHẤT TỈNH LÂM ĐỒNG

Tài liệu liên quan

  • Báo cáo thực tập tại công ty Trúc Thôn pot Báo cáo thực tập tại công ty Trúc Thôn pot
    • 59
    • 320
    • 0
  • BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH potx BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH potx
    • 14
    • 5
    • 22
  • Báo cáo thực tập địa chất thực tập địa chất đại cương Báo cáo thực tập địa chất thực tập địa chất đại cương
    • 18
    • 2
    • 5
  • Báo cáo thực tập địa chất công trình-nguyên tắc hoạt động và quy trình thực hiện khoan Báo cáo thực tập địa chất công trình-nguyên tắc hoạt động và quy trình thực hiện khoan
    • 15
    • 2
    • 7
  • Báo cáo thực tập cấu tạo cấu truc hoạt động của động cơ Báo cáo thực tập cấu tạo cấu truc hoạt động của động cơ
    • 56
    • 430
    • 2
  • Báo cáo thực tập địa chất công trình Báo cáo thực tập địa chất công trình
    • 20
    • 5
    • 9
  • Báo cáo thực tập địa chất đại cương Báo cáo thực tập địa chất đại cương
    • 22
    • 4
    • 1
  • Báo cáo thực tập địa chất cấu tạo Báo cáo thực tập địa chất cấu tạo
    • 32
    • 1
    • 1
  • Báo cáo thực tập địa chất cấu tạo Báo cáo thực tập địa chất cấu tạo
    • 57
    • 791
    • 0
  • báo cáo thực tập địa chất công trình báo cáo thực tập địa chất công trình
    • 23
    • 2
    • 11

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(6.51 MB - 50 trang) - BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊA CHẤT KIẾN TRÚC Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Hệ Tầng Xuân Lộc