Bảo Hiểm Y Tế Hộ Gia đình Là Gì? Cập Nhật Thông Tin Mới Nhất 2022
Có thể bạn quan tâm
Bảo hiểm y tế hộ gia đình ngày càng nhận được sự quan tâm của nhiều người bởi những quyền lợi khám chữa bệnh BHYT mà nó mang lại. Đây là cách tốt nhất để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và cả gia đình. Trong bài viết này eBH sẽ gửi đến bạn những thông tin cần thiết nhất về chế độ này.
Cập nhật, bổ sung quy định nhóm tham gia BHYT hộ gia đình năm 2023
1. Bảo hiểm y tế hộ gia đình là gì?
Bảo hiểm y tế hộ gia đình là chế độ bảo hiểm y tế hướng đến nhóm đối tượng chính là hộ gia đình. Trong đó:
Bảo hiểm y tế làhình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng với các đối tượng theo Luật định để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. - Theo khoản 1 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014.
Hộ gia đình là một tập hợp (nhóm người) cùng chung sống trên cơ sở những mối quan hệ đặc biệt tạo nên sự ràng buộc về mặt vật chất cũng như tinh thần giữa các thành viên, hiểu đơn giản là toàn bộ thành viên trong một gia đình có tên ghi trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.
Như vậy, định nghĩa:
Bảo hiểm y tế hộ gia đình là hình thức bảo hiểm y tế bắt buộc đối với tất cả các thành viên có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
2. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình
Căn cứ theo Khoản 5, Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế năm 2014 và Quyết định 490/QĐ-BHXH ban hành ngày 28/3/2023 của BHXH Việt Nam, trong đó có hướng dẫn sửa đổi, bổ sung nhóm đối tượng tham gia BHYT theo diện hộ gia đình quy định tại điểm khoản 5 Điều 17 Quyết định 595/QĐ-BHXH 2017.
Sửa đổi bổ sung quy định về nhóm tham gia BHYT hộ gia đình
Quyết định mới cũng nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện triển khai theo "Đề án 06" và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về bỏ sổ hộ khẩu trong giải quyết thủ tục hành chính.
Ngày 1/4/2023 khi Quyết định 490/QĐ-BHXH chính thức có hiệu lực.
Theo đó, các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình sẽ bao gồm toàn bộ người có tên trong cùng 1 hộ gia đình đăng ký thường trú, tạm trú.
Trừ các nhóm đối tượng sau:
1 - Nhóm do người lao động và đơn vị đóng.
2 - Nhóm do tổ chức BHXH đóng.
3 - Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng.
4 - Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng.
5 - Người đã được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế gồm:
-
Thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội.
-
Thân nhân của công nhân công an đang phục vụ trong Công an Nhân dân.
-
Thân nhân của người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.
Như vậy, quy định mới bổ sung thêm một số nhóm đối tượng được người sử dụng lao động đóng BHYT sẽ không thuộc đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình. Bên cạnh đó, quy định mới cũng sửa đổi nhóm đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình gồm toàn bộ thành viên của 1 hộ gia đình đăng ký thường trú, tạm trú thay cho quy định trước đây là toàn bộ thành viên trong sổ hộ khẩu.
3. Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình năm 2023
Theo các quy định của Pháp luật hiện hành, mức đóng BHYT hộ gia đình được tính dựa vào mức lương cơ sở. Cụ thể, theo Điểm e, Khoản 1, Điều 7 của Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHYT của các thành viên trong hộ gia đình như sau:
-
Mức đóng của người thứ nhất được tính bằng 4,5% mức lương cơ sở.
-
Mức đóng của người thứ hai bằng 70% mức đóng của người thứ nhất.
-
Mức đóng của người thứ ba bằng 60% mức đóng của người thứ nhất.
-
Mức đóng của người thứ tư bằng 50% mức đóng của người thứ nhất.
-
Mức đóng của người thứ 5 trở đi được tính bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Như vậy có thể thấy mức đóng BHYT hộ gia đình phụ thuộc vào mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
Chi tiết về mức đóng BHYT hộ gia đình năm 2023
Trước ngày 1/7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng. Vậy nên, mức đóng cụ thể của người dân khi tham gia BHYT hộ gia đình năm 2023 sẽ là:
-
Người thứ nhất (thuộc hộ gia đình) đóng 67.050 đồng/tháng.
-
Người thứ hai (thuộc hộ gia đình) đóng 46.935 đồng/tháng.
-
Người thứ ba (thuộc hộ gia đình) đóng 40.230 đồng/tháng.
-
Người thứ 4 (thuộc hộ gia đình) đóng 33.525 đồng/tháng.
-
Người thứ 5 trở đi: 26.820 đồng/tháng.
Như vậy, có thế thấy với hộ gia đình càng có nhiều thành viên thì mức đóng hàng tháng sẽ càng thấp.
4. Mức hưởng Bảo hiểm y tế hộ gia đình năm 2023
Mức hưởng BHYT hộ gia đình năm 2023 tuân theo nguyên tắc chung về hưởng BHYT theo Điều 14, Nghị định 146/2018/NĐ-CP:
4.1 Trường hợp khám, chữa bệnh đúng tuyến
Người tham gia BHYT hộ gia đình nếu thực hiện khám, chữa bệnh đúng tuyến sẽ được hưởng:
-
100% chi phí khám, chữa bệnh nếu khám bệnh ở tuyến xã.
-
100% chi phí khám, chữa bệnh khi người bệnh trong trường hợp chi phí khám, chữa bệnh của 1 lần khám, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở hiện hành.
-
100% chi phí khám, chữa bệnh khi người bệnh đã tham gia BHYT 5 năm liên tục và tổng số tiền chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm cao hơn 6 tháng lương cơ sở.
-
80% chi phí khám, chữa bệnh với những đối tượng thuộc các trường hợp còn lại.
4.2 Trường hợp khám, chữa bệnh trái tuyến
Người tham gia BHYT nếu đi khám, chữa bệnh ở các bệnh viện trái tuyến so với nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu sẽ được hưởng mức:
-
40% chi phí điều trị trong trường hợp điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương.
-
60% chi phí điều trị trong trường hợp điều trị ở bệnh viện tuyến tỉnh (tính đến 32/12/2020).
-
100% chi phí khám và chữa bệnh ở bệnh viện tuyến tỉnh bắt đầu từ ngày 01/01/2021 trở đi.
-
100% chi phí khám, chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến huyện.
5. Thủ tục tham gia BHYT hộ gia đình năm 2023
Hiên nay, để tạo điều kiện cho người dân tham gia đăng ký bảo hiểm y tế theo hộ gia đình được thuận tiện sẽ có 2 hình thức tham gia:
-
Đăng ký BHYT hộ gia đình trực tiếp tại đại lý thu BHXH, BHYT gần nhất
-
Đăng ký BHYT hộ gia đình online qua Cổng Dịch vụ công BHXH Việt Nam.
Tùy theo điều kiện cụ thể người dân có thể lựa chọn hình thức đăng ký phù hợp nhất.
5.1 Quy trình đăng ký mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình
Người tham gia đăng ký mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình trực tiếp tại tổ chức dịch vụ BHXH hoặc cơ quan BHXH cấp xã, phường, thị trấn nơi cư trú. Quy trình mua được hướng dẫn chi tiết trong Công văn 3170/BHXH-BT ngày 24/8/2015 và Quyết định 490/QĐ-BHXH năm 2023.
Theo đó, người tham gia đủ điều kiện thực hiện theo quy trình các bước như sau:
Bước 1: Kê khai thông tin vào tờ khai tham gia BHYT
Người tham gia kê khai mẫu TK1-TS (đối với người tham gia lần đầu hoặc có mã BHXH như chưa đủ thông tin)
Trường hợp người tham gia đăng ký mua qua Cổng dịch vụ công thì kê khai theo mẫu 01-TK ban hành kèm theo Quyết định 3510/QĐ-BHXH.
Bước 2: Nộp hồ sơ và đóng tiền theo phương thức đăng ký cho tổ chức dịch vụ hoặc cơ quan BHXH.
Bước 3: Đăng ký hình thức nhận kết quả giải quyết thủ tục (giấy hoặc điện tử) với cơ quan BHXH
Căn cứ theo ngày trả kết quả trên giấy hẹn, người tham gia sẽ nhận được thẻ BHYT hộ gia đình theo hình thức đăng ký. Thời gian nhận kết quả không cố định, phụ thuộc vào cơ quan tiếp nhận hồ sơ và sẽ được thông báo khi nhận giấy hẹn.
Trên đây là những chia sẻ về việc tham gia BHYT theo hộ gia đình theo quy định mới của BHXH Việt Nam từ Bảo hiểm xã hội điện tử eBH. Người tham gia cần lưu ý một số thay đổi để quá trình đăng ký nhanh chóng và thuận lợi hơn.
Từ khóa » Nhóm Hộ Gia đình Là Gì
-
Hộ Gia đình – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hộ Gia đình Là Gì ? Trách Nhiệm Của Thành Viên Hộ Gia đình ?
-
Hộ Gia đình Là Gì? Đặc điểm Của Hộ Gia đình? - Luật Hoàng Phi
-
Hộ Gia đình Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Hộ Gia đình Là Gì? Khái Niệm Và đặc điểm Của Hộ Gia đình
-
Hộ Gia đình Là Gì? Trách Nhiệm Dân Sự Của ... - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Hộ Gia đình Là Gì? - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Hộ Gia đình Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Hộ Gia đình Là Gì? - VietnamFinance
-
Gia đình Là Gì? Phân Tích Các Chức Năng Cơ Bản Của Gia đình?
-
Mã Hộ Gia đình Là Gì? Cách Tra Cứu Mã Hộ Gia đình BHXH?
-
Chương Trình Dành Cho Cá Nhân Và Hộ Gia Đình
-
Hướng Dẫn Làm Thủ Tục đăng Ký Kinh Doanh Hộ Gia đình
-
Phát Triển Kinh Tế Hộ, Tạo Lập Thu Nhập Bền Vững Từ đóng Góp Của ...