Hộ Gia đình Là Gì? Đặc điểm Của Hộ Gia đình? - Luật Hoàng Phi
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- Hộ gia đình là gì?
- Đặc điểm của hộ gia đình?
- Quy mô gia đình?
- Các loại hộ gia đình?
- Trách nhiệm của thành viên trong hộ gia đình?
Hộ gia đình là một nhóm người có cùng huyết thống, chung số với nhau trong một gia đình. Vậy luật quy định như thế nào về hộ gia đình hay hộ gia đình là gì? Các thành viên trong hộ gia đình có những trách nhiệm với nhau như thế nào?
Trong phạm vi bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc trên.
Hộ gia đình là gì?
Hộ gia đình chính là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình và đang chung sống trong một gia đình với nhau.
Định nghĩa trên được suy ra từ khái niệm của hộ gia đình sử dụng đất, cụ thể là:
Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Đặc điểm của hộ gia đình?
Sau khi tìm hiểu và làm rõ khái niệm hộ gia đình là gì? chúng ta sẽ cùng làm rõ tiếp các đặc điểm của hộ gia đình.
Trường hợp hộ gia đình tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Khi có sự thay đổi người đại diện thì phải thông báo cho bên tham gia quan hệ dân sự biết.
Trường hợp thành viên của hộ gia đình tham gia quan hệ dân sự không được các thành viên khác ủy quyền làm người đại diện thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ dân sự do mình xác lập, thực hiện.
Giao dịch dân sự do bên không có quyền đại diện hoặc vượt quá phạm vi đại diện xác lập, thực hiện mà gây thiệt hại cho thành viên khác của hộ gia đình hoặc người thứ ba thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Việc xác định chủ thể của quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình được sử dụng đất được thực hiện theo quy định của Luật đất đai 2013.
Quy mô gia đình?
Theo hiểu biết chung nhất, quy mô hộ gia đình là một hàm số thể hiện mức độ sinh đẻ và số thành viên đã trưởng thành cùng ở chung. * Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Các loại hộ gia đình?
Xét về quy mô, gia đình có thể phân loại thành:
+ Gia đình hai thế hệ (hay gia đình hạt nhân): là gia đình bao gồm cha mẹ và con.
+ Gia đình ba thế hệ (hay gia đình truyền thống): là gia đình bao gồm ông bà, cha mẹ và con còn được gọi là tam đại đồng đường.
+ Gia đình bốn thế hệ trở lên: là gia đình nhiều hơn ba thế hệ. Gia đình bốn thế hệ còn gọi là tứ đại đồng đường.
Trách nhiệm của thành viên trong hộ gia đình?
Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định tại Điều 212 của Bộ luật Dân sự năm 2015.
Điều 212. Sở hữu chung của các thành viên gia đình
1.Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
2.Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.
Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ việc tham gia quan hệ dân sự của hộ gia đình được bảo đảm thực hiện bằng tài sản chung của các thành viên. Trường hợp các thành viên không có hoặc không đủ tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ chung thì người có quyền có thể yêu càu các thành viên thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 288 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Trường hợp các bên không có thoả thuận, hợp đồng hợp tác hoặc luật không có quy định khác thì các thành viên chịu trách nhiệm dân sự theo phần tương ứng với phần đóng góp tài sản của mình, nếu không xác định được theo phần tương ứng thì xác định theo phần bằng nhau.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc hộ gia đình là gì? Trường hợp Quý khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài tư vấn 1900 6557.
Từ khóa » Nhóm Hộ Gia đình Là Gì
-
Hộ Gia đình – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hộ Gia đình Là Gì ? Trách Nhiệm Của Thành Viên Hộ Gia đình ?
-
Hộ Gia đình Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Hộ Gia đình Là Gì? Khái Niệm Và đặc điểm Của Hộ Gia đình
-
Hộ Gia đình Là Gì? Trách Nhiệm Dân Sự Của ... - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Hộ Gia đình Là Gì? - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Hộ Gia đình Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Hộ Gia đình Là Gì? - VietnamFinance
-
Bảo Hiểm Y Tế Hộ Gia đình Là Gì? Cập Nhật Thông Tin Mới Nhất 2022
-
Gia đình Là Gì? Phân Tích Các Chức Năng Cơ Bản Của Gia đình?
-
Mã Hộ Gia đình Là Gì? Cách Tra Cứu Mã Hộ Gia đình BHXH?
-
Chương Trình Dành Cho Cá Nhân Và Hộ Gia Đình
-
Hướng Dẫn Làm Thủ Tục đăng Ký Kinh Doanh Hộ Gia đình
-
Phát Triển Kinh Tế Hộ, Tạo Lập Thu Nhập Bền Vững Từ đóng Góp Của ...