Mã Hộ Gia đình Là Gì? Cách Tra Cứu Mã Hộ Gia đình BHXH?

Mục lục bài viết

  • 1 1. Mã hộ gia đình là gì?
  • 2 2. Hướng dẫn tra cứu mã hộ gia đình khi tham gia bảo hiểm xã hội:
  • 3 3. Vai trò và ý nghĩa của bảo hiểm xã hội:

1. Mã hộ gia đình là gì?

Hộ gia đình chính là những chủ thể là người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, được nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình và những người đó hiện đang chung sống trong một gia đình với nhau.

Định nghĩa được nêu cụ thể bên trên về hộ gia đình được suy ra từ khái niệm của hộ gia đình sử dụng đất, cụ thể đó là: Hộ gia đình sử dụng đất được hiểu là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung với nhau và các chủ thể trong hộ gia đình này hiện nay đều có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm cụ thể khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Mã số hộ gia đình được hiểu là mã số được cơ quan bảo hiểm cấp cho mỗi hộ gia đình cụ thể và mã số hộ gia đình cũng là mã số bảo hiểm xã hội của gia đình đó. Trong các thủ tục hành chính, có những thủ tục hành chính sẽ cần phải thực hiện theo diện là hộ gia đình. Cụ thể như là khi các chủ thể tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, các chủ thể sẽ cần phải thực hiện theo chính sách mua bảo hiểm y tế theo quy định diện mua theo hộ gia đình.

Pháp luật quy định chủ thể là người yêu cầu người tham gia bảo hiểm xã hội muốn điều chỉnh thông tin thì sẽ cần phải điền mã hộ gia đình đã được cơ quan bảo hiểm xã hội đã cấp (chỉ áp dụng đối với trường hợp đã được cấp mã số bảo hiểm xã hội khi điều chỉnh thông tin). Vì thế, nếu các chủ thể muốn điều chỉnh những thông tin liên quan sẽ cần phải đến bảo hiểm xã hội, và các chủ thể cần phải biết đến mã số hộ gia đình.

Cũng cần lưu ý rằng, mã số hộ gia đình không phải là số sổ hộ khẩu. Mã hộ gia đình sẽ gắn với mã bảo hiểm xã hội, còn số sổ hộ khẩu thì sẽ gắn với thông tin kê khai nhân khẩu. Như vậy, ta thấy rằng, mã hộ gia đình và số sổ hộ khẩu là hai số khác nhau.

Mã số hộ gia đình được dùng nhằm mục đích để giúp cho những chủ thể là người tham gia theo cá nhân hay hộ gia đình sẽ có thể tra cứu được các thông tin liên quan cụ thể đến quá trình tham gia bảo hiểm xã hội của mình, thời gian đóng bảo hiểm và các thông tin có liên quan đến bảo hiểm xã hội.

2. Hướng dẫn tra cứu mã hộ gia đình khi tham gia bảo hiểm xã hội:

Để nhằm mục đích có thể thực hiện các thủ tục cụ thể thì các chủ thể cần phải biết được mã số của hộ gia đình được cơ quan bảo hiểm xã hội cấp. Và để biết được mã số này thì chủ thể phải tiến hành thủ tục tra cứu mã số hộ gia đình. Để có thể thực hiện tra cứu được mã hộ gia đình các chủ thể là những người lao động thực hiện tra cứu mã số bảo hiểm xã hội. Thông tin truy xuất được sẽ gồm cả mã hộ gia đình của các đối tượng lao động đó.

Các bước tra cứu mã hộ gia đình như sau:

– Bước 1: Truy cập vào cổng thông tin điện tử của bảo hiểm xã hội Việt Nam:

Trước khi thực hiện tra cứu mã hộ gia đình các chủ thể là những người lao động thực hiện truy cập vào cổng thông tin điện tử của bảo hiểm xã hội Việt Nam tại đường link: https://baohiemxahoi.gov.vn/. Trên giao diện chính của cổng thông tin điện tử của bảo hiểm xã hội Việt Nam click vào biểu tượng “Tra cứu”.

Trong giao diện “Tra cứu trực tuyến” các chủ thể là những người lao động sẽ chọn mục “Tra cứu mã bảo hiểm xã hội” ngay ở dòng đầu tiên trong danh sách tra cứu trực tuyến.

– Bước 2: Thực hiện việc nhập thông tin:

Trong giao diện của mục “Tra cứu mã số bảo hiểm xã hội” chủ thể sẽ thực hiện nhập thông tin địa chỉ hộ khẩu thường trú đã đăng ký khi tham gia bảo hiểm xã hội. Thực hiện click vào tùy chọn (phần ký hiệu tam giác ngược), sẽ ra các dữ liệu về Tỉnh/TP; Quận/Huyện; Phường/Xã.

– Bước 3: Điền thông tin của người cần tra cứu mã số của hộ gia đình:

Các chủ thể tiến hành nhập thông tin về họ tên đầy đủ và ngày tháng năm sinh qua. Nếu tên có đầy đủ dấu, kích chọn phần có dấu.

Lưu ý các mục có dấu sao màu đỏ thì các chủ thể sẽ cần bắt buộc phải nhập dữ liệu nhằm mục đích để truy xuất thông tin. Các dữ liệu được nhập càng đầy đủ chi tiết, việc truy xuất thông tin mã hộ gia đình càng dễ dàng và nhanh chóng.

– Bước 4: Điền Mã số bảo hiểm xã hội nếu có:

Điền mã số bảo hiểm xã hội nếu các chủ thể đã có, sau đó kích chọn vào ô “Tôi không phải người máy” để nhằm mục đích có thể xác minh thông tin, sau đó kích chuột vào ô “Tra cứu” để có thể bắt đầu quá trình tra cứu.

– Bước 5: Click chọn “Tra cứu” để tra cứu kết quả:

Khi thông tin các chủ thể đã điền là hợp lệ, hệ thống sẽ tự động trả về bảng kết quả tra cứu ngay phía dưới. Trường hợp khi các thông tin điền chưa đúng hoặc chưa đủ, các chủ thể sẽ nhận được nhắc nhở điền những trường thông tin còn thiếu.

– Bước 6: Nhận kết quả hoặc tra cứu lại nếu không truy xuất được kết quả:

Nếu các thông tin nhập là chính xác, kết quả mã số bảo hiểm xã hội và mã hộ gia đình khi tham gia bảo hiểm xã hội được trả về ngay bên dưới.

Trong trường hợp không truy xuất được kết quả có thể do các chủ thể đã nhập sai dữ liệu hoặc thông tin tham gia bảo hiểm xã hội của các chủ thể đó hiện đang trong quá trình được cập nhập.

Khi các chủ thể muốn thực hiện lại quá trình tra cứu, các chủ thể hãy kích chuột vào nút “Nhập lại”

Nếu các chủ thể không rành công nghệ nhưng cần biết mã số hộ gia đình có thể nhờ sự phối hợp của cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc đơn vị công tác, Uỷ ban nhân dân xã, đại lý thu bảo hiểm; Hoặc cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội, cơ quan quản lý đối tượng để xác định mã hộ gia đình…

3. Vai trò và ý nghĩa của bảo hiểm xã hội:

Bảo hiểm xã hội như chúng ta đã biết chính là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của các chủ thể là những người lao động khi các đối tượng này bị giảm hoặc mất thu nhập vì lý do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở họ đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm xã hội có các vai trò như sau:

– Việc thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội nhằm mục đích chính đó là để có thể ổn định cuộc sống của các chủ thể là những người lao động, trợ giúp các chủ thể là những người lao động khi gặp rủi ro: ốm đau và các rủi ro tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thất nghiệp và giúp họ sớm trở lại trạng thái sức khỏe ban đầu cũng như sớm có việc làm để ổn định cuộc sống.

– Thực hiện tốt chính sách Bảo hiểm xã hội đặc biệt đó là chế độ hưu trí nhằm mục đích có thể góp phần ổn định cuộc sống của các chủ thể là những người lao động khi hết tuổi lao động hoặc không còn khả năng lao động.

– Việc thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội còn góp phần ổn định và nâng cao chất lượng của hoạt động lao động, bảo đảm sự bình đẳng về vị thế xã hội của các chủ thể là những người lao động trong các thành phần kinh tế khác nhau và giúp thúc đẩy sản xuất phát triển.

– Bên cạnh đó thì việc tham gia Bảo hiểm xã hội là một công cụ của Nhà nước và góp phần vào việc phân phối lại thu nhập quốc dân một cách công bằng, hợp lý giữa các tầng lớp dân cư khác nhau, bên cạnh đó giúp giảm chi cho ngân sách nhà nước, bảo đảm an sinh xã hội bền vững của xã hội

Hệ thống bảo hiểm xã hội giúp bảo đảm quyền lợi cho các chủ thể là những người lao động dựa trên cơ sở đóng góp của các chủ thể là những người lao động và các chủ thể là những người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật. Và, với phương thức đó, các chủ thể là những người lao động phải có đóng góp cụ thể vào quỹ Bảo hiểm xã hội mới được quyền lợi Bảo hiểm xã hội. Ta thấy rằng, mối quan hệ giữa mức đóng và quyền lợi mà các chủ thể sẽ được hưởng khi đóng bảo hiểm xã hội thì lại chịu sự ràng buộc của các nguyên tắc cụ thể đó là: nguyên tắc đoàn kết tương trợ chia sẻ rủi ro; nguyên tắc tương quan giữa việc các chủ thể thực hiện việc đóng và hưởng có sự can thiệp nhờ cách thức phân phối lại mang tính xã hội cụ thể như chế độ hưu trí, tử tuất theo quy định của pháp luật hiện hành.

Từ khóa » Nhóm Hộ Gia đình Là Gì