Bảo Quản Thực Phẩm Không đúng Cách Gây Hại Gan - VnExpress

Trong thời gian giãn cách, mua thực phẩm gặp khó khăn, nhiều người dự trữ chúng trong tủ lạnh hoặc tủ đông để tiện lợi và hạn chế đi lại. Khi bình thường mới, chiếc tủ lạnh vẫn là vật dụng thiết yếu của nhiều nhà để trữ thực phẩm. Dù sử dụng hàng ngày, song không ít người vẫn mắc một số sai lầm khiến gan bị nhiễm độc, tăng nguy cơ mắc bệnh lý về gan.

Sai lầm trong sử dụng thực phẩm đông lạnh

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Duy Tùng - Bác sĩ Trưởng Nutrihome Lê Đại Hành, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, trong môi trường đông lạnh, vi khuẩn, ký sinh trùng của thịt, cá, tôm, cua... chỉ "ngủ đông", tạm thời ngừng hoạt động. Sau khi rã đông và nhất là khi rã không đúng cách, chúng sẽ biến đổi và hoạt động mạnh hơn, sinh ra độc tố có thể khiến gan phải hoạt động nhiều để xử lý. Lâu dần, gan tích tụ tổn thương, dễ dẫn tới các vấn đề về đường tiêu hóa, tăng nguy cơ mắc bệnh viêm gan siêu vi và các bệnh khác.

Nhiều người rã đông sai cách khi mang thực phẩm ra môi trường bên ngoài, ngâm nước cho nhanh tan khiến vi khuẩn càng dễ xâm nhập. Sau khi rã đông nhưng không dùng hết lại tiếp tục cho vào ngăn đá càng thúc đẩy vi khuẩn sinh sôi.

Bảo quản thực phẩm san sát, rã đông không đúng vừa khiến tủ lạnh hoạt động kém vừa ảnh hưởng gan. Ảnh: Shutterstock

Bảo quản thực phẩm san sát, rã đông không đúng vừa khiến tủ lạnh hoạt động kém vừa ảnh hưởng gan. Ảnh: Shutterstock

Để thực phẩm nấu chín trong tủ lạnh nhiều ngày dễ khiến chúng biến chất hoặc sản sinh các chất làm tế bào Kupffer (một đại thực bào làm nhiệm vụ tạo phản ứng miễn dịch với vi khuẩn, độc tố) bị hoạt động quá mức dẫn đến phóng thích nhiều chất gây viêm làm tổn thương tế bào gan, gây ra nhiều bệnh lý như viêm gan, ung thư gan...

Theo bác sĩ Tùng, trái cây, rau củ vốn có thể chứa nấm mốc như Aspergillus flavus hoặc A. parasiticus. Các loại nấm này sản sinh ra độc tố aflatoxin gây căn bệnh ung thư gan. Nếu để lâu, các loại nấm mốc và vi khuẩn này sinh sôi, dù có được cắt bỏ phần hư hoặc nấu chín ở 100 độ C thì nguy cơ nhiễm độc vẫn còn. Các gia đình nên chế biến lượng thức ăn vừa đủ trong ngày, hạn chế trường hợp nấu một lúc quá nhiều và để thực phẩm qua đêm trong tủ lạnh.

Gan là cơ quan dễ bị nhiễm độc, nhất là từ thực phẩm. Ảnh: Shutterstock

Gan là cơ quan dễ bị nhiễm độc, nhất là từ thực phẩm. Ảnh: Shutterstock

Lưu ý khi bảo quản và sử dụng thực phẩm trong tủ lạnh

Gia đình nên thực hiện đúng các quy tắc về bảo quản và sử dụng thực phẩm. Người tiêu dùng khi mua thực phẩm tươi sống và đông lạnh nên chọn những cơ sở uy tín, địa chỉ rõ ràng, sản phẩm đóng gói có thời gian sử dụng và thông tin liên quan.

Bác sĩ Tùng cũng cho biết, để đảm bảo an toàn, thực phẩm cần được sắp xếp theo từng loại vào từng ngăn bảo quản phù hợp. Phần nào cần sử dụng ngay nên để ngăn mát, loại nào chưa dùng hoặc cần dự trữ thì để ngăn đá hoặc tủ đông. Các loại thực phẩm sống và chín phải được bao bọc hoặc để trong hộp cẩn thận, ở các khu vực khác nhau. Lưu ý, đồ đựng, bao gói thực phẩm phải an toàn, không thôi nhiễm, không thủng, không rỉ sét, có nắp đậy kín, dễ chùi rửa. Các loại nhựa nên dùng để bảo quản thực phẩm là nhựa số 1 PETE; nhựa số 2 HDPE; nhựa số 4 LDPE; nhựa số 5 PP. Thực phẩm không nên để quá lâu, rau và trái cây nên sử dụng trong vòng một tuần. Thịt để ngăn đông nhiệt độ -18 có thể trữ được 2 tháng nhưng chúng sẽ giảm dần chất lượng nên sử dụng càng sớm càng tốt.

Thực phẩm Ngăn mát (4-8 độ C) Ngăn lạnh (0-3 độ C) Ngăn đá (dưới -10 độ C) Lưu ý
Rau lá 3-5 ngày hao hụt vitamin
Củ quả, trái cây 5-10 ngày tùy loại
Thức ăn dư đã đun lại 0-3 ngày 3-5 ngày
Thịt, thực phẩm chế biến sử dụng trong ngày 3 ngày 4-8 tuần
Hải sản vài giờ 1-2 ngày 2-6 tuần

Thời gian bảo quản một số loại thực phẩm trong tủ lạnh. Nguồn: Nutrihome

Khi rã đông để dùng, bạn nên để trong ngăn mát tủ lạnh cho đến khi tan hoàn toàn. Không ngâm nước làm tan thực phẩm đông lạnh hoặc đưa ra môi trường bên ngoài chờ rã đông. Có thể rã đông bằng lò vi sóng nếu chế biến ngay hoặc nấu miếng thực phẩm đông như là một phần của quá trình chế biến, cho đến khi nhiệt độ bên trong của miếng thực phẩm đạt tới nhiệt độ thích hợp đủ tiêu diệt vi.

Tăng cường chống độc, giúp gan khỏe

Gan là nơi tiêu hóa thức ăn và thải độc cho cơ thể. Cho nên, thực phẩm bị nhiễm khuẩn nhiễm độc sẽ đi qua gan khiến cho cơ quan này dễ bị nhiễm độc và tổn thương, gây viêm gan, thậm chí là xơ gan, ung thư gan. Theo bác sĩ Tùng, chỉ có thể hạn chế chứ không thể loại bỏ các độc tố mà cơ thể phải tiếp nhận hằng ngày qua đường ăn uống.

Song song với sử dụng và bảo quản thực phẩm đúng cách, bạn có thể cân nhắc sử dụng thêm các tinh chất thảo dược có tác dụng loại bỏ bớt chất độc từ thực phẩm và giải độc cho gan. Về mặt này, người Nhật nổi tiếng với nền văn hóa ẩm thực sử dụng rất nhiều thực phẩm sống từ cá và hải sản nhưng vẫn có sức khỏe tốt và sống thọ.

Qua tìm hiểu, các nhà khoa học phát hiện ra người dân xứ sở mặt trời mọc sử dụng Wasabia từ hàng nghìn năm nay như là thành phần quan trọng trong chế độ ăn uống nhằm duy trì lá gan khỏe mạnh. Wasabia là một trong những thảo dược có khả năng khử bớt độc tố trong thực phẩm, giúp giảm các chất gây viêm, tăng cường khả năng giải độc, chống độc cho gan.

Bên cạnh Wasabia, các nhà khoa học Mỹ cũng phát hiện ra tinh chất S. Marianum từ cây thân thảo thuộc họ Asteraceae, có tác dụng tăng cường chuyển hóa chất, duy trì sức khỏe gan, mật. S. Marianum có nguồn gốc từ Địa Trung Hải và từng được người La Mã sử dụng.

Tinh chất từ Wasabia kết hợp với S. Marianum góp phần hạn chế tính trạng gan bị nhiễm độc, cho lá gan khỏe mạnh. Ảnh: Shutterstock

Tinh chất từ Wasabia kết hợp với S. Marianum góp phần hạn chế tính trạng gan bị nhiễm độc, cho lá gan khỏe mạnh. Ảnh: Shutterstock

Hạn chế vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài bằng cách bảo quản thực phẩm đúng và khoa học, lựa chọn tinh chất có lợi cho gan từ bên trong có thể bảo vệ cho lá gan khỏe mạnh hơn.

Ngọc An

Từ khóa » Tác Hại Của Thực Phẩm đông Lạnh