Những Sai Lầm Khi Cấp, Rã đông Thực Phẩm Nhiều Người Việt Vẫn Làm ...

Nhiều gia đình cho rằng cứ chỉ cần cho thịt vào tủ lạnh thì dù bao lâu cũng chắc chắn không thể hỏng. Thực tế, khi thịt được cấp đông quá lâu thì chắc chắn sẽ bị biến đổi, hư hỏng và sẽ phải bỏ đi để tránh ngộ độc thực phẩm. Thêm vào đó, kể cả bạn có dùng tủ lạnh tân tiến đến mấy, mắc những sai lầm trong việc bảo quản thực phẩm đều có thể khiến thịt bị biến chất, sinh vi khuẩn gây bệnh.

Bảo quản thịt lợn quá lâu

Theo nhà dinh dưỡng học người Ấn Độ, Pooja Malhotra: Khi thực phẩm được làm lạnh quá lâu, các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ mất dần, thậm chí chúng còn bị hao hụt màu sắc, hương vị, kết cấu.

Đối với một miếng thịt bình thường, thời gian lưu trữ đông thịt tối đa chỉ nên trong khoảng 1 tháng. Nếu thời gian bảo quản thịt lâu hơn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào thực phẩm, biến đổi hàm lượng chất dinh dưỡng và gây bệnh cho người dùng nếu ăn phải.

Cất giữ thịt lợn lẫn với hải sản

Hải sản là thực phẩm có mùi tanh, vì thế nếu được cất giữ chung với thịt lợn sẽ bám mùi sang thịt, đồng thời tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Tốt nhất bạn nên bảo quản thịt và hải sản ở trong những chiếc hộp riêng, như vậy có thể giữ những thực phẩm này được lâu hơn.

Không rửa thịt trước khi để đông đá

Nhiều người có thói quen mua thịt về sẽ cất thịt vào túi, sau đó để luôn vào trong ngăn đá. Cách làm này cực kỳ nguy hiểm vì nếu bạn không rửa thịt thật sạch sau khi mua về, các chất bẩn tồn tại trong thớ thịt không bị mất đi sẽ làm thực phẩm mất hết chất dinh dưỡng và hương vị thơm ngon. Đồng thời thịt dễ bị nhiễm khuẩn, tệ hơn là nếu lưu trữ thịt ở ngăn đá, nước thịt nếu bị rỉ xuống các ngăn rau củ phía dưới có thể gây ra tình trạng nhiễm khuẩn chéo, ảnh hưởng đến chất lượng của các thực phẩm khác.

Vậy nên, để đảm bảo an toàn vệ sinh cho miếng thịt, bạn hãy dành chút thời gian làm sạch bụi bẩn có trong thịt, để khô ráo rồi mới mang chúng đi cấp đông nhé.

Rã đông và làm đông lại thịt sau khi không dùng hết

Ở nhiệt độ phòng, thịt sau khi được rã đông sẽ bị vi khuẩn bám lên bề mặt. Miếng thịt lúc này sẽ là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh trưởng và phát triển mạnh. Do đó, nếu bạn tiếp tục cất miếng thịt không dùng hết vào ngăn đá sẽ thúc đẩy vi khuẩn tăng sinh nhiều hơn, làm miếng thịt bị nhiễm khuẩn và gây bệnh.

Cách tốt nhất là bạn nên chia thịt thành từng miếng nhỏ đủ dùng cho một lần, tránh sử dụng không hết lại mang đi đông đá nhiều lần, rất có hại cho sức khỏe.

Bảo quản thịt lợn ở nhiệt độ không phù hợp

Để thịt được đảm bảo chất lượng, không bị biến chất trong thời gian lưu trữ, bạn cần điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh phù hợp. Nếu bảo quản trong ngăn mát thì nhiệt độ bảo quản của thịt sống là khoảng 2 độ C, còn nếu bảo quản trong ngăn đá thì mức nhiệt khoảng -25 độ C sẽ giúp kéo dài thời gian sử dụng.

Những sai lầm thường mắc khi rã đông thực phẩm

Tự rã đông ở nhiệt độ phòng: Khi thực phẩm đông (đặc biệt là thịt) tiếp xúc với nhiệt độ bình thường, sẽ rất dễ bị ôi thiu, vi khuẩn sinh sôi gấp nhiều lần so với trước khi rã đông. Nếu thức ăn không được nấu chín đúng cách sau đó khiến người ăn phải có thể bị tiêu chảy, ngộ độc.

Cho thực phẩm đông lạnh vào nấu luôn: Bạn ngại phải ngâm thực phẩm đông lạnh nên cho vào nồi nấu luôn. Bạn nghĩ rằng cũng giống như nấu thực phẩm tươi bình thường, chỉ khác là thời gian nấu lâu hơn một chút. Tuy nhiên, làm như vậy sẽ khiến thực phẩm có thể bị quá chín, mất chất và mất vị ngon của một món ăn thông thường.

Rã đông bằng dầu nóng: Nhiều người nghĩ rằng, việc cho thẳng thực phẩm đông lạnh vào dầu nóng sẽ giúp thực phẩm nhanh chín. Nhưng thực tế, đây thực sự là một phương pháp nguy hiểm bởi nước lạnh và dầu nóng sẽ tạo ra phản ứng nguy hiểm và có thể gây cháy nổ.

Rã đông từ lò vi sóng: Cách rã đông bằng lò nướng hay lò vi sóng khá nhạy cảm với vi khuẩn. Nếu bạn không ăn ngay sau khi rã đông, vi khuẩn sẽ mau chóng phát triển nên sau khi rã đông bạn phải chế biến luôn.

Làm đông lại sau khi rã đông: Quá trình đông lạnh ở tủ lạnh gia dụng diễn ra chậm, vi khuẩn sẽ có thời gian để sinh sôi nảy nở trong vài giờ trước khi thực phẩm – đặc biệt là phần ruột bên trong – được làm lạnh đến nhiệt độ đủ thấp để kìm hãm sự tăng trưởng của chúng. Nhiều loại vi khuẩn có khả năng sinh đôi sau mỗi 20 phút.

Rã đông cá quá mềm: Nhiều bà nội trợ cho rằng khi cá phải thật mềm nhũn mới đúng là đã rã đông hoàn toàn và nấu sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, điều này là sai hoàn toàn. Vì khi bạn để cá trong 1 thời gian dài để nó mềm ra sẽ khiến món cá không còn ngon như trước, hoàn toàn mất đi hương vị, khiến món ăn trở nên nhạt nhẽo.

Biện pháp ngâm thực phẩm đúng cách

Rã đông bằng nhiệt độ ngăn mát tủ lạnh

Hãy để thịt cần rã đông trong ngăn cuối cùng của tầng mát, dùng màng bọc thực phẩm, hộp nhựa bọc kín để rã đông từ từ. Điều này sẽ ngăn vi khuẩn từ thịt sống lây lan sang các thực phẩm khác. Với khối lượng thịt to, nhỏ khác nhau mà thời gian để rã đông sẽ khác. Miếng thịt khoảng nửa cân sẽ chỉ cần khoảng vài giờ đồng hồ trong ngăn mát là tan được.

Rã đông bằng ngăn mát giúp thực phẩm giữ được độ tươi ngon, thịt không bị nhợt nhạt, có mùi hôi và quan trọng là không mất đi dinh dưỡng có trong thực phẩm. Đối với những tảng thịt lớn có thể sẽ mất một ngày để rã dông, vì thế nếu cần dùng cho ngày hôm sau hãy để thực phẩm xuống tầng mát từ trước đó.

Rã đông bằng nước lạnh

Hãy để thực phẩm trong túi zip kín bỏ vào nước lạnh. Điều này giúp thực phẩm không bị mất dinh dưỡng, cũng không bị vi khuẩn xâm nhập. Nên thay nước 30 phút 1 lần, như vậy vẫn có sự chênh lệch nhiệt độ nhưng không quá lớn sẽ giúp bạn rã đông thịt.

Rã đông bằng lò vi sóng

Sử dụng lò vi sóng ở chế độ rã đông, thực phẩm của bạn sẽ tan nhanh chóng. Tuy nhiên nên áp dụng phương pháp rã đông này với những miếng thịt có diện tích nhỏ. Với những lò vi sóng không có chế độ rã đông nên để ở nhiệt độ thấp nhất. Nên nấu ngay thực phẩm sau khi quay bằng lò vi sóng, bởi các phần chín không đều nhau có thể ảnh hưởng đến chất lượng món ăn

An Trí (tổng hợp)

Từ khóa » Tác Hại Của Thực Phẩm đông Lạnh