Bảo Vệ Rừng đầu Nguồn - VnExpress

Nước là nguồn tài nguyên quan trọng, nguồn năng lượng duy trì sự sống của sinh vật, trong đó có con người. Trong tự nhiên, nước là sản phẩm của các phản ứng hóa học. Nước được điều hòa nhờ rừng đầu nguồn.

Những tài nguyên trong các hệ sinh thái rừng đầu nguồn dần mất đi do nhu cầu về gỗ và lâm sản của con người. Con người không hình dung được trong một hệ sinh thái như vậy còn biết bao loài có giá trị sinh học, giá trị bảo tồn khác đáng giá hơn những giá trị kinh tế hiện hữu.

rung-1353986146_500x0.jpg

Bảo vệ rừng và nguồn nước cho thế hệ mai sau. Ảnh do tác giả cung cấp

Diện tích rừng đầu nguồn đã mất đi thay thế vào đó là những mảnh đất trống, trơ sỏi đá bạc màu như đang thầm trách con người. Rừng có vài trò duy trì, điều hòa nguồn nước mang lại cuộc sống cho con người, nhưng con người đã quên đi điều đó. Chúng ta đã chà đạp lên những cánh rừng mà chính nó đang bảo vệ, che chở cho cuộc sống và tương lai của mình. Hậu quả con người đã và đang gánh chịu là nguồn nước ô nhiễm, sạt lở, lũ quét…

Chính vì vậy, chúng ta cần bảo vệ rừng đầu nguồn và hãy hành động để: “Bảo vệ rừng đầu nguồn như chính là bảo vệ nguồn sống của chúng ta”.

Từ ngày 27/2 đến 27/8, độc giả VnExpress có thể tham gia cuộc thi "Bảo vệ môi trường" dưới dạng bài viết, bài ảnh, video mô tả thực trạng môi trường ô nhiễm không khí, nước...; đề xuất các sáng kiến bảo vệ hoặc nâng cao chất lượng môi trường; các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

Với bài dự thi là ảnh, độc giả gửi tối thiểu là 5 bức và tối đa 10 bức. Các bức ảnh cần có chú thích rõ ràng, dễ hiểu, có chú thích về địa danh, bối cảnh chụp. Chiều ngang của ảnh là 480 px. Dung lượng mỗi ảnh không vượt quá 10 MB. Đối với bài dự thi là clip, video, thời lượng tối thiểu 90 giây, thời lượng tối đa 3 phút, dung lượng dưới 100 MB.

Bài viết được thể hiện trên Word có độ dài không quá 1.500 từ, ảnh minh họa cho bài viết được gửi riêng, không “dán” vào Word và phải có chú thích rõ ràng cho ảnh.

Xem thể lệ cuộc thi chi tiết tại đây.

Gửi bài dự thi tại đây

 Trần Thị Hằng

Từ khóa » Các Biện Pháp Bảo Vệ Rừng đầu Nguồn