Việc Bảo Vệ Rừng đầu Nguồn Trong Biện Pháp Nông Học Có Tác Dụng Gì

Sách giải bài tập công nghệ 10 – Bài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 10

(trang 28 sgk Công nghệ 10): Hãy cho biết tác dụng của từng biện pháp cải tạo đất xám bạc màu.

Trả lời:

Tác dụng của các biện pháp cải tạo đất là: – Xây dựng bờ vùng, bờ thửa và hệ thống mương máng, bảo đảm tưới tiêu hợp lí: Khắc phục hạn hán, tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động. – Cày sâu dần kết hợp bón tăng phân hữu cơ và bón phân hóa học hợp lí: Để tăng dinh dưỡng cho đất. – Bón vôi cả tạo đất: Giảm chua. – Luân canh cây trồng: Tăng vi sinh vật cố định đạm, tăng dinh dưỡng cho đất.

(trang 28 sgk Công nghệ 10): Em hãy kể tên một số loại cây trồng được trồng trên đất xám bạc màu.

Trả lời:

Những cây phù hợp trồng trên đất xám bạc màu là: Lúa, ngô, sắn, keo lá chàm, keo tai tượng, lạc, đậu, vừng, chè….

(trang 29 sgk Công nghệ 10): Từ các nguyên nhân gây xói mòn đất em hãy cho biết: Xói mòn đất xảy ra ở đâu (vùng nào)? Đất nông nghiệp và đất lâm nghiệm thì đất nào chịu tác động của quá trình xói mòn mạnh hơn? Tại sao?

Trả lời:

– Xói mòn thường xảy ra ở vùng đồi núi vì có độ dốc lớn.

– Đất lâm nghiệm chịu tác động của quá trình xói mòn mạnh hơn vì đất lâm nghiệp đa số ở vùng có độ dốc lớn hơn đất đất nông nghiệp (thường ở vùng đồng bằng, nếu ở vùng đồi núi thì đa số thiết kế theo dạng bậc thang để giảm xói mòn).

(trang 30 sgk Công nghệ 10): Em hãy nêu tác dụng của từng biện pháp cải tạo đất xói mòn mạnh trở sỏi đá.

Trả lời:

– Làm ruộng bậc thang: Làm giảm độ dốc để hạn chế xói mòn.

– Thêm cây ăn quả: Bảo vệ đất, tăng dinh dưỡng cho đất nếu có cây họ Đậu.

– Biện pháp nông học: Làm giảm độ dốc (canh tác theo đường đồng mức), tăng dinh dưỡng cho đất, giảm chua (bón phân hữu cơ, bón vôi, luân canh,…), trồng cây thành băng dải để bảo vệ đất.

Lời giải:

Nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu:

– Hình thành do quá trình rửa trôi các hạt sét, keo và các chất dinh dưỡng ở những vùng có địa hình dốc.

– Do canh tác lạc hậu và trồng lúa lâu đời.

Lời giải:

Đất xám bạc màu có những tính chất sau: Các hạt sét, keo, chất dinh dưỡng bị rửa trôi nên lượng sét, keo, mùn, chất dinh dưỡng còn lại ít, lượng cát thì lại lớn. Vì vậy tầng đất mặt rất mỏng. Đất thường chua hoặc rất chua. Lượng vi sinh vật hoạt động trong đất rất thấp.

Lời giải:

– Những biện pháp cải tạo đất xám bạc màu là:

+ Xây dựng bờ vùng, bờ thửa và hệ thống mương máng, bảo đảm tưới tiêu hợp lí.

+ Cày sâu dần kết hợp bón tăng phân hữu cơ và bón phân hóa học hợp lí.

+ Bón vôi cả tạo đất.

+ Luân canh cây trồng.

+ Trồng xen canh với những cây họ đậu như lạc, đậu tương… vì chúng có khả năng cố định đạm.

+ Che phủ đất làm giảm lượng nước bốc hơi, giữ ẩm cho đất.

– Những biện pháp thường dùng để cải tạo đât xám bạc màu là:

+ Xây dựng bờ vùng, bờ thửa và hệ thống mương máng, bảo đảm tưới tiêu hợp lí.

+ Cày sâu dần kết hợp bón tăng phân hữu cơ và bón phân hóa học hợp lí.

+ Bón vôi cả tạo đất.

+ Luân canh cây trồng.

Lời giải:

Xói mòn đất là hiện tượng lớp đất mặt và tầng đất dưới bị mang đi nơi khác và bị phá hủy dưới tác động của nước mưa, gió, tuyết hoặc các điều kiện vật lí khác.

Lời giải:

Nguyên nhân của xói mòn đất:

– Các điều kiện vật lí như nước mưa, gió phá vỡ kết cấu đất và bào mòn, rửa trôi lớp đất mặt.

– Do địa hình dốc lớn làm tăng tốc độ của dòng chảy nên lớp đất mặt, mùn bị rửa trôi hoặc mất hẳn.

Lời giải:

Những biện pháp chính nhằm hạn chế xói mòn và cải tạo đất là:

– Làm giảm độ dốc để hạn chế xói mòn: Như làm ruộng bậc thang, trồng thêm cây ăn quả, canh tác theo các đường đồng mức, trồng cây thành băng dải, bảo vệ rừng đầu nguồn.

– Tăng vi khuẩn cố định đạm và bảo vệ đất bằng cách trồng những cây họ đậu như lạc, đậu tương…

– Tăng dinh dưỡng và độ phì nhiêu, giảm độ chua cho đất bằng cách bón phân hữu cơ kết hợp với phân khoáng, bón vôi.

Biện pháp nông học chống xói mòn là:

A. Trồng rừng đầu nguồn

B. Bảo vệ rừng đầu nguồn

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Các câu hỏi tương tự

Biện pháp nông học chống xói mòn là:

A. Trồng cây thành băng

B. Canh tác nông, lâm kết hợp

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Biện pháp nông học chống xói mòn là:

A. Trồng rừng đầu nguồn

B. Bảo vệ rừng đầu nguồn

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Biện pháp nông học chống sói mòn là:

A. Canh tác theo đường đồng mức

B. Bón phân hữu cơ kết hợp phân khoáng

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Biện pháp nông học chống sói mòn là:

A. Bón vôi cải tạo đất

B. Luân canh và xen canh gối vụ cây trồng

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Biện pháp bảo vệ và tăng nguồn thức ăn tự nhiên cho cá là:

A. Bón phân cho vực nước

B. Quản lí và bảo vệ nguồn nước

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Biện pháp nào giúp bảo vệ và phát triển nguồn thức ăn tự nhiên?

A. Bón phân vô cơ

B. Bón phân hữu cơ

C. Thay nước khi cần thiết

D. Tất cả các biện pháp trên

Biện pháp công trình cải tạo đất xói mòn là:

A. Làm ruộng bậc thang

B. Thềm cây ăn quả

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Chúng ta phải bảo vệ rừng đầu nguồn vì:

Rừng là lá phổi xanh của trái đất. Cây xanh, trong quá trình quang hợp, hấp thụ khí cacbonic và nhả ra khí ôxy cần thiết cho sự sống.

Rừng có tác dụng làm trong sạch không khí. Tán lá cản và giữ bụi. Lá cây tiết ra nhiều loại chất kháng khuẩn có tác dụng tiêu diệt vi trùng gây bệnh trong không khí.

Rừng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài quý hiếm. Trong rừng có nhiều loại cây khác nhau. Ðây là nguồn thực phẩm, nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp và dược phẩm, là nguồn gen hoang dại có giá trị trong lai tạo giống mới cho nông nghiệp và chăn nuôi.

Rừng bảo vệ và cải tạo đất. Nhờ có tán lá xoè rộng như chiếc ô, nước mưa không xối thẳng xuống mặt đất, nắng không đốt cháy mặt đất, nên lớp đất trên mặt khó bị rửa trôi theo nước mưa. Rừng nuôi đất, bồi bổ cho đất.

Ðất rừng hầu như tự bón phân, vì cành lá rơi rụng từ cây sẽ bị phân huỷ, tạo thành các chất dinh dưỡng, làm tăng độ màu mỡ của đất. Ðất phì nhiêu, tơi xốp sẽ thấm tốt, giữ nước tốt và hạn chế xói mòn. Vùng bãi triều ven biển có các rừng sú, vẹt, đước, vừa chắn sóng, vừa giữ phù sa, làm cho bờ biển không những không bị xói, mà còn được bồi đắp và tiến ra phía trước.

Rừng có tác dụng điều hoà dòng chảy trong sông ngòi và dưới đất. Nước mưa rơi xuống vùng có rừng bị giữ lại nhiều hơn trong tán cây và trong đất, do đó lượng dòng chảy do mưa trong mùa lũ giảm đi. Rừng cản không cho dòng chảy mặt chảy quá nhanh, làm cho lũ xuất hiện chậm hơn, giảm mức độ đột ngột và ác liệt của từng trận lũ. Nước thấm xuống đất rừng vừa là nguồn dự trữ nuôi cây và các sinh vật sống trong đất, vừa chảy rất chậm về nuôi các sông trong thời gian không mưa. Do đó những vùng có nhiều rừng che phủ sẽ giảm bớt được thiên tai hạn hán và lũ lụt. Rừng càng nằm gần đầu nguồn sông, tác dụng điều hoà dòng chảy càng lớn hơn.

Rừng có giá trị lớn về du lịch. Vì rừng có nhiều phong cảnh đẹp, với nhiều loại động thực vật hoang dã, lôi cuốn sự ham hiểu biết, trí tò mò của mọi người. Khí hậu trong rừng mát mẻ, điều hoà, không khí sạch sẽ còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Các biện pháp bảo vệ rừng:

Về mặt pháp lý:

- Tăng cường nhân lực, phương tiện, để phát hiện, ngăn chặn kịp thời và chống trả đích đáng trước mọi hành vi côn đồ, phản kháng của bọn lâm tặc, đầu nậu gỗ lậu. Ngay cả khi bọn chúng dùng súng, lựu đạn thì chúng ta cũng tự tin giành thế chủ động để trấn áp, chiến thắng.

- Xây dựng khung pháp lý bắt giam, khởi tố và truy tố với những ai dám phá hoại, đốt phá rừng bừa bãi vì tư lợi trước mắt. Mức giam có thể từ 5 năm đến chung thân tùy theo vị trí, cấp bậc trong xã hội, hoàn cảnh sống, tùy theo rừng bảo tồn quốc gia hay rừng tái sinh.

- Xây dựng khung pháp lý nghiêm cấm các nhân viên kiểm lâm nhận hối lộ của bọn đầu nậu gỗ để được khai thác rừng tự do bừa bãi.

- Trang bị cho các nhân viên kiểm lâm các thiết bị hiện đại để ngăn chặn kịp thời các vụ cháy rừng do thiên nhiên (hạn hán, sấm sét), con người gây ra...

- Tạm thời đưa những cánh rừng tái sinh vào danh sách bảo tồn rừng quốc gia trong một thời gian dài để có đủ thời gian phát triển đầy đủ, đa dạng các thảm thực vật, loài động vật.

Về mặt cộng đồng:

- Giáo dục cho cộng đồng địa phương.

- Dựa vào chương trình sư phạm từ cấp trung học trở lên cho đến hết bậc ĐH. Có thể gia tăng số tiết học đối với những nơi có đồng bào dân tộc ít người.

- Chấm dứt tình trạng tự do di cư - di canh bừa bãi đã tồn tại mấy chục năm nay bằng cách quản lý chặt chẽ các đồng bào dân tộc chuyên sống du canh du mục từ trước đến nay tại các địa phương.

- Phải cương quyết đưa trở về nguyên quán tất cả những người tự do di canh với kinh phí lấy từ ngân sách nhà nước.

- Tuyên dương (bằng khen, tiền thưởng...), phục hồi công việc và chức vụ với những ai đã can đảm đứng ra tố cáo những kẻ chặt phá rừng bừa bãi.

- Đối với những người du mục, du canh bị trả về chỗ cũ thì hỗ trợ một khoản tiền sinh sống qua ngày, tạo công ăn việc làm, cung cấp một mảnh đất canh tác theo quy hoạch của nhà nước, của địa phương.

Về mặt vi mô và vĩ mô:

- Có những chính sách ưu tiên cho những khu vực khó khăn về kinh tế, giáo dục, y tế...

- Rút ngắn khoảng cách giàu nghèo; thành thị và nông thôn; đồng bằng và miền núi...

- Thường xuyên phát động chương trình trồng cây gây rừng vào các dịp lễ hội quốc gia: 30/4, 2/9, 19/5...

Từ khóa » Các Biện Pháp Bảo Vệ Rừng đầu Nguồn