Bát Kỳ Hỏa Phụng Liêu Nguyên Là Ai - Mua Trâu
Có thể bạn quan tâm
Tuân Úc (163 - 212), tự là Văn Nhược, người huyện Dĩnh Âm quận Dĩnh Xuyên, Dự Châu. Ông nội là Tuân Thục làm chức huyện lệnh Dĩnh Âm; cha là Tuân Côn từng giữ chức Tế Nam tướng; chú là Tuân Sảng làm tới chức Tư không trong triều Hán Hiến Đế. Tuân Úc đứng hàng thứ hai trong số Bát Kỳ - tám đệ tử giỏi nhất của Thủy Kính tiên sinh.
Nội dung chính Show- Các chiến dịch đã tham gia
- Thu phục loạn dân ở Toan Táo (năm 191)
- Bảo vệ Duyện Châu khỏi phản biến (năm 194)
- Phụng thiên tử về Hứa Đô (năm 196)
- Giải vây Tào Tháo trong chiến dịch Uyển Thành (năm 197)
- Chiến dịch Từ Châu (năm 198)
- Chiến dịch Quan Độ (năm 200)
- Chiến dịch Xích Bích (208)
- Nhận xét về Tuân Úc
- Sở trường
- Tính cách
- Sự thật lịch sử
Nhị kỳ Tuân Úc đến với Tào Tháo vì cho rằng Tháo là một chúa công xứng đáng hơn các chư hầu khác, kể cả Minh chủ Liên minh Quan Đông Viên Thiệu. Sau khi xuất sơn, Tuân Úc cải trang thành một lính đưa thư để quan sát một cách khách quan nhất thái độ của các chư hầu trong lều liên quân Quan Đông. Chán nản vì nhận thấy các chư hầu đều là phường “chí mỏng tài sơ”, Tuân Úc bèn đi theo Tào Tháo, quân phiệt phương Bắc duy nhất vào lúc đó xuất quân truy kích Đổng Trác. Tuy Tháo binh mỏng lương ít, nhưng chỉ dựa vào ba tấc lưỡi, Tuân Úc đã thuyết phục một lượng lớn loạn dân (trước đây vốn theo khởi nghĩa Khăn Vàng), đem lương thực quy thuận Tào Tháo, tạo nên đội quân chiến đấu chủ lực sau này (quân Thanh Châu). Bản thân là nhà chính trị, nội an, Tuân Úc ít khi tham gia trực tiếp vào các chiến dịch quân sự mà chỉ chú trọng vào việc xây dựng đội ngũ quan lại, vạch ra các chiến lược phát triển kinh tế, thu phục nhân tâm, tạo dựng danh tiếng chính trị to lớn cho Tào Tháo. Mỗi khi Tào Tháo viễn chinh, Tuân Úc thường trấn thủ hậu phương nhằm ổn định lòng quân cũng như có thể tiếp viện kịp thời quân lương khi cần thiết. Ngoài ra, Tuân Úc còn là một nhà ngoại giao tài giỏi khi nhiều lần du thuyết các chư hầu nhằm kêu gọi đình chiến hoặc liên minh vào những thời điểm quan trọng có tính bước ngoặt, xoay chuyển tình thế mỗi khi quân Tào nguy khốn. Tuân Úc còn có khả năng điều quân khiển tướng, tuy không thể hiện nhiều.
Các chiến dịch đã tham gia
Thu phục loạn dân ở Toan Táo (năm 191)
Mưu kế đầu tiên của Tuân Úc là khuyên Tào Tháo truy kích Đổng Trác, giành lại hoàng đế. Tuy cuộc truy kích thất bại nhưng điều này đã đem đến danh tiếng lớn cho Tào Tháo trong lòng dân chúng, khiến Tháo trở nên nổi bật hơn các chư hầu khác. Dân chúng vì ngưỡng mộ biểu hiện trung nghĩa của Tào Tháo nên đã tình nguyện đem lương thực theo gia nhập Tào quân. Tào Tháo không mất tiền lương mà lại nhanh chóng có được một lực lượng chiến đấu đông đảo.
Bảo vệ Duyện Châu khỏi phản biến (năm 194)
Tào Tháo mượn cớ Đào Khiêm hại chết cha mình là Tào Tung, đã khởi binh chinh phạt Từ Châu, tàn sát hàng vạn dân chúng. Điều này tạo cớ để Trần Cung và Trương Mạc lợi dụng, dựa vào quân lực của Lữ Bố phản biến ở Duyện Châu, hậu phương của Tào Tháo. Tào Tháo đưa quân về dẹp loạn và hai quân Tào – Lữ đụng độ ở Bộc Dương nhưng do quân Tào khinh tiến nên đã trúng kế của Trần Cung và bị vây trong thành. Trong lúc này, vì quân sư chính Quách Gia ngã bệnh, Tuân Úc vội ra tiền tuyến điều binh khiển tướng, người thì nghi binh phân tán quân lực địch, người thì lợi dụng thời cơ cứu viên Tào Tháo và các tướng đang bị vây. Trước đó, bản thân Tuân Úc cũng đã du thuyết Thứ sử Dự châu Quách Cống xin viện binh và tình cờ gặp Tư Mã Ý tại đây. Sau khi phân tích lợi hại, Tuân Úc đã lôi kéo được hai người này về đứng về phía mình. Trong khi Tư Mã Ý và Quách Cống nghi binh cầm chân Trần Cung ở ngoại thành thì Tàn binh đột kích Lữ Bố giải vây cho Tào Tháo. Cuối cùng, Tuân Úc sử dụng đội kỳ binh là số quân Khăn Vàng trong lưu lạc trong dân gian đánh úp Trần Cung khiến y không kịp trở tay đồng thời đoạt phần lớn lương thảo của Lữ Bố, chính thức đánh bại phản quân. Lữ Bố và Trần Cung phải chạy về Từ châu nương nhờ Lưu Bị.
Phụng thiên tử về Hứa Đô (năm 196)
Là trung thần của Hán thất, Tuân Úc luôn hướng về hoàng đế đang lưu lạc ở Trường An nhưng vẫn không dám tiến đánh Lý Thôi, Quách Dĩ giành lại hoàng đế vì sẽ phạm điều bất nghĩa. Khi Lý, Quách trở măt đánh nhau, hoàng đế được Dương Phụng và Đổng Thừa phò trợ bỏ chạy về Lạc Dương. Tuân Úc khuyên Tào Tháo đến cứu giá và đã đón được hoàng đế. Quân Tào thừa thế truy kích, giết chết Lý Thôi, Quách Dĩ, Trương Tế, chính thức xóa sổ quân Tây Lương của Đổng Trác, sáp nhập Trường An vào bản đồ. Nhân vì Trường An, Lạc Dương bị tàn phá nặng nề, Tuân Úc khuyên Tào Tháo thiên đô về Hứa huyện, nằm trong lòng lãnh địa của Tháo, để dễ kiểm soát, bảo vệ. Từ đây, Tào Tháo tiếp tục con đường "phụng thiên tử, lệnh chư hầu". Sau lần xuất quân này, Tuân Úc còn tiến cử hai tướng tài với Tào Tháo là Từ Hoảng và Mãn Sủng.
Giải vây Tào Tháo trong chiến dịch Uyển Thành (năm 197)
Sau khi đón được hoàng đế, Tào Tháo cất quân xuống Nam Dương đánh Trương Tú, mục đích tạo một phòng tuyến an toàn phía nam Hứa Xương. Tuy nhiên, dưới sự giật dây của Lục kỳ Bàng Thống, Trương Tú và các quan phiệt nhỏ đã cùng nhau bất ngờ phản công, tập kích doanh trại của Tào Tháo, giết chết Điển Vi và Tào Ngang, vây khốn Tào Tháo. May mắn thay, Tuân Úc bằng tài dùng người của mình đã bố trí Vu Cấm ở Vũ Âm,, nhờ đó cứu được Tào Tháo một mạng. Bên cạnh đó, Tuân Úc và Tuân Du cùng đi phủ dụ các quân phiệt lớn như Viên Thiệu, Viên Thuật, Lữ Bố, nhằm tránh Táo Tháo phải chịu công kích quá nhiều mặt. Tuân Úc còn chấp nhận lời yêu cầu của Tư Mã Lãng, một lần nữa chấp nhận sự quy thuận của Tư Mã gia, nhằm giải quyết vấn đề lương thực trước mắt và chiếm lấy sự ủng hộ của giới thương gia.
Chiến dịch Từ Châu (năm 198)
Dấu ấn của Tuân Úc lúc đầu chiến dịch khá mờ nhạt, do bị phía Lữ Bố bắt cóc và giam lỏng. Tuân Úc được thả, theo mưu kế của Trần Cung, đã bị lợi dụng để cung cấp các thông tin tình báo giả khiến cho quân Tào gặp phải bất lợi. Tuy nhiên sau khi Lữ Bố trúng kế của Quách Gia, Tuân Úc đã có những nước cờ phối hợp nhằm đảm bảo chiến dịch thắng lợi:
- Du thuyết Viên Thuật, đảm bảo Thuật sẽ đứng ngoài vòng chiến. Nếu không, quân Tào hai mặt thọ địch, không nói trước được kết quả sẽ ra sao.
- Lôi kéo Lưu Bị, nhằm tạo ảnh hưởng về mặt chính trị (lúc này Bị đã được thừa nhận hoàng thúc nên nếu được hoàng tộc “góp sức” thì việc đánh Lữ Bố sẽ ít bị phản đối) đồng thời lưu lại một quân cờ quan trọng để tấn công Viên Thuật (vì sau khi Lữ Bố bị diệt thì Viên Thuật sẽ là mối nguy phía sau của Tào Tháo).
- Trấn an hoàng đế (vốn có giao tình khá tốt với Lữ Bố), tạo thuận lợi cho cuộc chinh phạt của Tào Tháo.
Chiến dịch Quan Độ (năm 200)
Tuân Úc không trực tiếp tham gia cầm quân trong chiến dịch này. Nguyên nhân trực tiếp là do trong chiến dịch phòng thủ Từ châu trước đó, Tuân Úc đã trúng mai phục của Viên Phương và bị Cao Lãm bắn trọng thương. Tuy sau đó Tuân Úc chỉ lưu lại trấn giữ hậu phương nhưng lại có tầm ảnh hưởng rất lớn đến cục diện.
- Tuân Úc là chất keo gắn chặt quyền lời của hoàng đế với Tào Tháo, đề phòng thiên tử bị các thế lực phe Viên Thiệu lôi kéo, chống đối từ phía sau. Việc hoàng đế ủng hộ Tào Tháo (hoặc chí ít cũng không phản đối) khiến cho việc Viên Thiệu ra quân nam tiến là không chính nghĩa, không hợp đạo lý.
- Tuân Úc lưu lại hậu phương có thể ổn định lòng quân và dân (do danh vọng rất tốt), tiếp tục thúc đẩy sản xuất, giữ gìn trị an, bảo vệ căn cứ địa khỏi sự đe dọa của các chư hầu khác và có thể chi viện cho tiền tuyến khi cần.
Tóm lại, việc Tuân Úc trấn giữ Hứa Đô giúp Tào Tháo và Quách Gia an tâm để tập trung hoàn toàn vào mặt trận Quan Độ.
Chiến dịch Xích Bích (208)
Một lần nữa, Tuân Úc lại trấn giữ Hứa Đô khi Tào Tháo viễn chinh Kinh châu và sau đó là Giang Đông.
Nhận xét về Tuân Úc
Sở trường
Trị quốc an dân, thu phục nhân tâm; vạch chiến lược, xây dựng sức mạnh chính trị - kinh tế - quân sự; tuyển chọn quan lại và bố trí nhân sự; ngoại giao. Là nhà chính trị, ngoại giao kiệt xuất. Danh vọng tốt, có tiếng nói quan trọng đối với hoàng đế, Tào Tháo và các triều thần khác.
Tính cách
Cương trực nhưng cũng rất khéo ứng xử; thông minh, quyết đoán trong các quyết sách; trung hậu, nhân từ; nhẫn nại, khoan hòa.
Mâu thuẫn với Tào Tháo: Tuân Úc đi theo con đường “ánh sáng, nuôi dưỡng” nên luôn chú trọng vào việc phát triển ít bạo lực, ít đổ máu nhất; luôn trù tính, chuẩn bị cho tương lai, làm thế nào để nước giàu quân mạnh. Tuy nhiên, Tào Tháo lại là một người có tham vọng và dã tâm rất lớn, bằng chứng là đã lợi dụng cái chết của cha để xâm chiếm và tàn sát nhân dân Từ châu. Việc Tào Tháo nghe theo lời Quách Gia tấn công Từ châu đã khiến Tuân Úc không hài lòng, và chính Úc cũng đã chất vấn Tháo (khi cứu giá). Tuân Úc cũng nhận thức rõ Tháo là gian hùng nhưng vẫn tự tin rằng bản thân có thể khống chế Tào Tháo (qua cuộc nói chuyện với Tư Mã Lãng). Là người trung thành với Hán thất, Tuân Úc luôn giúp Tào Tháo giành được thêm quyền lực để phục vụ hoàng đế nhưng cũng âm thầm rèn giũa hoàng đế để khống chế Tháo.
Sự thật lịch sử
- Tào Tháo, sau khi bại trân ở Huỳnh Dương, phải chạy đến Ký châu nương nhờ Viên Thiệu. Tào Tháo và Tuân Úc gặp nhau lần đầu tiên khi cùng nghị sự với Viên Thiệu, sau đó hai người cùng đàm luận về thế sự và đều khâm phục lẫn nhau. Sau khi Tào Tháo mượn cớ xuống Nam chặn Viên Thuật, đã đem quân bỏ Viên Thiệu đến Duyện châu khởi sự. Sau đó Tuân Úc mới về với Tào Tháo. Nên không có chuyện Tào Tháo cố ý bại trận do nghe theo lời khuyên của Tuân Úc.
- Tuân Úc không diễn thuyết mà thu phục mấy vạn loạn dân. Số người này do Tào Tháo đánh dẹp khi mới đến Duyện châu nhậm chức, phần để ổn định trị an, phần để biểu dương vũ lực với các quân phiệt khác trong vùng. Số người đầu hang được chia làm hai: những người chiến đấu được thì được đưa vào huấn luyện, lập nên quân đồn (quân Thanh Châu); những người còn lại lập thành dân đồn cùng nhau canh tác lại ruộng đất bỏ hoang.
- Trong cuộc phản biến ở Duyện châu, Tuân Úc không chỉ huy quân tập kích Trần Cung. Cuộc chiến bất phân thắng bại từ lúc đầu. Đồng thời lúc đó, Duyện châu bị nạn châu chấu nên cả hai phía đều tổn thất. Tào Tháo có nhiều lương hơn, do cướp được tại Từ châu, nên dùng lương thảo dụ Lữ Bố trúng kế mai phục, triệt để đánh đuổi Lữ Bố, Trần Cung cùng những quan lại làm phản ra khỏi Duyện châu. Hạ Hầu Đôn cũng không theo Tào Tháo đánh Từ châu mà cùng Tuân Úc, Trình Dục giữ Duyện châu.
- Tuân Úc không du thuyết Quách Cống. Chính Cống đưa quân đến Quyên thành dò hỏi thực lực của Tào Tháo trước khi quyết định gia nhập phe phản quân của Trần Cung và Trương Mạc. Tuân Úc đã lên tường thành thuyết phục Quách Cống đứng trung lập trong cuộc chiến.
- Tuân Úc là chú của Tuân Du nhưng lại thua Tuân Du hai tuổi.
- Tuân Úc không quen biết Từ Hoảng trước khi cứu giá, người thuyết phục Từ Hoảng về với Tào Tháo là Mãn Sủng.
Từ khóa » Thủy Kính Bát Kỳ
-
Thủy Kính Bát Kỳ, Họ Thực Sự Là Ai Trong Lịch Sử? (Phần 1) - GameK
-
Thủy Kính Bát Kỳ, Họ Thực Sự Là Ai Trong Lịch Sử? (Phần 2) - GameK
-
Thủy Kính Bát Kỳ – Nơi Trí Tuệ Thăng Hoa
-
HỘI NHỮNG NGƯỜI HÂM MỘ HỎA PHỤNG LIÊU NGUYÊN
-
Hoả Phụng Liêu Nguyên – Viết Cho Những Kẻ đã Ngã Xuống… Và Cho ...
-
Sư Phụ Của Ngọa Long, Phụng Sồ: Thủy Kính Tiên Sinh Chính Thức ...
-
Bát Kỳ Hỏa Phụng Liêu Nguyên
-
Hieu163
-
Bát Kỳ Hỏa Phụng Liêu Nguyên
-
Bát Kỳ Hỏa Phụng Liêu Nguyên
-
Danh Sách Nhân Vật Trong Hỏa Phụng Liêu Nguyên - Wikiwand
-
Hội Những Người Hâm Mộ Hỏa Phụng Liêu Nguyên
-
Bát Kỳ Hỏa Phụng Liêu Nguyên
-
CHÂN ĐỊNH THƯỜNG SƠN CÒN KẺ NÀO? – Bát Kỳ Là Ai?