Hieu163
Có thể bạn quan tâm
Skip to content Đôi mắt là phương tiện để nhân gian tiếp nhận thế giới quanh mình, còn tư duy mới là nơi xử lí, là ngọn đuốc soi đường, dẫn dắt một con người hành động. Đúng hay sai, thành hay bại cũng từ đây mà ra. Vì vậy, bài đầu tiên mà Thủy Kính tiên sinh dạy cho học trò của mình, chắn chắn là tư duy theo kiểu Bát Kỳ. Nói tư duy kiểu Bát Kỳ thật ra là tư duy theo kiểu Thủy Kính – Tư Mã Huy, một dạng bài học được “nghe lóm” một cách không đầy đủ, được quần hùng trong thiên hạ tự hào khoe khoang bất cứ “mảnh” bài học nào mà họ có, như lần Văn Xú đối đầu Lữ Bố tại Lạc Dương: “Chê địch, khen ta có 3 cách: -Thứ nhất, tướng địch vừa thắng thì bảo tướng bên ta sơ suất. -Thứ hai, nếu tướng địch tiếp tục thắng thì bảo quân sư bên ta bày trận, dự tính không hợp lí -Thứ ba, nếu tướng địch luôn thắng, thì bảo tướng địch hữu dũng vô mưu” “Hữu dũng vô mưu” Bốn chữ mà hàng trăm năm nay đã lướt vào tai bao thế hệ, chạy xuyên qua những bộ não bình thường, tuôn ra trên những bàn tiệc, những buổi trà dư hậu tửu, thống khoái, hả hê khi bàn tán về một tướng lĩnh nào đó… Trần Mỗ có cái nhìn khác. Ông đặt độc giả của mình vào bước đầu trong lối tư duy Bát Kỳ đơn giản mà thâm sâu như thế. “ Võ tướng tuy dũng mãnh nhưng trên chiến trường, trăm vạn binh sĩ mới là người chiến đấu. Chiến trận chỉ là cuộc so đo sĩ khí giữa hai bên mà thôi” Trên chiến trận quy mô, tướng lãnh không chỉ khác biệt ở khả năng chiến đấu, một vị tướng còn là ngọn đuốc soi đường, là niềm tin chiến thắng cho trăm vạn binh sĩ chuẩn bị lao vào một tắm máu… lúc đó, niềm tin sẽ nhân lên rất nhiều trên nhân số binh lính, những con tốt ngơ ngác trên chiến trường… “Lòng tin có thể giúp chi phối bản thân Nỗi sợ có thể hủy diệt tất cả”. Sĩ khí luận là loại lí luận nhằm hạ bệ tướng lĩnh của đối phương bằng mọi giá, ngay cả những “thường thắng tướng quân” cũng sẽ trở thành những kẻ cục súc, ngu si trong sĩ khí luận của kẻ thù. Nhưng sĩ khí luận cũng được Thủy kính xây dựng trên nền tảng tư duy của ông nên không chỉ để “chê địch khen ta”, mà còn tác dụng thứ ba rất quan trọng: chống cạm bẫy khinh địch. Khinh địch là đại kỵ của binh gia. Một tính toán sai lầm có thể dẫn đến toàn quân đại diệt huống hồ là tự che mắt mình bằng tấm màn nhung của tư duy tự phụ. Bước đầu tiên của tư duy kiểu Bát Kỳ chính là tư duy toàn diện. Bình tĩnh phân tích lợi hại, thiệt hơn, tính toán những biến số bất ngờ trong thế trận, tôn trọng tướng lĩnh của đối thủ, tính đến cạn lời mới thôi… Đó cũng bước đầu tiên trong tư duy kiểu Bát Kỳ được giới thiệu bởi Trần Cung trong trướng quân Lữ Bố. Cách sử dụng tư duy Bát Kỳ của Trần Cung rất khéo léo, không chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở cách thức xem xét lại của bộ sậu quân sư mà câu chốt đã là một cú hích tinh thần cực lớn cho cả đội ngũ. Đó là “sĩ khí luận kiểu Trần Cung”. “Sĩ khí luận” có rất nhiều kiểu biến tướng mà cách sử dụng cũng phong phú tùy theo trường hợp, ví dụ rất rõ mà chúng ta có thể thấy là sự kiện Lữ Bố đột kích trại quân Quan Đông trong đêm. Phía Quan Đông rêu rao Lữ Bố dũng mãnh nhưng vì vô mưu nên cuộc đột kích đó làm mất mạng hơn vạn binh sĩ trong đêm. Ngược lại, phía bên kia chiến tuyến, Trương Liêu vạch trần việc quân Quan Đông phao tin ấy hòng che mờ đi tổn thất gây ra bởi duy nhất một Lữ Bố đơn thương độc mã. Quan trọng hơn, chuyến đột kích ấy không phải là cơn trả thù mù quáng, mà nó còn có tác dụng ngăn chặn quân Quan Đông một thời gian, hòng tạo cơ hội cho quân Đổng Trác dẹp loạn cuộc binh biến bất ngờ ở hậu phương. Không ai biết câu trả lời thật sự ở đâu dù nghe cả lời biện minh của hai phía. Thủy kính không quan tâm, sĩ khí luận cũng không. Mục đích tối cao của tinh thần luận này là tránh những thiệt hại lớn hơn do cái nhìn bất cẩn, khinh địch, tính toán sơ suất gây ra. Lần thứ hai tư duy Bát Kỳ được nhắc đến là Chu Du sau bước đầu tiên của đại mưu kế “mãnh hổ phá cũi đại lợi Giang Đông”. Bước đầu tiên là tráo quân cờ, thả yếu tố gây rắc rối – ngọc tỷ ra khỏi quân mình, tráo quân cờ khiến quân địch khiến tưởng Tôn Sách đã chết nên không còn phòng bị, toàn quân lặng lẽ hội tụ, đánh một mạch xuống Giang Đông. Ở trường đoạn này, Chu Du “bật mí” cách tư duy “liên hoàn kế” kiểu Bát Kỳ, Tôn Sách chết => Viên Thuật có ngọc tỷ, xưng đế => Viên Thiệu (thật ra là Viên Phương) chắc chắn sẽ nhân cớ đó bình định phương Bắc => tương tự, hai kỳ nhân trong quân Tào sẽ tiến đánh Trường An, bắt thiên tử, lệnh chư hầu => đẩy Viên Thuật vào chỗ nghịch tặc => toàn phương Bắc rơi vào cuộc binh biến, quân Tôn Sách sẽ rãnh tay mà bình định Giang Hạ. Đây có thể xem là phần nào đó trong “bước thứ hai” của lối “tư duy kiểu Bát Kỳ” và nó liên quan đến đánh trận, bày mưu (sau bước thứ nhất là xem xét, đánh giá tình hình). “Tư duy Bát Kỳ” thật ra cũng chính là tư duy của Trần Mỗ được truyền tải xuyên suốt trong truyện, nó là cái nhìn đa chiều, là tiếng lòng của hậu thế, của những bộ óc yêu thích sự tiến bộ, yêu công bằng, thích xem xét lại lịch sử với một góc nhìn khách quan hơn, đa chiều hơn. “Tư duy Bát Kỳ” hay tư duy kiểu Trần Mỗ là một dạng tư duy độc lập, một kiểu tư duy không bảo người ta cái nào đúng cái nào sai, ông chỉ cung cấp phương pháp luận, đúng sai là do tự mỗi người nhận ra bài học của chính mình. Nhờ vậy mà một Lữ Bố nổi tiếng “hữu dũng vô mưu” suốt ngàn năm qua bỗng trở nên gần gũi, chân thật mà dễ đồng cảm hơn. Những nhân vật khác, cho dù nhỏ bé, cho dù ít được đề cập trong thiên tiểu thuyết vĩ đại Tam Quốc Diễn Nghĩa cũng ít nhiều được Trần Mỗ chấm phá một vài góc nhìn, để lại những dấu ấn khó phai mờ trong lòng người đọc. “Người thầy giỏi là người chỉ cho học trò nhìn về hướng đúng nhưng không bảo phải nhìn vào cái gì” Nếu đã đọc, cảm được và yêu Hỏa Phụng Liêu Nguyên hãy cố giữ tư duy Bát Kỳ trong đầu mình. Đó không phải là tư duy làm quá mọi việc lên như suy nghĩ của những đầu óc thiển cận, đó là tư duy cẩn thận, cầu toàn. Nó cũng giống như việc bình xét một nhân vật của lịch sử, học cái hay, nhận ra cái dở nhưng không phải chỉ biết bám lấy cái dở đó mà huênh hoang, mà chứng tỏ bản thân với những thứ vô nghĩa. Bình xét một nhân vật có thể cho ta cái hay của nhân vật, cũng có thể rút kinh nghiệm từ sai lầm của nhân vật đó, tư duy Bát Kỳ là tư duy cầu tiến, hướng tới những cái tốt đẹp hơn cho bản thân chứ không phải kiểu “vạch lá tìm sâu”. Không mờ mắt trước khuyết điểm của đối thủ, cũng không mù quáng trước hào quang của thành tựu, giống như cách Chu Du lật ngược bàn cờ Xích Bích “một khắc trước khi thất bại thì vẫn chưa là bại”, hay như việc chúng ta say mê Bát Kỳ mà quên mất cái tên này nổi lên cũng nhờ hai chữ đứng trước trong cụm “Thủy Cảnh Bát Kỳ” vậy. Search for:
Recent Posts
- TƯ DUY KIỂU BÁT KỲ (Made by Hoàng Hưng)
Recent Comments
Archives
- March 2016
Categories
- Bát Kỳ
- Hoả Phụng Liêu Nguyên
Recent Posts
- TƯ DUY KIỂU BÁT KỲ (Made by Hoàng Hưng)
Recent Comments
Archives
- March 2016
Categories
- Bát Kỳ
- Hoả Phụng Liêu Nguyên
- Subscribe Subscribed
- hieu163 Sign me up
- Already have a WordPress.com account? Log in now.
-
- hieu163
- Customize
- Subscribe Subscribed
- Sign up
- Log in
- Report this content
- View site in Reader
- Manage subscriptions
- Collapse this bar
Từ khóa » Thủy Kính Bát Kỳ
-
Thủy Kính Bát Kỳ, Họ Thực Sự Là Ai Trong Lịch Sử? (Phần 1) - GameK
-
Thủy Kính Bát Kỳ, Họ Thực Sự Là Ai Trong Lịch Sử? (Phần 2) - GameK
-
Thủy Kính Bát Kỳ – Nơi Trí Tuệ Thăng Hoa
-
HỘI NHỮNG NGƯỜI HÂM MỘ HỎA PHỤNG LIÊU NGUYÊN
-
Hoả Phụng Liêu Nguyên – Viết Cho Những Kẻ đã Ngã Xuống… Và Cho ...
-
Sư Phụ Của Ngọa Long, Phụng Sồ: Thủy Kính Tiên Sinh Chính Thức ...
-
Bát Kỳ Hỏa Phụng Liêu Nguyên
-
Bát Kỳ Hỏa Phụng Liêu Nguyên
-
Bát Kỳ Hỏa Phụng Liêu Nguyên
-
Danh Sách Nhân Vật Trong Hỏa Phụng Liêu Nguyên - Wikiwand
-
Hội Những Người Hâm Mộ Hỏa Phụng Liêu Nguyên
-
Bát Kỳ Hỏa Phụng Liêu Nguyên
-
CHÂN ĐỊNH THƯỜNG SƠN CÒN KẺ NÀO? – Bát Kỳ Là Ai?
-
Bát Kỳ Hỏa Phụng Liêu Nguyên Là Ai - Mua Trâu