Thủy Kính Bát Kỳ, Họ Thực Sự Là Ai Trong Lịch Sử? (Phần 2) - GameK
Có thể bạn quan tâm
- GAME MOBILE
- eSPORTS
- KHÁM PHÁ
- MANGA/FILM
- HÓNG
- CỘNG ĐỒNG
- GameK
- ›
- Manga/Film
0 Hỏa Phụng Liêu Nguyên
- Theo TTVN / Trí Thức Trẻ | 08/02/2014 0:00 AMMMORTS 31/07/2016 NCB: Trung Quốc NPH:CHI TIẾT
TIN LIÊN QUAN
-
Hỏa Phụng Liêu Nguyên: Những cái chết đầy tiếc nuối
Hỏa phụng liêu nguyên, một góc nhìn mới về Tam quốc chí
Thủy kính bát kỳ, họ thực sự là ai trong lịch sử? (Phần 1)
Chúng ta hãy cùng với những nhân vật còn lại của Thủy kính bát kỳ trong bộ truyện tranh vô cùng nổi tiếng, Hỏa Phụng Liêu Nguyên.
Ở phần trước chúng ta đã điểm qua 4 nhân vật đầu tiên trong Thủy Kính Bát Kỳ - linh hồn của truyện tranh Hỏa Phụng Liêu Nguyên, những nhân vật được mệnh danh "có 1 người sẽ có cả thiên hạ". Lần này hãy cùng điểm qua những nhân vật còn lại, họ là ai, đóng vai trò gì trong lịch sử?5. Ngũ Kỳ - Chu DuChu Du tên tự là Công Cẩn, là danh tướng và khai quốc công thần của nước Đông Ngô thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là một nhà quân sự tài ba, chuyên về thủy chiến, chức vụ chính thức là Đại đô đốc, nên được gọi là Chu Đô đốc. Chu Du nổi tiếng với chiến thắng ở sông Xích Bích trước quân Tào Tháo, là trận chiến lớn nhất thời đó. Bên cạnh đó, Chu Du rất am hiểu âm luật, có vẻ ngoài hào hoa nên được xưng là Mỹ Chu Lang.Con đường hưng nghiệp của ông bắt đầu khi Tôn Sách - bạn tâm giao từ nhỏ ly khai Viên Thuật, trở về Giang Đông xây dựng cơ đồ riêng cho mình. Lúc đó, Chu Du lập tức đem binh lương giúp Tôn Sách, theo Tôn Sách bắt đầu đánh dẹp các nơi. Đến lúc Tôn Sách bị ám sát qua đời, ông vẫn giúp đỡ Tôn Quyền hoàn thành nghiệp lớn với vô số chiến công. Tuy nhiên điều đáng tiếc là ông lại qua đời quá sớm ở tuổi 36 sau cơn bạo bệnh tại Ba Khâu, để lại một đất nước Đông Ngô cùng vô số hoài bão.6. Lục Kỳ - Bàng ThốngBàng Thống tự là Sỹ Nguyên, hiệu là Phượng Sồ, là mưu sĩ của Lưu Bị thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông thường được người đời sau so sánh là tài năng ngang với Khổng Minh, người sống cùng thời với ông. Bàng Thống được La Quán Trung miêu tả trong Tam quốc diễn nghĩa là "người mày rậm, mũi gồ, mặt đen, râu ngắn, hình dung xấu xí" tuy nhiên trong lịch sử có rất ít dẫn chứng về điều này.Bàng Thống được tướng kế nhiệm Chu Du là Lỗ Túc viết thư giới thiệu với Lưu Bị và chỉ sau 1 cuộc đàm đạo, ông đã được Lưu Bị thừa nhận, phong cho làm Thị trung tòng sự, rồi ít lâu sau thăng ông lên chức Quân sư trung lang tướng, cùng cấp với Gia Cát Lượng. Ở bên Lưu Bị, Bàng Thống được ví như 1 nửa sức mạnh của quân Thục. Điều đáng tiếc là trong trận chiến ở Nhạn Kiều, ông trúng tên và tử trận, khi đó mới chỉ 36 tuổi.7. Thất Kỳ - Khổng MinhGia Cát Lượng tự là Khổng Minh (181–234), hiệu là Ngọa Long tiên sinh, là vị quân sư và đại thần của nước Thục thời hậu Hán. Ông là một chính trị gia, nhà quân sự, học giả và cũng là một nhà phát minh kỹ thuật. Trong quân sự, ông đã tạo ra các chiến thuật như: Bát Quái trận đồ, Liên nỏ, Mộc ngưu lưu mã. Tương truyền ông còn là người chế ra đèn trời (Khổng Minh đăng - một dạng khinh khí cầu cỡ nhỏ) và món màn thầu. Thân thế Gia Cát Lượng được biết tới nhiều nhất qua tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa, cũng 1 phần bởi trong đó, tác giả La Quán Trung đã xây dựng ông như 1 hình tượng sở hữu đủ mọi thứ hoàn hảo nhất, từ mưu lược đến tính cách.Ở bên Lưu Bị, ông đã góp 1 phần cực kỳ to lớn trong cơ đồ chung của nhà Thục, có thể nói nhà Thục phát triển trên con đường mưu lược của Khổng Minh. Những chiến công hiển hách nhất của ông có thể kể đến như trận Xích Bích, trận Tân Dã, không thành kế đuổi Tư Mã Ý,... Tuy nhiên sau khi Lưu Bị qua đời, Lưu Thiện lên ngôi mà không có chút thực tài, dẫn đến việc chững lại của nước Thục. Đến tháng 8 năm 234, do khó nhọc mà Gia Cát Lượng sinh bệnh rồi mất ngay trong chiến dịch Bắc Phạt lần thứ 6, lúc bấy giờ ông mới 54 tuổi, được phong tặng là Trung Vũ Hầu người đời thường gọi là Gia Cát Vũ Hầu. 30 năm sau, Lưu Thiện đầu hàng Ngụy, nước Thục diệt vong.8. Bát kỳ - ?Cho đến giờ nhân vật bát kỳ trong Hỏa Phụng Liêu Nguyên vẫn chưa được Trần Mưu tiết lộ. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có rất nhiều dự đoán về nhân vật này, chúng ta có thể kể ra 1 số cái tên như: Tư Mã Ý? Lục Tốn? Hoàng Nguyệt Anh? Từ Thứ? ... hoặc có thể đó chỉ là 1 nhân vật hư cấu giúp mạch truyện hấp dẫn hơn như Viên Phương.Tìm hiểu thêm về truyện tranh Hỏa Phụng Liêu Nguyên tại đây |
Hỏa Phụng Liêu Nguyên
Khổng Minh đăng
Gia Cát Lượng
Tam Quốc
Lịch sử Trung Quốc
Xích Bích
Tôn Quyền
Ngọa Long
Tào Tháo
đèn trời
Xem thêm- TRANG CHỦ
- GAME ONLINE
- THỊ TRƯỜNG
- PC CONSOLE
- eSPORTS
- GAME MOBILE
- RSS
© Copyright 2007 - 2024 – Công ty Cổ phần VCCorp Tầng 17, 19, 20, 21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội. Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên internet số 3634/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP Hà Nội cấp ngày 06/09/2017
GameK:
TRỤ SỞ HÀ NỘI: Tầng 22, Tòa nhà Center Building, Hapulico Complex, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 024 7309 5555 Email: info@gamek.vn Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Nguyễn Bích Minh VPĐD tại TP.HCM: Tầng 4 Tòa nhà 123, 127 Võ Văn Tần, phường 6, quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Hotline hỗ trợ quảng cáo: Email: giaitrixahoi@admicro.vn Hỗ trợ & CSKH: Admicro Address: Tầng 20, Tòa nhà Center Building - Hapulico Complex, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
Chính sách bảo mật
Chat với tư vấn viênTừ khóa » Thủy Kính Bát Kỳ
-
Thủy Kính Bát Kỳ, Họ Thực Sự Là Ai Trong Lịch Sử? (Phần 1) - GameK
-
Thủy Kính Bát Kỳ – Nơi Trí Tuệ Thăng Hoa
-
HỘI NHỮNG NGƯỜI HÂM MỘ HỎA PHỤNG LIÊU NGUYÊN
-
Hoả Phụng Liêu Nguyên – Viết Cho Những Kẻ đã Ngã Xuống… Và Cho ...
-
Sư Phụ Của Ngọa Long, Phụng Sồ: Thủy Kính Tiên Sinh Chính Thức ...
-
Bát Kỳ Hỏa Phụng Liêu Nguyên
-
Hieu163
-
Bát Kỳ Hỏa Phụng Liêu Nguyên
-
Bát Kỳ Hỏa Phụng Liêu Nguyên
-
Danh Sách Nhân Vật Trong Hỏa Phụng Liêu Nguyên - Wikiwand
-
Hội Những Người Hâm Mộ Hỏa Phụng Liêu Nguyên
-
Bát Kỳ Hỏa Phụng Liêu Nguyên
-
CHÂN ĐỊNH THƯỜNG SƠN CÒN KẺ NÀO? – Bát Kỳ Là Ai?
-
Bát Kỳ Hỏa Phụng Liêu Nguyên Là Ai - Mua Trâu