Bất Lực Tập Nhiễm Là Gì? 2 Phương Pháp để Tránh Rơi Vào Tình Trạng Này

Đã khi nào trong một hoàn cảnh nào đó bạn cảm thấy “Mình có làm gì cũng vô ích” hay chưa?

Nếu có, thì có khả năng bạn đang rơi vào tình trạng “Bất lực tập nhiễm” rồi đấy!

Qua bài viết này, mình sẽ giới thiệu đến các bạn khái niệm về “Bất lực tập nhiễm” và 2 phương pháp để tránh rơi vào tình trạng này.

Bất lực tập nhiễm là gì?

bat-luc-tap-nhiem

Bất lực tập nhiễm (tiếng Anh: learned helplessness ; tiếng Nhật: 学習性無力感) là tình trạng khi một sinh vật phải chịu một hay nhiều kích thích khó chịu trong một thời gian dài mà không thể phản kháng hay trốn tránh được, sau một thời gian sinh vật đó sẽ ngừng mọi phản kháng và chấp nhận như thể mình đã bất lực hoàn toàn với hoàn cảnh đó.

Bất lực tập nhiễm này được đưa ra năm 1967 bởi một nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ mang tên Martin Seligman.

Thực nghiệm về bất lực tập nhiễm

Seligman đã làm một thực nghiệm sau:

Ông cho 2 chú chó vào 2 phòng có điện chạy qua khác nhau. 1 phòng có một nút ấn, khi ấn vào thì điện sẽ ngắt. Phòng còn lại có làm gì thì điện cũng không ngắt.

Kết quả là ở phòng có nút ấn, chú chó đã học được rằng khi ấn nút thì dòng điện sẽ bị ngắt và rất tích cực ấn nút. Mặt khác, ở phòng còn lại sau một thời gian con chó đã thậm chí còn không có bất cứ phản kháng gì.

Không dừng lại ở đó, Seligman tiếp tục làm thêm thực nghiệm với 2 chú chó này. Ông chuyển cả 2 chú chó qua một phòng khác chỉ có một thanh chắn giữa vùng có điện và không có điện. Kết quả là chú chó đã tích cực ấn nút ngay lập tức đã nhảy qua thanh chắn đó còn con còn lại đã không làm gì và đã buông xuôi, chấp nhận chịu dòng điện.

Giống như vậy, khi một sinh vật học được việc dù mình có làm gì thì kết quả cũng sẽ không thay đổi, thì dù có ở trong tình huống nào đi nữa, sinh vật đó cũng sẽ buông xuôi, không làm gì. Cái này được gọi là “Bất lực tập nhiễm”.

Khi nào thì Bất lực tập nhiễm xảy ra

Vậy thì, đối với con người chúng ta thì sao? Đã có 2 thực nghiệm được làm về “Bất lực tập nhiễm” này và được chia thành 2 nội dung khác nhau về “Vấn đề về công cụ” và “Vấn đề về nhận thức”.

A. Vấn đề về công cụ

Đây là thực nghiệm sử dụng những công cụ tương tự như căn phòng với dòng điện đã thực hiện với 2 chú chó ở trên.

Lần này ông sử dụng 2 phòng với tiếng ồn khó chịu. 1 phòng thì có nút ấn để tắt tiếng ồn đó, phòng còn lại thì không.

Kết quả của lần thực nghiệm này đã chứng minh được con người sẽ bị rơi vào tình trạng bất lực tập nhiễm giống như những loài động vật khác. 

B. Vấn đề về nhận thức

Thực nghiệm này giống như một bài kiểm tra toán học. Người tham gia sẽ phải giải những câu hỏi có đáp án và những câu hỏi không thể đưa ra đáp án, thậm chí không có giải thích gì.

Để dễ hiểu hơn, các bạn hãy thử tưởng tượng tình huống mà cấp trên giao nhiệm vụ cho cấp dưới phải hoàn thành tài liệu thuyết trình trong ngày mai.

Câu trả lời đúng ở đây là tài liệu thuyết trình đúng với ý của người cấp trên đó và sẽ không có vấn đề gì nếu người cấp dưới có thể nộp được tài liệu như vậy. Tuy nhiên, nếu như người cấp trên đó không hiểu rõ bản thân mình đang cần tài liệu như thế nào, với tài liệu nào cấp dưới đưa lên cũng đều nói “Không được” mà không có lời giải thích thì đây sẽ là tình trạng không có câu trả lời.

Điều đặc biệt là bất lực tập nhiễm có được sinh ra hay không đã không thể chứng minh được qua thực nghiệm này.

Hơn thế nữa, còn có một số trường hợp, khi phải đối diện với những vấn đề không có câu trả lời, người cấp dưới còn có xu hướng tích cực hơn so với điều kiện bình thường.

Trên thực tế, hai nhà tâm lý học người Mỹ là Susan Ross và Larry Kubal đã thử tiến hành thực nghiệm liên quan đến vấn đề này. Và họ nhận thấy nếu như đưa ra nhiều vấn đề không thể giải quyết liên tiếp, sẽ xuất hiện Bất lực tập nhiễm tại người làm, tuy nhiên nếu như chỉ đưa ra từng vấn đề một, thành tích của những người làm đó còn cao hơn cả bình thường.

Giống như vậy, chúng ta có thể hiểu được rằng không phải Bất lực tập nhiễm sẽ xuất hiện ngay lập tức khi con người gặp phải những vấn đề không thể giải quyết.

Nguyên nhân của Bất lực tập nhiễm trong kinh doanh

Trong kinh doanh hay trong công việc, Bất lực tập nhiễm được sinh ra khi ý kiến của bản thân bị người xung quanh phản đối liên tục trong nhiều lần.

Nếu như bạn đang là cấp trên, bản chỉ trích cấp dưới cũng chỉ là mong để tốt cho họ. Thế nhưng nếu như các bạn không chú ý đến cách nói, khả năng tạo ra “Bất lực tập nhiễm” trong người cấp dưới đó sẽ xảy ra.

2 phương pháp để tránh rơi vào tình trạng “Bất lực tập nhiễm”

2-phuong-phap-tranh-bat-luc-tap-nhiem

Kết nối hành động với kết quả

Nguyên nhân cơ bản sinh ra Bất lực tập nhiễm là do bản thân không cảm nhận được những hành động mình làm có liên quan gì đến kết quả.

Nói một cách khác, làm cho bản thân cảm thấy những việc làm của mình có ý nghĩa sẽ là cách để phòng tránh việc này.

Lấy một ví dụ đơn giản về những nhân viên bán hàng bất động sản qua điện thoại. Để có thể bán được một căn hộ, họ sẽ phải gọi hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn cuộc điện thoại. Nếu chỉ nhìn vào những con số về doanh thu và áp Target cho nhân viên đó theo doanh thu, rất dễ gây ra cho những nhân viên đó cảm giác chán nản công việc và buông xuôi. Do đó, những doanh nghiệp bất động sản thường đưa ra những Target cụ thể khác dễ nhìn thấy hơn như số lượng cuộc hẹn lấy được, thời gian nói chuyện được với khách,..

Hiểu được rằng lý do không làm được là ở “Năng lực” và “Nỗ lực” của bản thân mình

Việc bất lực tập nhiễm có được sinh ra hay không không phụ thuộc vào độ khó của vấn đề được ra, mà nó phụ thuộc vào nguyên nhân tại sao không giải quyết được vấn đề đó.

Trong một thực nghiệm, có 2 nhóm được giao cho những bài toán không có lời giải liên tiếp giống hết nhau. Nhóm 1 thì được nói rằng “Các bài sẽ ngày càng dễ hơn” và nhóm 2 thì được nói rằng “Các bài sẽ ngày càng khó hơn”. Kết quả là nhóm 1 đã đạt được điểm số cao hơn. Điều này có nghĩa là những người ở nhóm 1 sẽ cảm thấy “Những bài dễ hơn mà mình vẫn không làm được là do năng lực của mình”. Mặt khác, những người thứ 2 sẽ cảm thấy “Bài càng ngày càng khó hơn thì việc mình không làm được cũng là đương nhiên”. Trong trường hợp này, những người ở nhóm 2 sẽ dễ rơi vào tình trạng Bất lực tập nhiễm hơn.

Lấy một ví dụ về một nhân viên bán hàng, nếu như cấp trên của người đó đặt ra một mục tiêu quá cao mà nhân viên đó không cảm thấy hợp lý, thì việc nhân viên đó buông xuôi là điều rất dễ xảy ra. Ngược lại, nếu như nhân viên nhận thức được rằng con số đó là hợp lý, thì việc người đó sẽ cố gắng hết sức để đạt được nó cũng là điều dễ hiểu.

TỔNG KẾT

Các bạn đã hiểu về “Bất lực tập nhiễm” chưa?

Bất lực tập nhiễm được sinh ra khi chúng ta hành động mà cảm thấy không đạt được kết quả gì. Để tránh rơi vào tình trạng này chúng ta cần phải tìm cách liên kết hành động của mình với kết quả đạt được. Ngoài ra, khi chưa đạt được kết quả như mong muốn, luôn ý thức được là “năng lực” và “nỗ lực” của mình là chưa đủ cũng là một cách để tránh rơi vào tình trạng này.

Hãy nhớ những điều này và có những hành động đúng cho cả bản thân và những người cấp dưới khi bạn phải quản lý một nhóm nào đó.

Từ khóa » Khái Niệm Bất Lực Là Gì