Giới Thiệu Về Bất Lực Tập Nhiễm (Learned Helplessness)

Khi điều tồi tệ xảy ra, chúng ta luôn muốn tin rằng ta sẽ làm tất cả mọi thứ để thay đổi hoàn cảnh. Nghiên cứu về cái gọi là “bất lực tập nhiễm” đã chỉ ra rằng khi con người ta cảm thấy mình không thể kiểm soát được những gì xảy ra thì họ có xu hướng đơn giản là từ bỏ và chấp nhận sự an bài của số phận.

When bad things happen, we like to believe that we would do whatever necessary to change the situation. Research on what is known as learned helplessness has shown that when people feel like they have no control over what happens, they tend to simply give up and accept their fate.

maxresdefault
Nguồn: YouTube

Bất lực tập nhiễm là gì? What Is Learned Helplessness?

Bất lực tập nhiễm xuất hiện khi một sinh vật chịu một kích thích khó chịu lặp đi lặp lại mà nó không thể trốn chạy được. Rốt cuộc, con vật sẽ dừng việc né tránh kích thích đó và hành xử như thể mình bất lực hoàn toàn và không thể thay đổi được hoàn cảnh. Thậm chí khi có cơ hội trốn thoát thì hành vi bất lực do học tập mà thành này sẽ ngăn chủ thể thực hiện bất kỳ hành động nào để thoát khỏi tình huống.

Learned helplessness occurs when an animal is repeatedly subjected to an aversive stimulus that it cannot escape. Eventually, the animal will stop trying to avoid the stimulus and behave as if it is utterly helpless to change the situation. Even when opportunities to escape are presented, this learned helplessness will prevent any action.

Mặc dù khái niệm này cực kỳ phổ biến trong hành vi và tâm lý học về động vật nhưng nó cũng có thể áp dụng trong nhiều tình huống liên quan đến con người.

While the concept is strongly tied to animal psychology and behavior, it can also apply to many situations involving human beings.

Khi con người ta cảm thấy mình không thể kiểm soát được tình huống diễn ra, họ bắt đầu hành xử như thể mình hoàn toàn thua cuộc, bất lực toàn tập. Sự ì ạch này có thể khiến con người ta bỏ qua những cơ hội để thay đổi hoặc hành động để bản thân cảm thấy tốt hơn.

When people feel that they have no control over their situation, they may also begin to behave in a helpless manner. This inaction can lead people to overlook opportunities for relief or change.

Quá trình phát hiện ra phạm trù bất lực tập nhiễm. The Discovery of Learned Helplessness

Khái niệm về bất lực tập nhiễm vô tình được khám phá bởi nhà tâm lý học Martin Seligman và Steven F. Maier. Ban đầu họ quan sát hành vi bất lực ở chó trong thí nghiệm về điều kiện hóa cổ điển, khi những chú chó này bị cho sốc điện sau mỗi lần nghe thấy tiếng chuông.

The concept of learned helplessness was discovered accidentally by psychologists Martin Seligman and Steven F. Maier. They had initially observed helpless behavior in dogs that were classically conditioned to expect an electrical shock after hearing a tone.

Về sau, những chú chó này được đặt trong một cái hộp cửa chớp có 2 khoang riêng biệt được phân cách nhau bởi một hàng rào thấp. Sàn hộp một bên bị tích điện, một bên thì không. Những chú chó trong thí nghiệm điều kiện hóa cổ điển trước đó đã không tìm cách trốn thoát, thậm chí ở đây là chúng chỉ cần nhảy qua cái hàng rào nhỏ kia là đã không bị sốc điện rồi.

Later, the dogs were placed in a shuttlebox that contained two chambers separated by a low barrier. The floor was electrified on one side, and not on the other. The dogs previously subjected to the classical conditioning made no attempts to escape, even though avoiding the shock simply involved jumping over a small barrier.

Shuttle_Box_Dog_Orange
Nguồn: Wikipedia

Để tìm hiểu hiện tượng này, các nghiên cứu viên sau đó đã thực hiện thêm một thí nghiệm khác.

To investigate this phenomenon, the researchers then devised another experiment.

Trong nhóm một, các chú chó bị bắt mặc đai yếm trong một khoảng thời gian và sau đó được cởi ra.

In group one, the dogs were strapped into harnesses for a period of time and then released.

Các chú chó trong nhóm thứ hai cũng được đóng mặc cùng bộ đai yếm nhưng sau đó bị cho sốc điện, và chúng hoàn toàn có thể tránh được cú sốc điện này bằng cách dùng mũi nhấn vào bảng điều khiển.

The dogs in the second group were placed in the same harnesses but were subjected to electrical shocks that could be avoided by pressing a panel with their noses.

Nhóm thứ ba cũng bị sốc điện như nhóm hai, ngoại trừ một điều rằng những chú chó trong nhóm này không thể điều khiển được cú sốc điện đó. Đối với nhóm này, việc sốc điện được thực hiện hoàn toàn không theo quy luật và nằm ngoài tầm kiểm soát của chủ thể.

The third group received the same shocks as those in group two, except that those in this group were not able to control the shock. For those dogs in the third group, the shocks seemed to be completely random and outside of their control.

Các chú chó này sau đó bị nhốt trong một chiếc hộp cửa chớp. Những chú chó trong nhóm một và nhóm hai nhanh chóng học được cách nhảy qua hàng rào nhỏ để không bị sốc điện. Còn nhóm thứ ba lại không có mảy may nỗ lực cố gắng thoát khỏi cú sốc. Vì trải nghiệm học được trước đó, chúng đã hình thành một mong đợi về mặt nhận thức rằng chúng không thể làm được gì để ngăn ngừa hoặc loại bỏ các cú sốc điện lên mình.

The dogs were then placed in a shuttlebox. Dogs from the first and second group quickly learned that jumping the barrier eliminated the shock. Those from the third group, however, made no attempts to get away from the shocks. Due to their previous experience, they had developed a cognitive expectation that nothing they did would prevent or eliminate the shocks.

Bất lực tập nhiễm trong thực tế. Learned Helplessness in People

Tác động của bất lực tập nhiễm đã được mô tả trong nhiều loài động vật, nhưng tác động của nó cũng có thể được tìm thấy ở con người.

The impact of learned helplessness has been demonstrated in different animal species, but its effects can also be seen in people.

Hãy cùng cân nhắc một ví dụ thường gặp sau: Một đứa trẻ làm bài thi và bài tập môn Toán kém sẽ dần cảm thấy mình không thể tác động gì lên kết quả môn Toán. Sau này cứ mỗi lần đối mặt với một bài tập hay bài thi Toán nào, cậu ta có thể sẽ trải nghiệm hiện tượng bất lực tập nhiễm.

Consider one often-used example: A child who performs poorly on math tests and assignments will quickly begin to feel that nothing he does will have any effect on his math performance. When later faced with any type of math-related task, he may experience a sense of helplessness.

Bất lực tập nhiễm cũng có mối liên hệ với một số rối loạn tâm lý khác. Trầm cảm, lo âu, ám ảnh sợ, nhút nhát và cô đơn có thể trở nên trầm trọng hơn bởi bất lực tập nhiễm.

Learned helplessness has also been associated with several different psychological disorders. Depression, anxiety, phobias, shyness, and loneliness can all be exacerbated by learned helplessness.

mental_slavery.jpg
Nguồn: YouTube

Ví dụ, một người phụ nữ hay rụt rè trong các tình huống tương tác xã hội về sau sẽ bắt đầu cảm thấy mình chẳng thể làm gì để vượt qua những triệu chứng này. Cảm giác này không nằm trong tầm kiểm soát trực tiếp của cô và có thể khiến cô này ngừng tham gia vào các hoạt động tương tác xã hội, từ đây sự nhút nhát rụt rè của cô ta ngày càng nặng thêm.

For example, a woman who feels shy in social situations may eventually begin to feel that there is nothing she can do to overcome her symptoms. This sense that her symptoms are out of her direct control may lead her to stop trying to engage herself in social situations, thus making her shyness even more pronounced.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bất lực tập nhiễm không phải lúc nào cũng xuất hiện, ở tất cả các bối cảnh và tình huống. Một học sinh bị bất lực tập nhiễm với môn Toán không phải lúc nào cũng trải nghiệm tình trạng bất lực tương tự khi phải đối mặt với một bài tập tính toán trong thực tế. Trong một số trường hợp khác, con người ta có thể trải nhiệm bất lực tập nhiễm khá chung chung cho rất nhiều các tình huống khác nhau.

Researchers have found, however, that learned helplessness does not always generalize across all settings and situations. A student who experiences learned helpless with regards to math class will not necessarily experience that same helplessness when faced with performing calculations in the real-world. In other cases, people may experience learned helplessness that generalizes across a wide variety of situations.

Vậy đâu là lý do giải thích tạo sao một số người lại hình thành bất lực tập nhiễm còn một số khác lại không? Tại sao chỉ có một số tình huống đặc thù trong khi đó lại có một số khác lại mang tính phổ biến hơn?

So what explains why some people develop learned helplessness and others do not? Why is it specific to some situations but more global in others?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng cách giải thích hay quy kết đóng một vai trò trong xác định cách con người ta bị ảnh hưởng bởi bất lực tập nhiễm. Quan điểm này cho rằng phong cách giải thích đặc trưng của một người về các sự kiện giúp xác định người này có hay không có hình thành bất lực tập nhiễm. Người nào có phong cách giải thích bi quan sẽ dễ bị bất lực tập nhiễm hơn. Những người có kiểu giải thích này có xu hướng quy kết những thứ tiêu cực là lúc nào cũng khó tránh và khó trốn khỏi được, từ đó có xu hướng tự gánh trách nhiệm về những sự kiện tiêu cực đó.

Many researchers believe that attribution or explanatory styles play a role in determining how people are impacted by learned helplessness. This view suggests that an individual’s characteristic style of explaining events helps determine whether or not they will develop learned helplessness. A pessimistic explanatory style is associated with a greater likelihood of experiencing learned helplessness. People with this explanatory style tend to view negative as being inescapable and unavoidable and tend to take personal responsibility for such negative events.

Vậy ta có thể làm gì để vượt qua bất lực tập nhiễm? Liệu pháp nhận thức hành vi là một kiểu trị liệu tâm lý có thể có hiệu quả giúp vượt qua lối suy nghĩ và những dạng thức hành vi góp phần gây bất lực tập nhiễm.

So what can people do to overcome learned helplessness? Cognitive-behavioral therapy is form of psychotherapy that can be beneficial in overcoming the thinking and behavioral patterns that contribute to learned helplessness.

Kết luận. Final thoughts.

Bất lực tập nhiễm có thể có tác động lớn lao lên sức khỏe tình thần của chúng ta. Những người gặp bất lực tập nhiễm cũng có thể trải nghiệm những triệu chứng trầm cảm, các mức độ căng thẳng gia tăng, và giảm bớt động lực chăm sóc sức khỏe thể chất.

Learned helplessness can have a profound impact on mental health and well-being. People who experience learned helplessness are also likely to experience symptoms of depression, elevated stress levels, and less motivation to take care of their physical health.

Nếu bạn cảm thấy tình trạng bất lực tập nhiễm có thể đang tác động tiêu cực lên cuộc sống và sức khỏe thì hãy cân nhắc trao đổi với bác sĩ về những việc bạn có thể làm để giải quyết lối tư duy thiếu lành mạnh này.

If you feel that learned helplessness might be having a negative impact on your life and health, consider talking to your doctor about steps you can take to address this type of thinking.

elephant.png
Nguồn: PE Umbrella

Tham khảo. View Article Sources

Chang, EC, Sanna, LJ. Affectivity and psychological adjustment across tow adult generations: Does pessimistic explanatory style still matter?. Personality and Individual Differences. 2007;43:1149–59.

Christensen, AJ, Martin, R, & Smyth, JM. Encyclopedia of Health Psychology. New York: Springer Science & Business Media; 2014.

Hockenbury, DE & Hockenbury, SE. Discovering Psychology. New York: Macmillan; 2011.

Nguồn: https://www.verywellmind.com/what-is-learned-helplessness-2795326

Như Trang.

Chia sẻ:

  • Twitter
  • Facebook
Thích Đang tải...

Từ khóa » Khái Niệm Bất Lực Là Gì