Bầu 3 Tháng đầu Bị đầy Bụng - Cách Cải Thiện Nhanh Chóng

Hotline1900 3366 Zalo Bầu 3 tháng đầu bị đầy bụng – Cách cải thiện nhanh chóng Cập nhật 04/09/2024

25.0K

BS Hoàng Văn Sơn

Tham vấn y khoa:BS Hoàng Văn Sơn

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Facebook Twitter Pinterest

Bà bầu 3 tháng đầu bị đầy bụng thường do chế độ ăn uống, đây là hiện tượng bình thường tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài có thể nguy hiểm. Vậy làm thế nào để cải thiện nhanh chóng tình trạng này? Hãy cùng các chuyên gia sức khỏe Tổ hợp y tế MEDIPLUS tìm hiểu và giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm:

  • 4 việc cần làm ngay khi bà bầu 3 tháng đầu bị đau bụng
  • Cách xử lý khi mang thai 3 tháng đầu bị sôi bụng
  • Mang thai 3 tháng đầu bị táo bón – 5 sai lầm khi điều trị

1. Biểu hiện của đầy bụng khi mang thai

Khi bị đầy bụng ở 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu thường gặp những triệu chứng sau:

  • Bụng tức nặng phía trên, ậm ạch khó chịu kèm ợ hơi nhiều lần, ợ chua hoặc ợ khan, nóng rát vùng họng, có thể buồn nôn.
  • Không thèm ăn, ăn nhanh no, ăn không ngon miệng (vướng vùng cổ họng muốn nôn).
Đầy bụng là rối loạn thường gặp khi mang thai 3 tháng đầu

Đầy bụng là rối loạn thường gặp khi mang thai 3 tháng đầu

2. Bầu 3 tháng bị đầy bụng có nguy hiểm không?

Đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu thai kỳ là triệu chứng bình thường. Nó gây cảm giác khó chịu và mệt mỏi cho mẹ bầu, tuy nhiên thường không gây nguy hiểm tới mẹ và thai nhi.

Nhưng khi tình trạng này kéo dài sẽ khiến mẹ bầu không ngon miệng dẫn đến hạn chế nạp dinh dưỡng cho mẹ và bé. Do đó, khi cơ thể có những thay đổi (bị suy nhược, stress, chán ăn,…) và không có dấu hiệu cải thiện thì mẹ bầu cần đi khám bác sĩ kịp thời.

Nếu đau bụng kéo dài mẹ bầu cần đi khám bác sĩ

Nếu đau bụng kéo dài mẹ bầu cần đi khám bác sĩ

Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần lưu ý phân biệt các triệu chứng sau với tình trạng đầy bụng thông thường: khó chịu ở bụng hơn nửa giờ, đau bụng, đau trên rốn, tiêu chảy kéo dài, hoặc phân có lẫn máu… Nếu có, mẹ cần đi khám bác sĩ ngay để tìm nguyên nhân và hạn chế rủi ro khi mang thai.

3. Nguyên nhân gây đầy bụng ở mẹ bầu 3 tháng

Đầy bụng ở mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ là tình trạng phổ biến, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau:

  • Chế độ ăn uống chưa hợp lý: khi mang thai mẹ bầu bắt đầu chế độ ăn uống bổ dưỡng và tăng mức ăn làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, dễ gây đầy bụng, khó tiêu. Thêm vào đó, khi nghén, mẹ thèm ăn những món có hại cho đường tiêu hóa như đồ chua, đồ chiên rán, thức ăn nhanh…làm triệu chứng nghiêm trọng hơn.
  • Hormon nội tiết tăng cao: các chất nội tiết relaxin và progesterone làm kéo giãn cơ vùng chậu ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa của cơ thể, có thể gây táo bón. Quá trình tiêu hóa bị chậm lại, tăng thời gian vi khuẩn hoạt động tạo ra nhiều khí gây ợ nóng và đầy hơi.
  • Tử cung lớn hơn: Vào tuần thứ 4 thai kỳ, trứng đã thụ tinh làm tổ trong niêm mạc tử cung. Thai nhi phát triển làm tử cung to lên chiếm nhiều không gian trong vùng chậu và gây áp lực lên ổ bụng khiến mẹ bầu cảm thấy đầy bụng.
  • Tình trạng táo bón ở mẹ bầu: Sự tăng tiết hooc mon Progesterone (theo wiki) làm giãn các dây chằng vùng chậu hông để chuẩn bị cho sinh nở đồng thời cũng có gây ra giảm nhu động ruột gây nên tình trạng táo bón ở phụ nữ mang thai.
  • Bệnh lý về dạ dày: thức ăn bị ứ đọng dẫn đến tích tụ, sinh ra khí gây đầy bụng. Chướng bụng và đầy hơi có thể là triệu chứng của viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích…Do đó mẹ bầu cần đi khám bác sĩ nếu thấy tình trạng không cải thiện hoặc kèm theo tiêu chảy, táo bón kéo dài, sụt cân.
Bệnh lý về dạ dày có những biểu hiện rất dễ nhầm lẫn với các dấu hiệu thai nghén như buồn nôn, nôn ,mệt mỏi, chán ăn, khó tiêu

Bệnh lý về dạ dày có những biểu hiện rất dễ nhầm lẫn với các dấu hiệu thai nghén như buồn nôn, nôn, mệt mỏi, chán ăn, khó tiêu

4. Cách cải thiện tình trạng đầy bụng ở mẹ bầu

Đầy bụng trong 3 tháng đầu thai kỳ là triệu chứng phổ biến khiến mẹ mệt mỏi. Một số biện pháp giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng đầy bụng như:

4.1. Chế độ ăn uống khi đang đầy bụng cho mẹ bầu

Mẹ bầu cần có chế độ ăn uống hợp lý để cải thiện tình trạng đầy bụng. Trong các bữa ăn hàng ngày mẹ bầu nên lưu ý như sau:

  • Ăn các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa: thức ăn mềm, dạng lỏng, thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau xanh, khoai lang, trái cây,… giúp tiêu hóa tốt và hỗ trợ nhuận tràng. Mẹ cũng cần lưu ý nên tăng lượng chất xơ từ từ để tránh táo bón do ăn quá nhiều chất xơ.
  • Bổ sung thực phẩm chứa lợi khuẩn tốt cho tiêu hóa như: sữa chua, sữa chua uống lên men chứa nhiều lợi khuẩn. Chúng giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, làm giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng.
  • Uống nhiều nước: Mẹ nên uống ít nhất 8 – 10 ly mỗi ngày. Nước sẽ giúp đẩy thức ăn xuống ruột, làm phân mềm dễ đào thải. Nếu mẹ bầu bị đầy bụng do hội chứng ruột kích thích thì không nên uống nước trái cây có chứa nhiều đường vì sẽ làm tình trạng tệ hơn.
Các loại trái cây như đu đủ chín, táo, nho,...chứa nhiều chất xơ và vitamin tốt cho tiêu hóa và nhuận tràng

Các loại trái cây như đu đủ chín, táo, nho,… chứa nhiều chất xơ và vitamin tốt cho tiêu hóa và nhuận tràng

4.2. Nguyên tắc ăn uống và sinh hoạt tránh đầy bụng

Để tránh bị đầy bụng, mẹ bầu cần có chế độ ăn hợp lý và lối sống lành mạnh. Những nguyên tắc mẹ bầu nên áp dụng:

  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày: chia thành khoảng 5 – 6 bữa là hợp lý thay vì ăn 3 bữa chính trong ngày. Việc này giúp mẹ ăn lượng phù hợp mỗi bữa để tiêu hóa hiệu quả, ngăn chặn đầy hơi, chướng bụng.
  • Ưu tiên đồ ăn mềm: Khi bị đầy bụng, mẹ nên dùng các thức ăn lỏng, mềm (cháo, súp…) để dễ tiêu hóa, giảm nhanh cảm giác khó chịu.
  • Ăn chậm, nhai kỹ: Khi ăn quá nhanh, không khí kèm thức ăn dẫn đến đầy hơi. Do đó, mẹ cần ăn chậm, nhai kỹ từ từ để hạn chế lượng khí, khi đó thức ăn sẽ tiêu hóa hơn. Trong bữa ăn mẹ nên thư giãn, tránh stress và căng thẳng để hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả.
  • Vận động nhẹ nhàng, không nằm ngay sau khi ăn: mẹ có thể vận động, đi dạo nhẹ nhàng để kích thích tiêu hóa. Tránh nằm ngay sau ăn ảnh hưởng tới chức năng co bóp của dạ dày, thức ăn không được tiêu hóa tốt, bị ứ đọng gây đầy bụng.
Khi đầy bụng, mẹ nên dùng cháo hoặc súp vừa dễ tiêu mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cần thiết

Khi đầy bụng, mẹ nên dùng cháo hoặc súp vừa dễ tiêu mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cần thiết

Những loại thức ăn nên tránh:

  • Đồ ăn lên men: dưa chua muối, cà muối, hành muối,… chúng có khả năng làm tăng axit trong dạ dày, thực phẩm kích thích khiến chứng đầy bụng nặng hơn.
  • Thức ăn nhanh (gà rán, hamburger,…) chiên xào nhiều dầu mỡ khiến việc tiêu hóa trở nên khó khăn.
  • Các thực phẩm dễ gây sinh khí làm đầy hơi như: bắp cải, hành, đậu, bông cải xanh…
  • Đường tinh luyện, đồ uống nhiều đường như: đồ uống có ga, nước ngọt, nước tăng lực,… có chứa fructose làm trầm trọng thêm tình trạng chướng bụng, đầy hơi và không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
Thức ăn nhanh làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa

Thức ăn nhanh làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa

Hy vọng tất cả thông tin trên giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc về tình trạng đầy bụng khi mang thai và cách cải thiện. Mặc dù đây là triệu chứng thường gặp và không nguy hiểm nhưng nó đem lại khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe. Một chế độ ăn hợp lý và lối sống khoa học sẽ khiến thời gian thai kỳ của mẹ trở nên nhẹ nhàng hơn nhiều đó! Nếu còn thắc mắc và tư vấn thêm, vui lòng gọi đến số hotline 1900 3366 để được các chuyên gia MEDIPLUS giải đáp nhanh nhất.

*Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS

Δ

BS Hoàng Văn Sơn

BS Hoàng Văn Sơn

Bs Hoàng Văn Sơn tốt nghiệp chuyên ngành bác sĩ Đa khoa tại Học viện Quân Y. Hiện bác sĩ đang là bác sĩ nội trú tại Bệnh viện Quân…

Bài viết liên quan

Mẹ bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì? 5 Lưu ý cho mẹ Mẹ bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì? 5 Lưu ý cho mẹ

Thời gian mang thai, khẩu phần ăn của mẹ bầu có nhiều sự thay đổi. Bên cạnh việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết…

16 Th9, 2024 858

Chuyên mục: Sản khoa

Bà bầu ăn nấm được không? 5 lợi ích và 7 lưu ý  Bà bầu ăn nấm được không? 5 lợi ích và 7 lưu ý 

Nấm là một loại thực phẩm phong phú về hương vị và dinh dưỡng, thường được ưa chuộng trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy…

16 Th9, 2024 1.9K

Chuyên mục: Sản khoa

Mẹ bầu đau rát cổ họng: 7 nguyên nhân, 6 cách chữa trị Mẹ bầu đau rát cổ họng: 7 nguyên nhân, 6 cách chữa trị

Mẹ bầu đau rát cổ họng là tình trạng khá phổ biến trong thai kỳ, gây ra nhiều khó chịu cho các mẹ. Cảm giác…

21 Th10, 2024 240

Chuyên mục: Sản khoa

10 Cách chữa rạn da cho mẹ bầu tại nhà 10 Cách chữa rạn da cho mẹ bầu tại nhà

Trong suốt thai kỳ cơ thể phụ nữ sẽ thay đổi đáng kể và một trong những thay đổi thường gặp là sự xuất hiện…

19 Th11, 2024 122

Chuyên mục: Sản khoa

Đăng ký khám

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

Δ

DỊCH VỤ NỔI BẬT

Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

6.660.000đ

Tư vấn miễn phí

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chia sẻ

  • 1900 3366
  • Zalo
  • Facebook
  • Đặt lịch khám

    ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

    MEDIPLUS Tân Mai

    Δ

GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS

Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.

Xét nghiệm Răng Hàm Mặt Nhi Nội ung bướu Nội thần kinh Nam khoa Y học Gia đình Hô hấp Sản Phụ khoa Gửi CÂU HỎI facebook-messenger-icon Đặt khám

Từ khóa » đầy Bụng Khi Mang Thai Tháng Thứ 2