Đầy Bụng Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không? Phòng Tránh Như Thế ...

1. Nguyên nhân đầy bụng khi mang thai

Đầy bụng có thể là một hội chứng dạ dày thai kỳ, xảy ra khi các thai phụ cảm giác trướng bụng, đầy hơi, khó chịu. Nhưng cần phân biệt rõ đầy bụng với tình trạng đau bụng bất thường. Bởi đầy bụng chỉ là cảm giác bụng chướng, tức, khó chịu không kèm theo dấu hiệu đi ngoài hay đau bụng khác. Tình trạng đầy bụng có thể do nhiều nguyên nhân:

Mẹ bầu ăn phải thức ăn khó tiêu

Những mẹ bầu có cơ địa nhạy cảm với một số thực phẩm giàu đạm hoặc nhiều tinh bột có thể bị tức bụng khó chịu khi ăn phải những loại đồ ăn này. Nhất là những đồ ăn lạ. Hoặc những loại đồ ăn nhiều dầu mỡ cũng sẽ có thể khiến thai phụ bị đầy hơi, trướng bụng.

Đầy bụng khi mang thai là tình trạng khá phổ biến ở các mẹ bầu

Đầy bụng khi mang thai là tình trạng khá phổ biến ở các mẹ bầu

Mẹ bầu bị táo bón

Hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải tình trạng táo bón trong giai đoạn mang thai. Đây là biểu hiện bình thường bởi trong quá trình phát triển, thai nhi sẽ hấp thụ rất nhiều nước trong thức ăn mà mẹ nạp vào cơ thể. Điều này khiến cho phân khi tiêu hóa thường bị khô, cứng khiến mẹ bầu táo bón, khó tiêu hơn, đầy bụng khi mang thai.

Mẹ bầu tăng cân nhanh

Nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ mang thai là rất lớn, các mẹ bầu thường ăn rất nhiều, tăng cân nhanh. Cùng với đó là sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ cũng không ngừng lớn lên, gây áp lực cho vùng chậu. Đây cũng là một trong những lý do phổ biến khiến mẹ bầu có cảm giác đầy bụng khi mang thai.

Thay đổi nội tiết tố

Trong thời gian mang thai, nội tiết tố progesterone thường bị tiết ra nhiều quá mức. Các cơ bị giãn ra, trong đó có cả cơ ruột cũng bị giãn. Chính vì thế mà quá trình tiêu hóa bị chậm lại, thức ăn tồn đọng nhiều trong đường tiêu hóa. Vì thế, mẹ bầu thường có cảm giác bị đầy bụng khi mang thai.

Do thai nhi lớn lên

Thai nhi trong bụng mẹ không ngừng phát triển. Các mẹ bầu ai ban đầu sẽ chưa quen với cảm giác cơ thể mình, nhất là phần bụng to lên mỗi ngày. Thai nhi lớn lên đồng nghĩa với tử cung cũng to ra và chiếm nhiều không gian hơn. Điều này khiến các bà mẹ lần đầu mang thai luôn có cảm giác đầy bụng. Cảm giác này sẽ hết khi mẹ bầu quen dần với sự tồn tại của thai nhi trong bụng mình.

Đầy bụng khi mang thai do nhiều nguyên nhân

Đầy bụng khi mang thai do nhiều nguyên nhân

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Những phụ nữ mang thai bị đái tháo đường thai kỳ thường ăn uống khó tiêu. Nhất là càng các tháng cuối thai kỳ thì tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng hơn. Tiểu đường thời gian mang thai cũng là lý do chính khiến các mẹ bầu bị trướng bụng, đầy hơi và khó chịu.

2. Đầy bụng khi mang thai có nguy hiểm không?

Đầy bụng là tỉnh trang phổ biến của phụ nữ mang thai. Sự ảnh hưởng của tình trạng này đến sức khỏe của mẹ và bé cần tính đến mức độ của tình trạng này:

Khi nào đầy bụng là bình thường?

Mẹ bầu cần lưu ý, tình trạng đầy bụng là dấu hiệu bình thường nếu xác định rõ được nguyên nhân. Ví dụ như do ăn uống thực phẩm không phù hợp và điều chỉnh lại là có thể khỏi ngay ngày hôm sau. Hoặc đầy bụng do thai nhi lớn lên mà cơ thể người mẹ chưa kịp thích nghi.

Khi nào cần đi bệnh viện?

Tình trạng đầy bụng trong giai đoạn mang thai là bất thường và có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi khi đầy bụng kéo dài không khắc phục được. Mẹ bầu chán ăn, ăn uống khó tiêu, táo bón liên tục. Đi đại tiện, đi tiểu khó, ra máu. Kèm theo các dấu hiệu mệt mỏi, suy nhược. Chỉ cần có một trong những dấu hiệu này, mẹ bầu cần được đưa đi khám ngay ở cơ sở y tế uy tín gần nhất. Qua thăm khám, bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân đầy bụng, hướng điều trị để tránh khiến mẹ bầu bị khó chịu dài ngày, không ăn được, ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

Mẹ bầu cần đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường

Mẹ bầu cần đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường

3. Đầy bụng khi mang thai chữa thế nào?

Đầy bụng trong giai đoạn mang thai dù là lý do gì cũng cần được xử lý kịp thời và đúng cách. Những mẹ bầu thường xuyên bị đầy bụng nên áp dụng những cách sau để làm giảm triệu chứng:

Uống nhiều nước mỗi ngày

Mẹ bầu cần bổ sung nước ít nhất 2 lít/ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể. Vào những tháng giữa và cuối thai kỳ thì cần duy trì bổ sung lượng nước nhiều hơn để đảm bảo không bị cạn ối. Và quan trọng hơn là nước giúp giảm đáng kể triệu chứng táo bón, tránh được tình trạng chướng bụng, đầy hơi. Nên uống nhiều nước lọc. Nước trái cây thì cần được chọn lọc loại nào phù hợp với sức khỏe mẹ bầu và không có nguy cơ gây đầy bụng.

Chế độ ăn uống hợp lý

Mẹ bầu nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, bổ sung chất xơ cho cơ thể. Đây là chất cần thiết để kích thích tiêu hóa, tránh táo bón, phòng chống tình trạng đầy bụng khi mang thai. Ăn nhiều hoa quả và thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng dễ tiêu hóa. Tránh các thực phẩm chứa nhiều đường tinh luyện, dầu mỡ, đồ uống có ga. Đồng thời không nên ăn nhiều trong một bữa mà nên chia nhỏ bữa để ăn thành nhiều lần trong ngày. Chú ý nhai kỹ khi ăn. Cách này giúp giảm cảm giác đói, không bị đầy bụng và giúp cơ thể mẹ bầu hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý khi mang thai

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý khi mang thai

Luyện tập thể dục khi mang thai

Sau 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ cầu nên chọn cho mình một phương pháp luyện tập thể thao hợp lý. Có thể là đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày hoặc tham gia một lớp yoga cho bà bầu. Vận động trong thời gian mang thai giúp mẹ bầu tránh được tình trạng táo bón, đầy hơi, cơ thể nhẹ nhàng và thoải mái về tinh thần hơn rất nhất.

Có thể thấy, đầy bụng khi mang tuy không phải là dấu hiệu nguy hiểm và quá bất thường nhưng lại gây sự khó chịu đối với các mẹ bầu, ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, mẹ bầu cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất về mang thai để tự học cách phòng tránh những tình trạng bất thường của cơ thể và có một thai kỳ khỏe mạnh.

Từ khóa » đầy Bụng Khi Mang Thai Tháng Thứ 2