Mang Thai Tháng Thứ 2 Có Biểu Hiện Gì? 7 Dấu Hiệu Mang Thai Hai Tháng
Có thể bạn quan tâm
Mang thai hai tháng là lúc các triệu chứng thai kỳ trở nên rõ rệt. Mẹ sẽ cảm nhận rõ nét hơn sự hiện diện của bé cưng, cùng với đó là những nỗi hoang mang mỗi khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường.
Theo khảo sát, phần lớn các mẹ bầu đều chia sẻ đến tháng thứ 2, họ mới nhận thấy rõ các triệu chứng thai kỳ. Các triệu chứng khi mang thai tháng thứ 2 có thể khiến bạn hoang mang, mệt mỏi nhưng đừng sợ hãi.
Giai đoạn này rồi cũng sẽ qua đi rất nhanh và bạn sẽ sớm vỡ òa trong sự hạnh phúc khi được ôm bé cưng trong vòng tay của mình. Hãy cùng Hello Bacsi xem tiếp những chia sẻ dưới đây để biết bầu 2 tháng có biểu hiện gì nhé.
Các dấu hiệu mang thai 2 tháng đặc trưng, phổ biến
Khi bầu 2 tháng, mẹ sẽ gặp phải 7 dấu hiệu có thai 2 tháng sau:
- Ốm nghén: Dấu hiệu mang thai 2 tháng đặc trưng là buồn nôn, gặp nhiều nhất vào buổi sáng nhưng có thể kéo dài cả ngày. Bạn có thể nhạy cảm hơn với mùi thức ăn, chẳng hạn như thịt sống, cá sống… có thể khiến bạn buồn nôn và xây xẩm cả ngày.
- Tâm trạng thay đổi thất thường: Do sự thay đổi của progesterone và estrogen, dẫn đến việc thay đổi thành phần hóa học của não. Sẽ có lúc, bạn thấy mình như một đứa trẻ bướng bỉnh và vô lý.
- “Ghé thăm” toilet thường xuyên: Bà bầu thấy mắc tiểu nhiều hơn và cảm thấy như mình có thể bị són tiểu. Điều này là do sự gia tăng của hormone hCG trong thai kỳ.
- Vòng 1 to hơn, đầu ti bị thâm, sưng đau, tức ngực: Ngực lớn hơn và nhạy cảm hơn so với bình thường do sự thay đổi của hormone progesterone và estrogen làm tăng lượng mỡ dự trữ trong cơ thể. Ngoài ra, bạn có thể cảm thấy đau tức ngực khi bầu 2 tháng.
- Thèm ăn “kinh khủng”: Bầu 2 tháng có thể mang đến cho bạn cảm giác thèm ăn “điên cuồng”. Bạn có thể thèm bất cứ món nào, có thể là món bạn thích, món bạn ghét hoặc những món ăn kỳ lạ như cục tẩy có mùi thơm và tàn thuốc lá.
- Thường xuyên khát nước: Đi tiểu thường xuyên và thể tích máu gia tăng là nguyên nhân khiến bạn hay thấy khát nước ở tháng thứ 2 của thai kỳ. Ngoài lý do này, cơ thể bạn cũng sẽ cần một lượng chất lỏng nhất định để hình thành túi nước ối.
- Thay đổi dịch âm đạo và máu báo thai: Màu sắc có thể khác nhau, dịch đặc hoặc lỏng hơn và dịch cũng ra nhiều hơn khi mang thai hai tháng. Ngoài việc trễ kinh, mẹ cũng có thể nhận thấy máu báo thai: lượng máu ít và có màu đỏ nhạt. Nếu máu chảy nhiều đi kèm với đau bụng thì bạn nên đi khám.
Nói đến hình ảnh bụng bầu 2 tháng thì có rất nhiều băn khoăn. Cụ thể, nhiều mẹ thắc mắc mang thai tháng thứ 2 bụng đã to chưa? Bụng bầu 2 tháng to như thế nào? Bụng bầu 2 tháng cứng hay mềm?
Nhìn chung thai 2 tháng tuổi đã thành hình và đang phát triển rất nhanh, do đó, bụng bầu của mẹ cũng ít nhiều lộ diện. Tuy nhiên, thai 2 tháng tuổi có thấy bụng hay không, bụng bầu 2 tháng to như thế nào thì còn phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Cơ địa của mẹ
- Số lần mang thai (đa phần mang thai lần đầu bụng sẽ nhỏ hơn)
- Vị trí thai nhi (nếu bé nằm quay về phía trước, lưng tựa vào lưng mẹ thì bụng bầu có thể nhỏ hơn còn ngược lại thì bụng bầu 2 tháng có thể to hơn).
Có thể bạn quan tâm: Có thai mấy tháng thì bụng to? Bật mí cụ thể thời điểm mẹ “lộ bụng”
3 vấn đề thường gặp khi mang thai hai tháng gây hoang mang tột độ
3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn nguy hiểm với nguy cơ sảy thai cao. Do đó, 3 vấn đề sau khi thai 2 tháng tuổi có thể khiến mẹ cảm thấy rất lo lắng:
1. Đau bụng khi mang thai tháng thứ 2
Có đến 90% mẹ bầu đau bụng khi mang thai hai tháng. Thế nhưng, đa phần tình trạng này là bình thường nên mẹ không cần quá lo. “Thủ phạm” gây đau bụng khi bầu 2 tháng có thể là do rối loạn tiêu hóa, ốm nghén hoặc do tử cung đang to ra hoặc đơn giản là do mẹ ho khiến vùng bụng bị co thắt.
Tuy nhiên, nếu bạn bị đau dữ dội, đau âm ỉ, đau quặn và đi kèm với các triệu chứng như xuất huyết âm đạo, mệt mỏi, chóng mặt, suy kiệt… thì mẹ nên đi khám bởi đây có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc dấu hiệu sảy thai.
2. Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 2
Cũng như đau bụng, đau bụng dưới cũng là triệu chứng khiến mẹ bầu hết sức lo lắng. Nguyên nhân cũng là do tử cung phát triển, khiến mẹ có cảm giác bụng dưới hơi có áp lực hoặc hơi bị căng giống như bị đau bụng kinh hàng tháng. Triệu chứng này không chỉ xuất hiện khi thai nhi 2 tháng tuổi mà còn có thể gặp phải ở những tháng tiếp theo.
Khi đi khám thai, mẹ vẫn nên hỏi bác sĩ về triệu chứng mang thai 2 tháng này dù chỉ bị nhẹ. Bởi đôi lúc, đây là dấu hiệu của nhiễm trùng nấm men và nhiễm trùng đường tiết niệu. Hoặc nếu diễn ra dai dẳng, dữ dội, cơn đau chỉ tập trung ở một bên hoặc đi kèm với xuất huyết âm đạo, mẹ cũng nên đi khám bởi nhiều khả năng là dấu hiệu của thai ngoài tử cung hoặc sảy thai.
3. Đau lưng khi mang thai hai tháng
Đau lưng ở giai đoạn đầu thai kỳ cũng rất thường gặp và đa phần thường là cơ thể vẫn chưa thích nghi với sự hiện diện của bé, do thay đổi nội tiết tố hoặc đơn giản là do ốm nghén khiến cơ thể mất cân bằng, gây đau lưng. Ngoài ra, thai nhi phát triển cũng có thể gây áp lực lên vùng lưng, cột sống, khiến dây chằng giãn ra.
Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách vận động nhẹ nhàng, chườm nước ấm hoặc massage vùng lưng để giảm đau. Nếu đau lưng nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hoặc đi kèm với các triệu chứng như sốt, xuất huyết âm đạo hoặc đi tiểu nhiều, bạn nên đi khám.
Sự phát triển của thai nhi 2 tháng
Thai 2 tháng tuổi đã hình thành chưa? Ở giai đoạn thai 2 tháng tuổi, khi siêu âm, bạn sẽ thấy hình ảnh thai nhi 2 tháng tuổi đã giống hình hài một con người hơn. Sự tăng trưởng của bé ở giai đoạn này diễn ra nhanh gấp 10.000 lần so với tháng đầu tiên. Các đặc điểm của khuôn mặt, bao gồm mắt, mũi, tai bắt đầu xuất hiện.
Bác sĩ có thể cho bạn nghe nhịp tim của bé vào khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ. Trong thời gian này, bộ phận sinh dục và tay chân cũng dần hình thành dù vẫn chưa rõ nét. Hầu hết các cơ quan trong cơ thể cũng đã bắt đầu phát triển.
Chăm sóc bà bầu 2 tháng như thế nào?
1. Dinh dưỡng cho bà bầu mang thai hai tháng
Tháng thứ 2 của thai kỳ, bạn nên ăn càng nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng càng tốt. Trong thực đơn mỗi ngày khi thai 2 tháng tuổi, bạn nên kết hợp đầy đủ các loại thực phẩm như rau, trái cây, thực phẩm giàu chất lỏng, ngũ cốc, các loại thịt.
Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý bổ sung thêm những thực phẩm giàu các dưỡng chất như canxi, axit folic, kẽm, sắt, iốt và vitamin D. Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyên bạn nên uống thêm các loại vitamin bổ sung để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
2. Lời khuyên cho mẹ khi bầu 2 tháng
Để dễ dàng vượt qua giai đoạn bầu 2 tháng, bạn có thể thử một số bí quyết sau:
- Không vận động quá sức hoặc mang vác vật nặng để tránh bị đau bụng, đau lưng khi mang bầu 2 tháng. Ngoài ra, mẹ cũng nên tránh đi giày cao gót hoặc với tay để lấy các vật trên cao.
- Chọn áo ngực thoải mái: Do kích thước vòng 1 ngày càng tăng, bạn nên chọn những chiếc áo ngực mới vừa vặn, thoải mái với chất liệu cotton để tránh bị kích ứng.
- Phòng ngừa bệnh tật: Rửa tay đúng cách với xà phòng diệt khuẩn và nước sạch trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn. Đeo khẩu trang khi ra ngoài, tránh đi đến nơi đông người và những nơi mất vệ sinh, đặc biệt là trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp như hiện nay.
- Chăm sóc da: Da mẹ bầu mang thai tháng thứ 2 có thể bị khô do mất nước. Để tránh tình trạng này, bạn nên uống nhiều nước và sử dụng các loại kem dưỡng ẩm có thành phần từ thiên nhiên.
Có thể bạn quan tâm: Thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu 2 tháng
3. Lời khuyên cho người chồng khi vợ mang thai hai tháng
Mặc dù không tự mình mang thai nhưng người chồng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp vợ đối phó với những thay đổi và nhu cầu của cơ thể trong thời gian mang thai. Những tháng đầu thật sự là thử thách cho cả hai.
Là người chồng, người cha tương lai, bạn hãy đảm bảo vợ mình được ăn uống khoa học, cân bằng và khỏe mạnh khi mang thai 2 tháng đầu. Bạn có thể hỗ trợ vợ bằng cách tìm hiểu về các loại thực phẩm tốt cho bà bầu và tự tay chế biến thành những món ăn ngon.
Ngoài ra, bạn cũng nên tìm cách để người phụ nữ của mình cảm thấy được yêu thương, hỗ trợ. Sự yêu thương, chăm sóc của cả cha lẫn mẹ là điều cần thiết cho thai nhi 2 tháng tuổi đang phát triển trong bụng mẹ.
[embed-health-tool-due-date]
Từ khóa » đầy Bụng Khi Mang Thai Tháng Thứ 2
-
Làm Thế Nào Nếu Bị đầy Bụng Khi Mang Thai? - Vinmec
-
Đầy Bụng Khi Mang Thai: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Xử Trí An ...
-
Đầy Bụng Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không? Phòng Tránh Như Thế ...
-
Bí Kíp Cho Bà Bầu Bị đầy Hơi Chướng Bụng Khi Mang Thai - Hello Bacsi
-
Bà Bầu Bị đầy Bụng: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa - Ferrovit
-
Đầy Bụng Khi Mang Thai - Cách Xử Trí An Toàn
-
Chướng Bụng đầy Hơi ở Bà Bầu - Cách Khắc Phục? - Tràng Phục Linh
-
Làm Thế Nào để Xử Lý Triệu Chứng đầy Hơi Khó Tiêu Khi Mang Thai?
-
Khó Tiêu ở Bà Bầu: Mẹo Chữa Và Lưu ý Khi Dùng Thuốc Trị Cho Mẹ Bầu!
-
Hiện Tượng Khó Chịu ở Bụng Khi Mang Thai: Chớ Chủ Quan!
-
Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai Tháng Thứ 2: Nguyên Nhân Và Cách Xử Trí
-
Đầy Bụng Khi Mang Thai - Cách Xử Trí An Toàn
-
Đầy Bụng Khi Mang Thai 3 Tháng đầu Có Nguy Hiểm Không?
-
Bầu 3 Tháng đầu Bị đầy Bụng - Cách Cải Thiện Nhanh Chóng
-
Bà Bầu Bị đầy Bụng Khó Tiêu Phải Làm Sao? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Dấu Hiệu Mang Thai Sớm Sau 1 Tuần đầu Tiên Chính Xác Nhất
-
Đau Dạ Dày Khi Mang Thai - Những Thông Tin Mẹ Bầu Cần Nên Biết