Bé 2 Tuổi Hay Nôn Trớ, Dịch Nhầy Giống đờm Có Nguy Hiểm Không?
Câu hỏi: Thưa bác sỹ, bé nhà em hơn 2 tuổi, ăn rất hay bị nôn trớ, mỗi lần trớ ra có dịch nhầy giống đờm, điều này có bình thường không? (Lê Thị Hoài, 38 tuổi, Điện Biên)
Bác sĩ Phùng Thị Hương Loan – Nguyên trưởng khoa Tai – Mũi – Họng, Bệnh viện Nhi Trung Ương trả lời:
Bạn Hoài thân mến! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn của Cojecamcum.vn. Về thắc mắc: Bé 2 tuổi hay nôn trớ, dịch nhầy giống đờm có nguy hiểm không? của bạn, tôi xin giải đáp cụ thể như sau:
Bé ăn hay nôn trớ, dịch nhầy giống đờm có nguy hiểm không?
Nôn trớ ở trẻ 2 tuổi do nhiều nguyên nhân:
1. Do đặc điểm cấu tạo phần dạ dày của trẻ nhỏ
2. Do bệnh lý hô hấp trên đang mắc: viêm họng, viêm VA … do đang mắc các bệnh tiêu hóa.
3. Do phương pháp cho ăn, mẹ hay ép trẻ ăn nhất là khi trẻ đang ốm, trẻ chống đối lại việc ép ăn gây ra nôn trớ. Việc lặp đi lặp lại cũng ảnh hưởng đến tâm lý trẻ gây nôn trớ do tâm lý.
Cần xác định nguyên nhân gây nôn chớ để có biện pháp can thiệp phù hợp. Đường tiêu hóa từ miệng đến dạ dày có 1 lớp niêm dịch nhày trong để bảo vệ. Khi nôn trớ, dịch nhầy giống đờm cũng theo ra – đó là bình thường. Chỉ lo ngại khi nôn trớ các dịch có các màu bất thường: máu, dịch mật ….
Cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ
Bạn Hoài thân mến! Khi thấy con bị nôn trớ, bạn cần thực hiện theo đúng các hướng dẫn dưới đây:
– Ngay khi thấy bé nôn trớ, mẹ phải nghiêng đầu trẻ sang một bên để trẻ không bị sặc.
– Làm sạch chất nôn trong miệng, mũi và họng của trẻ.
– Tuyệt đối không bế xốc khi trẻ đang nôn trớ vì sẽ làm tăng nguy cơ trào dịch ói vào phổi.
– Khi trẻ ngừng nôn trớ, mẹ nên cho uốn nước lọc với lượng nhỏ hoặc nước điện giải sau mỗi 30 phút – 1 tiếng. Nếu trẻ tiếp tục nôn, mẹ cần cho uống luân phiên 50ml nước oserol/ 50ml nước đường sau mỗi 30 phút.
– Nếu trẻ đã trên 2 tuổi, mẹ có thể pha nước gừng ấm cho trẻ uống để làm giảm triệu chứng buồn nôn.
– Sau 12 tiếng, khi trẻ không bị nôn trớ nữa, mẹ có thể cho trẻ ăn uống như bình thường. Tuy nhiên, mẹ nên cho bé uống nhiều nước, ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa, cháo loãng, sữa chua nhưng tuyệt đối không nên ăn đồ lạnh.
Trên đây là giải đáp của bác sĩ Phùng Thị Hương Loan cho câu hỏi: Bé 2 tuổi hay nôn trớ, dịch nhầy giống đờm có nguy hiểm không? của bạn Hoài. Hy vọng mẹ Hoài đã có thêm nhiều thông tin bổ ích để chăm sóc bé yêu tốt nhất và phát triển toàn diện nhất. Chúc bé luôn khỏe mạnh, hay ăn và chóng lớn!
Từ khóa » Trớ Dịch Nhầy
-
Mẹo Chữa Nôn Trớ Cho Trẻ Sơ Sinh Có Kèm đờm Phải Làm Sao?
-
Trẻ Sơ Sinh Trớ Ra Dịch Nhầy Mẹ Phải Xử Lý Thế Nào? - BioAmicus
-
Trẻ 2 Tháng 13 Ngày Trớ Ra Cặn Sữa Với Nhầy Biểu Hiện Của Bệnh Gì?
-
Chứng Khò Khè Chất Nhờn Trong Cổ Họng Bé Sơ Sinh - VnExpress
-
Nôn, Trớ ở Trẻ Sơ Sinh Và Nhũ Nhi
-
Hiện Tượng Nôn Trớ ở Trẻ Sơ Sinh Và Một Số điều Mẹ Chưa Biết
-
Bố Mẹ Cần Xử Trí Như Thế Nào Khi Trẻ Nôn Ra Dịch Màu Vàng?
-
Vai Trò Của Dịch Nhầy đối Với Cơ Thể | BvNTP
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Trớ Sữa Có đờm, Mẹ Phải Xử Lý Thế Nào?
-
Nôn Trớ ở Trẻ Sơ Sinh: Khi Nào Là Bất Thường? - YouMed
-
Trớ Sữa Và Trào Ngược Thực Quản
-
Trẻ Sơ Sinh Trớ Nhiều Cặn Sữa Có Bất Thường Không?
-
Nguyên Nhân Khiến Trẻ Sơ Sinh Nôn Trớ Ra Máu! - Thuốc Dân Tộc
-
Bé Bị ọc Sữa Có Phải Nguyên Nhân Do Bị đàm Nhớt