Trẻ Sơ Sinh Bị Trớ Sữa Có đờm, Mẹ Phải Xử Lý Thế Nào?

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị trớ sữa có đờm khiến bố mẹ rất lo lắng. Thông thường do lượng đờm ở cổ họng nhiều dẫn đến tình trạng này. Nếu không chữa trị kịp thời bé sẽ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu chất, chậm lớn do không ăn uống đầy đủ. Vì vậy mẹ cần phải năm rõ nguyên nhân và các xử lý khitrẻ sơ sinh bị trớ sữa có đờm.

1. Nguyên nhân gây ra trớ sữa có đờm

Trẻ sơ sinh bị trớ sữa có đờm, mẹ phải xử lý thế nào? - 1

Viêm đường hô hấp là nguyên nhân chủ yếu khiến bé bị trớ sữa có đờm. (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân chủ yếu gây ra đờm ở cổ họng của bé là do các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm hay các bệnh truyền nhiễm khác. Do trẻ sơ sinh còn nhỏ, bé không thể tự đẩy đờm ra ngoài nên tình trạng bị đờm trong cổ họng khá dai dẳng.

Khi bé bị đờm nhiều thì bé thường hay bị ho, khó thở và thở khò khè. Đặc biệt đờm nhiều trong cổ họng dễ kích ứng, gây ra cảm giác buồn nôn dẫn đến việc bé bị trớ sữa có đờm.

2. Cách xử lý trẻ sơ sinh bị trớ sữa có đờm

Khi bé bị trớ sữa có đờm kèm theo ho, sổ mũi, sốt thì mẹ nên đưa bé tới bác sĩ để khám.

Trẻ sơ sinh bị trớ sữa có đờm, mẹ phải xử lý thế nào? - 2

Tình trạng trớ sữa có đờm ở trẻ kéo dài, cha mẹ cần đưa con đi thăm khám bác sĩ. (Ảnh minh họa)

Ngoài ra mẹ có thể thực hiện một số phương pháp sau tại nhà để giúp bé thoải mái hơn:

- Vỗ lưng cho bé: Mẹ vỗ lưng cho bé thường xuyên sẽ giúp phổi bé lưu thông tuần hoàn máu tốt hơn và đờm trong cổ họng dễ được đẩy ra ngoài hơn.

Theo Lương y Bùi Hồng Minh, cách thực hiện vỗ long đờm cho trẻ sơ sinh như sau:

+ Đặt trẻ nằm nghiêng một bên trên giường cứng, không cho trẻ gối đầu. - Dùng khăn bông mềm kê dưới mông trẻ để mông với đầu trẻ tạo góc khoảng 15 độ.

+ Mẹ chụm tay lại, vỗ liên tục lên lưng trẻ đoạn từ phổi hướng về phía cổ (có thể ước lượng vùng phổi của trẻ từ ngang lưng trở lên). Lưu ý vỗ rung - mẹ khum tay lại tạo thành 1 khoảng trống không khí thì khi vỗ trẻ sẽ không đau chứ không đập bàn tay vào lưng trẻ. Dùng lực cổ tay vỗ rung cho trẻ tạo thành tiếng “bộp, bộp”, cảm giác lồng ngực của trẻ sẽ rung lên từng nhịp theo nhịp vỗ tay. Vỗ từ dưới vỗ lên nhằm mục đích dẫn lưu đờm từ dưới lên miệng.

+ Vỗ liên tục trong khoảng 3 phút.

Trẻ sơ sinh bị trớ sữa có đờm, mẹ phải xử lý thế nào? - 3

Vỗ long đờm mẹ nhớ dùng lực cổ tay vỗ rung tạo thành tiếng “bộp, bộp”. (Ảnh minh họa)

+ Với trẻ còn nhỏ, sau khi vỗ 3 phút thì bế trẻ trên tay ở tư thế an toàn và bắt đầu gây ho cho trẻ bằng cách day nhẹ ngón tay vào cổ trẻ, trẻ sẽ ho và bật được đờm ra ngoài. Cần lưu ý quan sát màu sắc của đờm xem đờm trắng loãng hay xanh, vàng đặc để báo cho bác sĩ khi thăm khám.

- Tinh dầu tràm: Tinh dầu tràm có khả năng kháng viêm ngừa khuẩn. Vì vậy khi bé bị trớ sữa có đờm mẹ có thể dùng tinh dầu tràm cho vào máy khuếch tán tinh dầu để giúp làm giảm đờm cho bé.

- Cho bé bú làm nhiều lần: Khi bé ăn nó sẽ khiến dạ dày căng lên khiến dễ bị nôn trớ. Vì vậy khi bé bị trớ sữa có đờm mẹ nên cho bé bú làm nhiều lần, mỗi lần bú cách nhau khoảng 2 giờ.

- Cho bé bú đúng cách: Mẹ nên cho bé bú bầu sữa bên trái trước sau đó mới đến bên phải. Khi bé đang bú không lắc mạnh hay di chuyển bé.

Theo Dược sĩ Trang Nhung cho biết trên báo Sức khỏe & Đời sống, nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay bị nôn trớ có thể do cúm dạ dày. Đây là căn bệnh do virut gây nên làm cho trẻ sốt cao, gây đau dạ dày. Trong vòng 1 - 2 ngày đầu thường xuất hiện cả hiện tượng tiêu chảy, sau đó đến giai đoạn nôn ói kéo dài từ 12 - 72 tiếng hoặc lâu hơn.

Nôn trớ ở trẻ nhỏ không phải là căn bệnh nguy hiểm vì vậy không nên quá lo lắng, cần cho trẻ uống đủ nước, nhất là trong giai đoạn 12 giờ sau khi nôn.

Trường hợp cần phải gọi bác sĩ như nôn trớ liên tục (8 giờ liên tục ở trẻ dưới 1 tuổi và 12 giờ ở trẻ 1 - 3 tuổi, 16 giờ liên tục ở trẻ trên 3 tuổi trở lên), trong dịch đờm có nhiều máu, nôn trớ ở thể nặng, mất nước nghiêm trọng. Ngoài ra, nếu gặp trường hợp sau cũng cần cho trẻ đi bác sĩ ngay, đó là dấu hiệu của căn bệnh viêm màng não, bởi nôn trớ là một trong những dấu hiệu sớm của căn bệnh nan y này, ngoài ra còn có dấu hiệu như: đau đầu, đau cổ, sốt cao, nôn ói dữ dội. Cuối cùng là dấu hiệu của bệnh viêm thận, trường hợp sốt cao, nôn ói nhiều, viêm nhiễm đường nước tiểu, nước tiểu có mùi khai thì nhất thiết phải đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.

Từ khóa » Trớ Dịch Nhầy