Trẻ Sơ Sinh Trớ Nhiều Cặn Sữa Có Bất Thường Không?
Vì sao trẻ sơ sinh thường hay nôn trớ?
Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trào ngược từ dạ dày lên thực quản và bị tống ra ngoài theo đường miệng. Nôn trớ xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất là trẻ sơ sinh.
Trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa là điều thường xuyên xảy ra (ảnh internet)
Nguyên nhân chủ yếu là do do cấu tạo và vị trí dạ dày của trẻ chưa hoàn thiện. Nếu trẻ bú sữa hoặc ăn quá no, vừa ăn xong cho nằm ngay sẽ rất dễ khiến trẻ bị nôn trớ. Trẻ cũng sẽ hay nôn trớ nếu mắc các bệnh lý về tiêu hóa như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày…
Phân biệt tình trạng nôn trớ của trẻ sơ sinh
Để có thể xử lý đúng cách khi con nôn trớ thì điều đầu tiên các mẹ cần biết cách phân biệt tình trạng nôn trớ của con. Dưới đây là 3 tình trạng nôn trớ phổ biến ở trẻ nhỏ:
Trẻ ợ hơi ra sữa
Trẻ thường ợ hơi ra sữa sau khi bú no. Nguyên nhân là do khi bú mẹ, bé nuốt cả không khí vào dạ dày. Mẹ không nên lo lắng về tình trạng này vì việc ợ hơi ra được sẽ giúp tránh hiện tượng nấc cụt gây khó chịu và mệt mỏi cho trẻ.
Trẻ sơ sinh trớ ra nước trong
Trường hợp bé trớ ra nước trong rất dễ nhầm lẫn với việc trẻ chảy nước dãi thường gặp hàng ngày. Mẹ có thể nhận biết con trớ khi kiểm tra bằng tay. Nếu dịch trong, nhầy và dính, có nghĩa là dịch này xuất phát từ trong dạ dày của bé. Nguyên nhân là do trẻ nóng dạ dày nên đùn dịch ngược lên miệng. Hoặc cũng có thể do bé bị đói cồn cào dạ dày nên có phản xạ trào dịch ngược lên theo đường miệng.
Mẹ thường hay nhầm lẫn trẻ trớ ra nước trong và chảy dãi (ảnh internet)
Trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa
Đây là tình trạng khiến nhiều mẹ lo lắng, nhất khi thấy trẻ nôn trớ ra sữa vón cục. Đó là do sữa đang được tiêu hóa và bị lên men bởi dịch tiêu hóa của dạ dày nên vón cục lại. Khi bé nôn trớ, sữa vón cục sẽ trào ngược ra ngoài.
Bé sơ sinh trớ nhiều cặn sữa khi nào bất thường?
Nếu trẻ sơ sinh thường nôn trớ ra cặn sữa dưới 3 lần/ngày và vẫn tăng cân tốt thì mẹ không cần quá lo lắng. Nhưng nếu như số lần nôn trớ nhiều hơn và liên tục thì có thể là dấu hiệu bất thường cảnh báo trẻ đang mắc phải bệnh lý nào đó.
Cũng sẽ là bất thường nếu bé sơ sinh trớ nhiều cặn sữa cùng cả dịch xanh dịch vàng. Vì khi đó, trẻ đã trớ ra cả dịch dạ dày ruột. Mẹ nên đưa con đến thăm khám bác sĩ.
Mẹ cũng cần nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ nếu trẻ nôn trớ kèm các dấu hiệu sau: sốt, tiêu chảy, đau bụng, quấy khóc, nổi ban ngoài da. Bởi vì lúc này, nôn trớ chỉ là dấu hiệu bên ngoài của 1 bệnh lý bên trong.
Làm gì để tránh việc trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa?
Nôn trớ là điều không tránh khỏi ở trẻ nhỏ nhưng nếu mẹ biết cách thực hiệc các bước sau sẽ giúp làm giảm tình trạng trẻ nôn trớ ra sữa vón cục.
Cho bé bú đúng tư thế chuẩn
Cho bé bú đúng cách sẽ giúp ngăn chặn tình trạng nôn trớ cặn sữa. Vì dạ dày trẻ cong võng sang trái nên các mẹ cần cho bé bú bầu vú bên trái trước khi chuyển sang bầu vú bên phải. Việc làm này khiến sữa dễ chảy vào trong dạ dày trẻ và không bị ép ngược lên trên, ngăn việc bị nôn trớ ngay cả khi bú no.
Nếu bú bình, mẹ nên để đầu ti bình ngập sữa tránh tình trạng bình nghiêng khiến trẻ sẽ bú cả không khí vào trong dạ dày sẽ dễ gây nôn trớ.
Bế đứng bé trên vai sau khi bú no giúp giảm nôn trớ (ảnh internet)
Vỗ lưng giúp bé ợ hơi
Mẹ nên nhớ không cho bé nằm ngủ hoặc chơi đùa mạnh ngay sau khi bú no mà thay vào đó mẹ cần vỗ lưng giúp bé ợ hơi để giải phòng hết không khí trong dạ dày được bé nuốt phải khi bú. Mẹ có thể vỗ lưng cho bé ợ hơi theo tư thế bế đứng, nằm sấp hoặc ngồi trong lòng mẹ.
Các tư thế vỗ lưng giúp bé ợ hơi (ảnh internet)
Mặc quần áo thoải mái
Đôi khi, quần áo quá trật khiến dạ dày trẻ có xu hướng co bóp đẩy ngược thức ăn ra ngoài đường miệng khiến nôn trớ. Vì vậy, mẹ hãy mặc cho bé quần áo thật thoải mái, đặc biệt là vùng bụng phải nới lỏng không gây chèn ép khi bé đang bú.
Giữ khoảng thời gian an toàn sau mỗi cữ bú
Mẹ cũng không nên để trẻ bú quá no, nên giãn khoảng cách bú 2-4 tiếng/lần cho trẻ. Điều này sẽ giúp tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng vừa tốt cho dạ dày trẻ.
Sau khi trẻ ăn no, các mẹ hãy tập thói quen bế bé ít nhất 15 phút theo dạng vác cằm bé tựa lên vai các mẹ. Điều này sẽ giúp trẻ ợ hơi giảm nôn trớ, vừa giúp trẻ tiêu hóa một phần thức ăn, giảm tải cho dạ dày, giúp con tránh mắc các bệnh về đường tiêu hóa…
Các mẹ có thể thấy việc trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa là điều hoàn toàn bình thường. Nếu con nôn trớ ít hơn 3 lần/ngày và vẫn tăng cân, phát triển thể chất tốt thì mẹ không cần quá lo lắng vì cùng với việc con lớn lên, tình trạng nôn trớ cũng sẽ ngày một ít đi.
Mách mẹ mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh cực kỳ hiệu quả Đối với những mẹ bỉm sữa, con nôn trớ có thể là một trong những điều ám ảnh nhất vì nó khiến mẹ phải vất vả thay quần áo, cho con ăn lại, có khi còn... Bấm xem >>Từ khóa » Trớ Dịch Nhầy
-
Mẹo Chữa Nôn Trớ Cho Trẻ Sơ Sinh Có Kèm đờm Phải Làm Sao?
-
Trẻ Sơ Sinh Trớ Ra Dịch Nhầy Mẹ Phải Xử Lý Thế Nào? - BioAmicus
-
Trẻ 2 Tháng 13 Ngày Trớ Ra Cặn Sữa Với Nhầy Biểu Hiện Của Bệnh Gì?
-
Chứng Khò Khè Chất Nhờn Trong Cổ Họng Bé Sơ Sinh - VnExpress
-
Nôn, Trớ ở Trẻ Sơ Sinh Và Nhũ Nhi
-
Hiện Tượng Nôn Trớ ở Trẻ Sơ Sinh Và Một Số điều Mẹ Chưa Biết
-
Bố Mẹ Cần Xử Trí Như Thế Nào Khi Trẻ Nôn Ra Dịch Màu Vàng?
-
Vai Trò Của Dịch Nhầy đối Với Cơ Thể | BvNTP
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Trớ Sữa Có đờm, Mẹ Phải Xử Lý Thế Nào?
-
Bé 2 Tuổi Hay Nôn Trớ, Dịch Nhầy Giống đờm Có Nguy Hiểm Không?
-
Nôn Trớ ở Trẻ Sơ Sinh: Khi Nào Là Bất Thường? - YouMed
-
Trớ Sữa Và Trào Ngược Thực Quản
-
Nguyên Nhân Khiến Trẻ Sơ Sinh Nôn Trớ Ra Máu! - Thuốc Dân Tộc
-
Bé Bị ọc Sữa Có Phải Nguyên Nhân Do Bị đàm Nhớt