Bé ăn Dặm Ngày ăn Mấy Lần? Thiết Lập Lịch ăn Dặm Cho Bé Theo Từng ...

5-6 tháng tuổi là thời điểm mẹ và bé bắt đầu chập chững bước vào ăn dặm. Vậy thì một ngày ăn dặm mấy lần? Ăn dặm kết hợp với ăn sữa như thế nào? Làm sao để sắp xếp lịch ăn dặm cho phù hợp với tháng tuổi của con? Mẹ hãy theo dõi bài viết sau đây để có cái nhìn tổng quan nhất trước khi bắt tay vào trải nghiệm khoảng thời gian này cùng bé nhé!

MỤC LỤC

Bé tập ăn dặm ngày mấy lần?

Làm thế nào để kết hợp ăn sữa và ăn dặm?

Lịch ăn dặm cho bé theo tháng tuổi

Bé tập ăn dặm ngày mấy lần?

Trẻ tập ăn dặm mấy bữa một ngày? Thời gian đầu ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn 1 bữa vào buổi trưa nếu mẹ không phải đi làm hoặc 1 bữa vào buổi chiều tối (sau khi ăn sữa) nếu mẹ phải đi làm. Các cữ sữa nên duy trì cách nhau tối thiểu 3h và lý tưởng là 4h.

Mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn dặm với một bữa ăn mỗi ngày, sau đó tăng lên hai bữa trong tháng tiếp theo. Khi em bé của mẹ lớn hơn và sắp chập chững biết đi, mẹ có thể làm tối đa ba bữa ăn chính một ngày với một hoặc hai bữa phụ xen kẽ giữa các bữa chính.

Mẹ quan sát biểu hiện của bé để điều chỉnh việc ăn dặm cho phù hợp

Mẹ sẽ nhanh chóng biết được khi nào bé thích ăn hay không thích ăn. Nếu muốn ăn, bé sẽ há to miệng và sẵn sàng cắn hoặc tự mình với tay để lấy thức ăn thay vì quấy khóc hay lắc đầu. Khi bé từ chối ăn, mẹ hãy kiên nhẫn thử lại vào bữa sau.

Ngay từ những ngày đầu ăn dặm, mẹ nên sắp xếp thời gian để bé được tham gia nhiều nhất vào các bữa ăn của cả gia đình. Như thế bé không chỉ cảm nhận được không khí đầm ấm của gia đình mà còn có cơ hội quan sát và học hỏi từ người lớn các thao tác ăn uống một cách tự nhiên nhất.

Mẹ tạo điều kiện để bé được tham gia nhiều nhất vào các bữa ăn của cả gia đình

Làm thế nào để kết hợp ăn sữa và ăn dặm?

Trong năm đầu tiên, phần lớn dinh dưỡng của trẻ vẫn sẽ đến từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Bởi vậy, giai đoạn này mẹ hãy xem thức ăn dặm như những chất bổ sung tốt cho sức khỏe và là cơ hội để con khám phá những hương vị và kết cấu mới.

Mẹ có thể cho bé ăn sữa trước khi ăn dặm tầm 30 phút đến 1 tiếng để giúp bé làm quen với việc ăn dặm một cách thoải mái mà không bị quá đói.

Khi bé đã quen với việc ăn dặm, mẹ hãy cho bé uống sữa hoặc bú sau khi ăn dặm. Bé cần các chất dinh dưỡng bổ sung đến từ nhiều loại thực phẩm khác nhau, vì vậy tốt nhất mẹ không nên để bé bú đầy sữa trước. Như thế bé sẽ quá no để có thể háo hức muốn khám phá đồ ăn. Theo cách này, bé được kích thích cảm giác thèm ăn và hình thành phản xạ ăn uống theo nhu cầu.

Bé cần được hình thành phản xạ ăn uống theo nhu cầu

Mẹ cũng đừng lo lắng nếu con yêu không phải lúc nào cũng hào hứng với chuyện ăn uống, hoặc nếu những gì bé chọn để ăn không phù hợp với khẩu phần được khuyến nghị. Việc ép bé ăn khi bé không hứng thú vừa gây áp lực cho cả hai mẹ vừa có tác động tiêu cực đến khả năng điều chỉnh cảm giác đói và no tự nhiên của bé.

Lịch ăn dặm cho bé theo tháng tuổi

Sau đây là một số lịch ăn dặm theo tháng tuổi để mẹ hình dung được sự kết hợp linh hoạt giữa ăn sữa và ăn dặm trong một ngày của bé.

Lịch ăn dặm cho bé 6 tháng (theo Easy 2-3-3,5)

Thời gian

Hoạt động

Ghi chú dành cho mẹ

7h

Bé thức dậy và ăn sữa

Mẹ có thể cho bé tập uống sữa bằng cốc từ 6 tháng tuổi

7h30 - 9h

Chơi tự lập, chơi với mẹ

9h-11h

Ngủ giấc ngày thứ nhất

11h

Bé thức dậy và ăn sữa

11h30-12h

Bé ăn dặm bữa trưa

14h-15h (hoặc 15h30)

Ngủ giấc ngày thứ hai

15h (hoặc 15h30)

Bé ăn sữa

15h30-16h

Bé ăn dặm (Nếu bữa sáng và bữa trưa mẹ chưa cho ăn)

16h-18h

Bé chơi tự lập, chơi với mẹ, tắm

18h-18h30 hoặc 19h00

Trình tự ngủ đêm

18h30 hoặc 19h00

Bé ngủ đêm

Bé có thể ăn đêm hoặc không

Như vậy lịch ăn dặm cho bé 6 tháng sẽ vào buổi trưa hoặc tối và chỉ nên ăn dặm ngày 1 lần để hệ tiêu hóa của bé quen với thức ăn mới.

Lịch ăn dặm cho trẻ từ 7 - 10 tháng tuổi

Đây là lịch ăn dặm tham khảo cho bé 7-10 tháng tuổi theo Easy 234. Tùy thuộc vào sự phát triển của bé mẹ có thể thay đổi lịch sinh hoạt và lịch ăn dặm phù hợp.

Thời gian

Hoạt động

Ghi chú dành cho mẹ

7h

Bé thức dậy và ăn sữa

7h30

Ăn dặm bữa sáng

Bé có thể không ăn dặm bữa sáng

9h-11h

Ngủ giấc ngày thứ nhất

11h

Bé thức dậy và ăn sữa

Mẹ có thể cân nhắc có cho bé ăn sữa vào bữa này hay không

11h30-12h

Bé ăn dặm bữa trưa

Với bé ăn đút có thể cần uống sữa sau khi ăn dặm

14h-15h (hoặc 15h30)

Ngủ giấc ngày thứ hai

15h (hoặc 15h30)

Bé ăn sữa hoặc ăn nhẹ

18h-18h30

Bé ăn sữa rồi ăn dặm bữa tối

Mẹ có thể cân nhắc có cho bé ăn sữa vào bữa này hay không

19h

Bé ăn sữa rồi ngủ đêm

Bé có thể ăn đêm hoặc không

Giai đoạn này bé có thể chuyển sang ăn dặm 2 hoặc 3 bữa một ngày tùy thuộc vào phương pháp ăn dặm và sự phát triển của bé.

Lịch ăn dặm cho bé 11 - 12 tháng tuổi

Thời gian

Hoạt động

Ghi chú dành cho mẹ

7h

Bé thức dậy và ăn sữa

7h35

Ăn dặm bữa sáng

Bé có thể không ăn dặm bữa sáng

10h - 11h

Bé ngủ

Mẹ có thể cân nhắc có cho bé ăn sữa vào bữa này hay không

11h15-11h45

Bé ăn dặm bữa trưa

Với bé ăn đút có thể cần uống sữa sau khi ăn dặm

14h-15h

Bé ngủ

15h

Bé dậy ăn sữa hoặc ăn nhẹ

17h30-18h00

Bé ăn dặm bữa tối

Nên sắp xếp ăn cùng gia đình

18h30 - 19h00

Bé ăn sữa rồi ngủ đêm

Bé có thể ăn đêm hoặc không

Bé có thể không cần ăn sữa trước giờ đi ngủ nữa

POH

---

Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:

• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm

• Con HẾT khóc đêm

• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn

Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo

Từ khóa » Khi Nào Trẻ ăn Dặm 2 Bữa