Khi Nào Cho Bé ăn Dặm 2 Bữa Mỗi Ngày? - Amano Enzym Gold

Trong các giai đoạn phát triển của cơ thể, không bé nào là không trải qua quá trình ăn dặm. Đây cũng là giai đoạn khiến không ít mẹ phải đau đầu, lo lắng, suy nghĩ xem khi nào cho bé bắt đầu ăn dặm thì hợp lý? Mỗi ngày bé ăn bao nhiêu bữa là đủ?... Chúng ta sẽ cùng nhau giải đáp những thắc mắc trên trong bài viết dưới đây.

Ăn dặm là gì?

Ăn dặm là bước ngoặt đánh dấu giai đoạn phát triển mới của bé. Ngoài sữa mẹ, bé còn được bổ sung chất dinh dưỡng từ các loại thức ăn khác. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thời điểm lý tưởng để cho bé bắt đầu ăn dặm là 6 tháng tuổi. Nguyên nhân là do khi trẻ bước sang tháng thứ 6, trẻ bắt đầu hoạt động nhiều hơn, sữa mẹ không thể cung cấp đủ năng lượng để đáp ứng nhu cầu của bé nên cần bổ sung thêm thức ăn ngoài. Đồng thời, lúc này hệ tiêu hóa của bé đã hoàn thiện, có thể tiết enzym tiêu hóa để có thể tiêu hóa thức ăn đặc. Tuy nhiên, tùy vào nhu cầu và thể trạng của từng bé, mẹ có thể cho bé bắt đầu ăn dặm sớm hơn hoặc muộn hơn một chút.

ăn dặm là gì?

Ăn dặm là gì?

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp ăn dặm đang được các mẹ áp dụng. Trong đó phải kể tới 3 phương pháp đang được sử dụng phổ biến:

  • Ăn dặm truyền thống: các món ăn sẽ được mẹ trộn lẫn và xay nhuyễn. Giai đoạn đầu bé thường ăn được nhiều, tăng cân nhanh. Tuy nhiên, khả năng ăn thô sau này của bé sẽ kém và bé không thể cảm nhận được hương vị riêng của từng món ăn.

  • Ăn dặm kiểu Nhật: mẹ sẽ cho bé ăn riêng từng món thay vì trộn lẫn với nhau như phương pháp ăn dặm truyền thống. Bên cạnh đó, thức ăn của bé không được xay nhuyễn hoàn toàn mà vẫn giữ được độ thô. Bé thường không ăn được nhiều, giai đoạn đầu tăng cân chậm.

  • Ăn dặm bé tự chỉ huy (BLW): thực đơn ăn dặm của bé được chế biến dạng thô. Mẹ sẽ đặt các món ăn trước mặt bé và để bé tự cầm những món mà bé muốn ăn thay vì đút cho bé. Tuy nhiên, mẹ hết sức cẩn thận, để ý khi cho bé ăn dặm theo phương pháp này vì thức ăn thô dễ khiến bé bị mắc nghẹn.

Khi nào cho bé ăn dặm 2 bữa mỗi ngày?

Mỗi phương pháp ăn dặm đều có ưu - nhược điểm riêng. Mẹ cần dựa vào sở thích của bé, thời gian và công việc của mẹ để lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp.

Khi nào cho bé ăn dặm 2 bữa?

Số lượng bữa ăn dặm mỗi ngày cần phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của bé, phải đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng theo nhu cầu của bé.

Vào thời điểm trẻ bắt đầu ăn dặm (6 tháng tuổi), mẹ nên cho bé ăn 1 bữa mỗi ngày. Mặc dù hệ tiêu hóa của bé đã hoàn thiện, nhưng khi chuyển từ chế độ ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ sang thức ăn đặc, hệ tiêu hóa vẫn cần có thời gian để thích nghi dần với thức ăn. Một số mẹ vì áp lực cân nặng của bé mà ép bé ăn nhiều ngay từ giai đoạn bắt đầu ăn dặm, khiến cho hệ tiêu hóa của bé phải làm việc quá tải, dễ gây ra các tình trạng: đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, chướng bụng,... Do đó, mẹ cần tăng lượng thức ăn lên dần dần, đồng thời cần cung cấp cho bé một thực đơn đa dạng để bé làm quen với nhiều loại thức ăn. Qua đó, mẹ cũng phát hiện ra khẩu vị, sở thích ăn uống của bé.

Xem thêm: Khi nào cho bé ăn dặm thì hợp lý?

Khi bé bước sang tháng thứ 7, mẹ có thể tăng lên 2 bữa ăn dặm mỗi ngày. Trong giai đoạn này, bé bắt đầu tập bò, trườn, vịn lên thành để đứng dậy, đồng thời hoạt động của bé cũng linh hoạt hơn. Chính vì vậy, mức tiêu hao năng lượng của bé cũng tăng đáng kể so với trước đó. Bên cạnh đó, sữa mẹ cũng loãng dần, hàm lượng dinh dưỡng cũng giảm. Chính vì vậy, dinh dưỡng từ bữa ăn dặm phải đảm bảo đầy đủ 3 nhóm chất:

  • Tinh bột (50-70 gam): yến mạch, mỳ, bún, các loại khoai, cháo (tỉ lệ 1:7)

  • Chất đạm (13-15 gam): cá, đậu hũ, trứng, ức gà, thịt bò, ...

  • Vitamin và khoáng chất (25 gam): xà lách, rau dền, rong biển, nấm tươi, cải cúc, dưa leo, bông cải xanh, súp lơ,...

Chế độ ăn dặm đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng

Thực đơn ăn dặm của bé đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng

Trong giai đoạn này, mẹ cần chú ý đến một số thay đổi của bé:

  • Bé đã có thể phối hợp lưỡi và hàm trên một cách thuần thục, đồng thời bé cũng bắt đầu mọc răng nê xuất hiện phản xạ nhai. Chính vì vậy, món ăn của bé không cần phải xay nhuyễn, mềm mịn như giai đoạn tập ăn dặm mà nên chế biến thô hơn, đặc hơn một chút. Mục đích của việc này là nhằm kích thích khả năng nhai của bé, rèn luyện khả năng ăn thô cho trẻ, tránh trường hợp bé nuốt chửng luôn mà không nhai, đồng thời cũng góp phần bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ

  • Đây cũng là giai đoạn bé bắt đầu mọc răng, vì thế bé có thể sưng lợi, sốt, khó chịu, mệt mỏi, tiêu chảy mà không muốn ăn. Ngoài ra, bé cũng vận động nhiều hơn. Bé thường mải mê bò, trườn, chơi đồ chơi, tập đứng mà chểnh mảng việc ăn uống. Trong trường hợp này, mẹ không nên cố gắng ép bé ăn khi bé không muốn. Hãy lựa chọn thời điểm mà bé vui vẻ, cho bé ngồi vào ghế ăn dặm rồi mới cho bé ăn, rèn luyện cho bé sự tập trung khi ăn uống. Việc ép bé ăn vô tình khiến bữa ăn trở thành nỗi ám ảnh của bé, và bé thường tìm mọi cách trốn tránh mỗi khi đến giờ ăn.

Một số thay đổi của bé trong giai đoạn này

Một số thay đổi của bé trong giai đoạn này

Mặc dù bé ăn 2 bữa mỗi ngày nhưng vẫn cần phải bú mẹ. Chất lượng dinh dưỡng trong sữa mẹ đã giảm dần nhưng sữa mẹ là nguồn cung cấp kháng thể dồi dào cho bé, tăng cường sức đề kháng để con có một hệ miễn dịch khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc các bệnh cảm cúm, nhiễm khuẩn, dị ứng,... Trong giai đoạn này, bé được khuyến cáo bú 500 ml sữa mẹ mỗi ngày. Trong trường hợp mẹ phải đi làm hoặc không đủ sữa thì pha thêm sữa công thức cho bé

Ngoài 2 bữa ăn dặm chính, mẹ cần chuẩn bị thêm các bữa phụ cho bé. Thực đơn bữa phụ mẹ có thể tham khảo gồm: sữa chua (nguồn cung cấp lợi khuẩn dồi dào, giúp tăng cường sức khỏe đường ruột của bé), phô mai (thường trộn lẫn vào bột hoặc cháo của bé, bổ sung canxi giúp cải thiện chiều cao), đậu hũ và một số loại hoa quả như: bơ, chuối, táo, đu đủ,... (cung cấp vitamin và khoáng chất tự nhiên, giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ)

bữa phụ ăn dặm cho bé

Bữa phụ ăn dặm cho bé

Một số lưu ý khi cho bé ăn dặm

Cho bé ăn dặm đúng thời điểm

Mẹ nên cho bé bắt đầu ăn dặm khi bé được đủ 6 tháng tuổi. Cho bé ăn dặm quá sớm có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, dễ mắc các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Thức ăn đặc khiến bé cảm thấy no lâu, vì thế bé có thể bỏ bú mẹ, sức đề kháng suy giảm. Ngược lại, việc cho bé ăn dặm quá muộn có thể khiến bé bị suy dinh dưỡng do sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu của bé. Đồng thời, khả năng ăn thô của bé cũng kém hơn, bé dễ phản kháng và không tiếp nhận thức ăn

Cho bé ăn từ loãng đến đặc

Ban đầu, khi bé mới tập ăn dặm, mẹ cần chế biến thức ăn loãng một chút (gần giống sữa mẹ ) để bé có thời gian làm quen với thức ăn. Sau đó, khi phản xạ nhai, nuốt của bé phát triển thuần thục, mẹ nấu thức ăn đặc dần lên

Cho bé ăn từ loãng đến đặc

Cho bé ăn từ loãng đến đặc

Tăng dần lượng thức ăn

Mục đích của việc này là để hệ tiêu hóa của trẻ có thời gian làm quen với chế độ ăn mới. Việc cho bé ăn nhiều ngay từ đầu có thể khiến hệ tiêu hóa phải làm việc quá tải

Đa dạng hóa thực đơn ăn dặm

Mẹ nên chuẩn bị thực đơn ăn dặm đa dạng, phong phú, không nên lặp lại một món nào đó trong nhiều bữa liền dễ khiến bé cảm thấy chán ngán. Bên cạnh đó, mẹ nên chuẩn bị những món mà bé thích, tạo cho bé cảm giác hứng thú mỗi khi đến bữa ăn.

Đa dạng hóa thực đơn ăn dặm

Đa dạng hóa thực đơn ăn dặm

Không nên thêm gia vị vào đồ ăn dặm của bé

Với bé dưới 1 tuổi, việc thêm mắm, muối vào bột, cháo ăn dặm có thể khiến thận bé phải làm việc quá sức. Khi bé từ 1 tuổi trở lên, mẹ mới nên thêm gia vị để món ăn đậm đà, kích thích bé ăn ngon miệng hơn

Lập thời gian biểu ăn dặm cho bé

Mẹ nên cho bé ăn uống đúng giờ, giúp bé làm quen với nhịp sinh hoạt, đồng thời cũng giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động khỏe mạnh và hiệu quả hơn. Mỗi ngày bé ăn 2 bữa thì mẹ có thể cho bé ăn sáng lúc 10 giờ và bữa tối lúc 19h tối

Lập thời gian biểu ăn dặm cho bé

Lập thời gian biểu ăn dặm cho bé

Xem thêm:

Trẻ ăn dặm bị táo bón phải làm sao?

Từ khóa » Khi Nào Trẻ ăn Dặm 2 Bữa