Bé Bị Hăm Cổ: Nguyên Nhân & Cách điều Trị DỄ DÀNG - Diệp An Nhi

Bé bị hăm cổ khiến trên làn da ở cổ xuất hiện những vết viêm ngứa khó chịu. Nếu không được điều trị cẩn thận, hăm cổ có thể dẫn đến nhiễm trùng, lở loét trên da. Cho dù mẹ có cẩn thận chăm sóc đến đâu thì bệnh này vẫn có khả năng xảy ra ở mọi em bé. Vì vậy mẹ nên tìm hiểu về hăm cổ ở trẻ nhỏ trong bài viết dưới đây để giúp bé phòng ngừa bệnh hiệu quả nhé. 

Dấu hiệu nhận biết khi bé bị hăm cổ

Bé bị hăm ở cổ là một tình trạng kích ứng, viêm da xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh, trẻ dưới 2 tuổi. Để biết chính xác liệu đây có phải là triệu chứng hăm cổ em bé hay không? Mẹ hãy dựa vào các dấu hiệu nhận biết dưới đây:

Hình ảnh bé bị hăm cổ ngứa ngáy, khó chịu
Hình ảnh bé bị hăm cổ ngứa ngáy, khó chịu
  • Vùng cổ phát ban đỏ hoặc nâu đỏ, ở đường ngấn thường đậm màu hơn.
  • Làn da bị nứt nẻ sần sùi.
  • Trẻ bị ngứa ngáy, khó chịu ở vùng cổ, thường xuyên quấy khóc khi thay quần áo mới.
  • Một số trường hợp có thể nổi mụn mủ. Khi thấy bé bị hăm cổ nổi mụn, có nghĩa là tình trạng bệnh của bé đã nặng hơn.
  • Có mùi: Trẻ bị hăm cổ có mùi hôi ở những vết mụn sưng đỏ.
  • Các vết mụn mủ của trẻ khi bị vỡ sẽ chảy dịch hoặc chảy máu. Trẻ bị hăm cổ chảy máu có thể khiến vết thương chảy máu và nhiễm trùng. Dễ để lại sẹo trên cổ.

Phát hiện sớm tình trạng da cổ bị hăm sẽ giúp mẹ kịp thời chữa bệnh cho bé. Tránh tình trạng bội nhiễm, vết hăm lây lan xuống các vùng khác như vùng nách.

Nguyên nhân khiến bé bị hăm cổ

6 nhóm nguyên nhân chính khiên bé bị hăm cổ:

  • Do làn da thừa độ ẩm, thường xuyên bị ướt thiếu khô ráo
  • Vùng da cổ không thông thoáng, thường ấm nóng hơn những bộ phận khác.
  • Bé thường gập cổ khiến da cổ thiếu sự lưu thông không khí.
  • Do sự ma xát giữa các nếp gấp trên da cổ, hoặc do da cổ cọ xát với vải áo gây kích ứng
  • Do mồ hôi, nước dãi, thức ăn, sữa,… từ miệng bé chảy xuống không được vệ sinh sạch sẽ, để lại nhiều vi khuẩn trên da.
  • Do bé bị nhiễm nấm men ở cổ.

Có thể thấy nguyên nhân khiến cổ bé bị hăm đỏ là do vùng da cổ mềm mại và có nhiều nếp gấp. Vùng da này luôn ấm áp, thiếu khí và giữ ẩm nhiều. Điều này khiến các vi khuẩn có môi trường thuận lợi để sinh sôi và lan rộng. Đặc biệt ở các bé sơ sinh còn đang bò và thường xuyên nằm sấp.

Trường hợp này khả năng bé bị hăm da vùng cổ càng cao hơn. Vậy mẹ nên làm gì khi trẻ bị hăm ở cổ? Thông tin tiếp theo dưới đây sẽ hướng dẫn mẹ cách chữa và chăm sóc cho em bé bị hăm ở cổ.

Cách điều trị cho em bé bị hăm cổ 

Trẻ bị hăm cổ nên làm gì?” là băn khoăn của nhiều mẹ khi con em không may bị nhiễm bệnh. Thực tế, chữa trị cho trẻ em bị hăm da cổ không khó. Nhưng quá trình này đòi hỏi sự cẩn thận và lựa chọn phương án điều trị phù hợp. Nếu không bệnh sẽ rất dễ tái phát nhiều lần khiến bé càng khó hồi phục hơn. 

Sử dụng kem trị hăm an toàn và lành tính

Kem đặc trị hăm là cách đơn giản và vô cùng nhanh chóng để tiêu trừ những vết viêm nhiễm do hăm cổ cho con trẻ. Kể cả những trường hợp bé bị hăm cổ nặng. Tuy nhiên, vì làn da vốn đã nhạy cảm của bé khi nhiễm bệnh lại càng yếu ớt, khó chống lại các tác nhân gây hại.

Mẹ chỉ nên chọn những loại kem có thành phần lành tính, an toàn cho da bé. Sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được phép lưu hành trên thị trường. 

Vậy bé bị hăm cổ bôi thuốc gì để mau hồi phục và không gặp tác dụng phụ? Một số thương hiệu kem đặc trị tốt nhất cho em bé bị hăm cổ được các bác sĩ khuyên dùng hiện nay gồm:

  • Bepanthen
  • Bubchen
  • Sudocrem
  • Weleda
  • Desitin
  • Penaten
  • Cetaphil
  • Chicco
  • Sanosan
  • Biolane

Mời mẹ tham khảo bài viết “Điểm mặt những loại thuốc trị hăm hiệu quả nhanh chóng, an toàn nhất hiện nay?” Để tìm hiểu về công dụng chữa bệnh của các loại kem này. 

Trị hăm ở cổ cho bé bằng các loại lá thảo dược

Một cách chữa trị cho con bị hăm ở cổ hiệu quả khác là sử dụng các loại thảo dược trong các bài thuốc dân gian. Phương pháp này đã có từ lâu đời, có ưu điểm là dễ kiếm nguyên liệu, rất an toàn, không để lại tác dụng phụ. 

Vậy trẻ bị hăm cổ tắm lá gì, chữa hăm cho bé như thế nào? Có nhiều loại thảo dược có thể điều trị bé bị hăm đỏ ở cổ như: lá trầu không, trà xanh, khổ qua, lá ổi, kinh giới, sài đất,… Mẹ có thể sử dụng chúng để pha thành nước tắm cho bé. Giúp vùng nhiễm bệnh được làm dịu, kháng khuẩn, tiêu viêm. Nhờ công dụng chữa bệnh phong phú của các loại lá cây thiên nhiên. Hiện nay có nhiều sản phẩm nước tắm được điều chế từ thảo dược để hỗ trợ điều trị cho bé bị hăm cổ.

Nước tắm thảo dược Diệp An Nhi hỗ trợ chữa trị cho bé bị hăm cổ
Nước tắm thảo dược Diệp An Nhi hỗ trợ chữa trị cho bé bị hăm cổ.

Một trong những sản phẩm tắm bé hữu cơ thiên nhiên được bác sĩ khuyên dùng hiện nay là nước tắm thảo dược Diệp An Nhi. Diệp An Nhi hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh viêm da cho trẻ nhỏ, kể cả trẻ bị hăm cổ nổi mụn. Chỉ sau 5 – 7 ngày sử dụng mẹ sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ rệt.

Bên cạnh các loại thuốc trị hăm và lá thảo dược, một số cha mẹ thường thắc mắc “bé bị hăm cổ có nên bôi phấn rôm không?”. Câu trả lời là “Có”. Nhưng cần chọn đúng loại phấn phù hợp để không gây bít tắc lỗ chân lông, khiến da kém thoáng khí.

Ngoài ra một số loại phấn rôm có chứa bột talc có thể gây kích ứng cho da của các bé. Để chọn loại phấn an toàn, mẹ nên tham khảo bài viết “Top 7 loại phấn rôm trị hăm cho trẻ được nhiều bà mẹ khuyên dùng”.

Cách chăm sóc bé bị hăm cổ

Bên cạnh việc điều trị các tổn thương viêm ngứa do hăm cổ. Mẹ cần kết hợp cùng chế độ chăm sóc đúng cách để làn da của bé tăng tốc độ chữa lành và hồi phục.

Vệ sinh thân thể cho trẻ thường xuyên

Khi con bị hăm ở cổ, mẹ cần thường xuyên lau rửa, vệ sinh vùng da cổ một cách nhẹ nhàng (2 lần/ngày). Bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ sẽ được loại bỏ. Nhờ đó các vết viêm nhiễm, tổn thương trên da sẽ được cải thiện và tăng tốc độ hồi phục. Mẹ có thể sử dụng sữa tắm dịu nhẹ dành riêng cho em bé hoặc nước tắm thảo dược Diệp An Nhi để giúp làm sạch và kháng khuẩn hiệu quả cho da.

Thường xuyên vệ sinh vùng da cổ của bé để phòng ngừa hăm
Thường xuyên vệ sinh vùng da cổ của bé để phòng ngừa hăm.

Giữ cơ thể thoáng mát

Làn da ẩm ướt do nước hoặc mồ hôi khiến bé tăng nguy cơ bị hăm mổ. Vì vậy mẹ cần chú ý luôn giữ gìn vùng cổ của bé khô thoáng.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Khi bé bị hăm cổ, mẹ cần tránh để bé ăn các loại thực phẩm có chất gây kích ứng khiến làn da bị viêm nặng hơn. Một số nhóm thực phẩm điển hình cần tuyệt đối kiêng bao gồm: hải sản, sữa bò và các sản phẩm từ sữa bò, thịt bò, đậu phộng, đồ ăn cay nóng,…

Đối với các bé sơ sinh đang bú sữa. Mẹ cũng cần tuyệt đối không ăn các loại thực phẩm trên để tránh hấp thu các chất gây kích ứng, khiến cơ thể bé khi bú sữa không dung nạp được và dị ứng nặng hơn.

Các biện pháp phòng tránh bé bị hăm cổ

Bên cạnh thắc mắc “em bé bị hăm cổ phải làm sao?”, các mẹ nên để tâm đến các biện pháp phòng tránh bệnh. Bởi phòng bệnh hơn chữa bệnh. Làn da của các bé, nhất là bé sơ sinh vô cùng non yếu và khó chống lại sự tấn công của vi khuẩn, nấm men. Vì vậy cha mẹ nên chú ý thực hiện các bước chăm sóc, phòng ngừa để tránh cho bé bị hăm khó chịu.

– Giữ da bé sạch sẽ, khô ráo

  • Lau rửa vùng cổ cho bé hàng ngày bằng nước ấm để loại bỏ mồ hôi, thức ăn thừa, nước dãi, bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ.
  • Sau khi lau rửa, chú ý dùng khăn thấm khô vùng cổ, không để cổ bé còn ẩm ướt.

– Bảo vệ làn da khỏe mạnh

  • Sử dụng các loại kem có lớp dưỡng ẩm hoặc kem chống hăm để tạo hàng rào bảo vệ da tự nhiên cho bé.

– Tránh các tác nhân gây kích ứng

  • Không dùng loại sữa tắm/bột giặt nhiều chất tạo bọt, có mùi thơm, hương liệu gây kích ứng
  • Cho bé mặc trang phục rộng thoáng, vải mềm thấm hút mồ hôi

Mẹ có thể tham khảo thêm bài viết tổng quát về tình trạng hăm tã ở trẻ nhỏ và các cách điều trị trong trường hợp bé bị hăm ở nhiều khu vực trên cơ thể: “Cách điều trị HIỆU QUẢ cho bé bị hăm tã & lời khuyên của bác sĩ”

Trên đây là một số thông tin hướng dẫn cho mẹ khi bé bị hăm cổ và cách điều trị bệnh. Ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bị hăm ở cổ. Mẹ hãy áp dụng sớm các biện pháp điều trị và chăm sóc da để bé sớm lành bệnh nhé. 

Từ khóa » Hăm Cổ Em Bé