Bé Bị Hăm Loét Cổ: Hướng Dẫn 3 Cách Trị Hiệu Quả 2020

Bé bị hăm cổ là tình trạng khá phổ biến trong những ngày hè nóng bức. Tình trạng này không những khiến trẻ ngứa rát, đau nhức, quấy khóc mà còn khiến những người làm cha, mẹ nóng ruột vì thương con.Vậy tình trạng trẻ bị hăm cổ là gì? Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh bị hăm cổ và có những cách trị hăm cổ cho bé nào hiệu quả hiện nay? Hãy cùng Viên Thuốc Xanh tìm hiểu qua bài viết này nhé!

NỘI DUNG TÓM TẮT

  • 1 Nguyên nhân gây hăm cổ ở trẻ nhỏ.
  • 2 Dấu hiệu nhận biết bé bị hăm cổ.
  • 3 Hướng dẫn 3 cách trị hăm cổ cho bé.
    • 3.1 1. Cách trị hăm da ở cổ cho bé lá ổi.
    • 3.2 2. Cách trị hăm da ở cổ cho trẻ nhỏ bằng lá khế.
    • 3.3 3. Trị hăm cổ cho trẻ bằng kem bôi da.
  • 4 Cách chăm sóc bé bị hăm cổ.
  • 5 Một số câu hỏi thường gặp.
    • 5.1 Bé bị hăm cổ bôi thuốc gì?
    • 5.2 Trẻ bị hăm cổ nổi mụn là tình trạng gì?
    • 5.3 Trẻ bị hăm cổ nổi mụn có nguy hiểm không?
    • 5.4 Bé bị hăm có nên bôi phấn rôm?
    • 5.5 Bé bị hăm cổ chảy máu có nguy hiểm không?
  • 6 Phòng ngừa hăm cổ ở trẻ nhỏ.
  • 7 Lời kết.

Nguyên nhân gây hăm cổ ở trẻ nhỏ.

Có nhiều tác nhân dẫn tới tình trạng hăm da cổ ở bé, một trong số đó có thể kẻ tới như: Yếu tố thời thời tiết, quy trình vệ sinh, cơ địa da…

hăm cổ ở trẻ nhỏ
  • Do ma sát: Các vết hăm da có thể xuất hiện do những ngấn da ở cổ của bé sẽ có sự ma sát khi bé di chuyển. Những vết hăm da sẽ có xu hướng nghiêm trọng hơn khi trong nếp gấp có mồ hôi hoặc nước…
  • Do thời tiết: Vào những ngày nắng nóng, oi bức khiến trẻ đổ mồ hôi nhiều hơn. Và nếu chúng ta không vệ sinh các nếp gấp da thường xuyên thì sự cọ xát giữa các nếp gấp khi bé đi chuyển sẽ gây ra kích ứng dẫn đến vết hăm, loét da.
  • Do vi khuẩn, nấm: Ngoài mồ hôi thì trong những nếp gấp da ở cổ của bé có thể chứa thức ăn, sữa… do vương vãi khi cho bé ăn. Cũng giống với mồ hôi thì chúng cũng là môi trường lý tưởng để nấm và vi khuẩn phát triển gây ra các vết hăm da.
  • Một số yếu tố khác: Không vệ sinh vùng nếp gấp da của bé thường xuyên, vệ sinh không sạch, dùng khăn làm từ vải gây kích ứng da để lau cho bé, do cơ địa da của bé bị dị ứng….

Nguyên nhân bé bị hăm cổ (Ảnh minh họa)

Dấu hiệu nhận biết bé bị hăm cổ.

Một số dấu hiệu để nhận biết vết hăm ở cổ như:

  • Vị trí của vết hăm thường ở trong các nếp gấp da.
  • Các vùng da bị hăm thường có màu ửng đỏ, sưng hoặc nổi các mụn nước li ti.
  • Trẻ có biểu hiện ngứa, đau rát ở vùng cổ thường xuyên quấy khóc, ngủ không thẳng giấc.
  • Trường hợp hăm tã nặng thường sẽ có thêm các vùng da hiện mủ do các mụn nước bị vỡ ra.

Gợi Ý

Kem bôi da Thuần Mộc có thể giúp bé cải thiện các vết hăm đỏ và giảm những cơn ngứa do vết hăm gây ra ở trẻ nhỏ.

Hướng dẫn 3 cách trị hăm cổ cho bé.

1. Cách trị hăm da ở cổ cho bé lá ổi.

Chuẩn bị 7 – 10 lá ổi loại non, sau đó đun với 1,5 lít nước. Khi nước đã nguội, chỉ còn hơi ấm thì các mẹ lấy khăn vải sạch nhúng nước lá ổi để lau vùng bị hăm cổ của bé. Với đặc tính sát khuẩn, nước lá ổi sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng viêm loét, giảm ngứa và thúc đẩy quá trình hồi phục của vết hăm.

trị hăm da ở cổ cho bé lá ổi

2. Cách trị hăm da ở cổ cho trẻ nhỏ bằng lá khế.

Lá khế được nhiều ông bà thời xưa dùng để loại bỏ các vấn đề ngoài da thường gặp. Đối với tình trạng hăm da ở cổ của bé, các mẹ dùng 1 nắm lá khế với 1 ít muối đun sôi. Sau khi nước đã tự nguội, các mẹ dùng khăn vải sạch lau khô vùng da bị hăm của bé.Cách trị bé bị hăm cổ bằng lá khế (Ảnh minh họa)

3. Trị hăm cổ cho trẻ bằng kem bôi da.

Một trong những cách trị hăm cổ cho bé nhanh nhất đó là dùng các loại kem đặc trị. Hiện tại có rất nhiều dòng kem trị hăm hiệu quả trên thị trường như: Thuần mộc, sudocrem, chicco, biolance…. Các loại kem bôi da này giúp cải thiện những cơ ngứa, đau rát cũng như giúp phục hồi các vết loét 1 cách hiệu quả và nhanh chóng hơn. Nếu các mẹ chưa biết loại nào phù hợp thì có thể đọc qua bài viết đánh giá 7 kem trị hăm này nhé!

Cách chăm sóc bé bị hăm cổ.

Khi da bé bị hăm, việc chăm sóc đúng cách không những giúp bé tránh được viêm nhiễm, chàm hóa mà còn góp phần thúc đẩy quá trình hồi phục của vết hăm. Một số lưu ý mà các mẹ cần biết khi chăm sóc vết hăm cổ của bé:

  • Luôn vệ sinh sạch và giữ khô ráo vùng da bị hăm cổ của bé.
  • Vệ sinh vùng da bị hăm bằng nước ấm và dùng khăn vải sạch có thành phần an toàn, không gây kích ứng da.
  • Quần áo của bé luôn phải giặt sạch, xả kĩ, tránh tồn dư xà phòng, nước giặt trên quần áo của bé.
  • Cố gắng giữ cơ thể bé trong trạng thái mát mẻ để tránh mồ hôi đổ ra nhiều.

Một số câu hỏi thường gặp.

Bé bị hăm cổ bôi thuốc gì?

Trẻ bị hăm ở cổ các mẹ có thể bôi các loại thuốc hoặc kem như: Kem Thuần Mộc, chicco, bepanthhen, mutesla, cetaphil, bubchen…

Trẻ bị hăm cổ nổi mụn là tình trạng gì?

Những nốt mụn đầu trắng, mụn nước xuất hiện cùng vết hăm ở cổ tình trạng phổ biến. Sau một thời gian các nốt mụn này sẽ vỡ ra và tạo thành những vết thương trên da. Điều này có thể dẫn tới các nguy cơ nhiễm trùng nếu không điều trị hoặc sát trùng kịp thời.

Trẻ bị hăm cổ nổi mụn có nguy hiểm không?

Tình trạng hăm cổ nổi mụn ở trẻ tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến bé khó chịu. Đặc biệt, các mụn nước vỡ ra có thể gây viêm, chàm hóa nếu không điều trị sớm.Bé bị hăm cổ nổi mụn nước (Ảnh minh họa)

Bé bị hăm có nên bôi phấn rôm?

Bé bị hăm có nên bôi phấn rôm

Bôi phân rôm có thể giúp vùng da bị hăm ở cổ của bé được khô ráo. Tuy nhiên, việc bôi phân rôm có thể gây bít tác lỗ chân lông gây trở ngại cho da trong quá trình thoát ẩm. Mặt khác, một số loại phấn rôm chứa bột talc có thể gây kích ứng cho vết hăm của bé.

Bé bị hăm cổ chảy máu có nguy hiểm không?

Hăm da ở cổ chảy máu thường do các mụn nước bị vỡ ra hoặc các vết hăm đã trở nặng. Tình trạng này chỉ gây nguy hiểm nếu để vết hăm nhiễm trùng gây viêm loét dẫn đến bội nhiễm da và để lại sẹo.

Phòng ngừa hăm cổ ở trẻ nhỏ.

Để tránh những vết hăm xuất hiện hoặc tái phát các mom nên lưu ý một số vấn đề như:

  • Luôn để các ngấn, nếp gắp da của bé trong trạng thái khô ráo, thoáng mát.
  • Khăn lau, quần áo của bé nên dùng loại vải cotton 100% để tránh gây kích ứng da.
  • Hạn chế cơ thể bé bị đổ mồ hôi nhiều, đặc biệt với những ngày trời nóng bức.
  • Không dùng hóa chất, xà phòng tẩy rửa mạnh để tắm, vệ sinh cho bé.
  • Sử dụng các loại kem chống hăm da chuyên dụng.

Lời kết.

Bé bị hăm cổ không phải là tình trạng nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khến bé bị ngứa rát, khó chịu. Điều này làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển trong những năm tháng đầu đời của bé. Hơn nữa, điều trị hăm cổ ở trẻ nhỏ hiện nay không phải là vấn đề quá khó khăn. Với 3 cách trị hăm cổ vừa chia sẻ trên, huy vọng các mẹ sẽ giúp bé loại bỏ căn bệnh da liễu khó chịu này. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy like và share nó nhé!

3/5 - (2 bình chọn)

Từ khóa » Hăm Cổ Em Bé