Cách Trị Hăm Cổ Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả

  • Vũ trụ bỉm sữa

  • Cẩm nang mua sắm

    Cẩm nang mua sắm

  • Thai kỳ

    Thai kỳ

  • Chăm sóc bé 0 - 3 tuổi

    Chăm sóc bé 0 - 3 tuổi

  • Giáo dục sớm 0 - 6 tuổi

    Giáo dục sớm 0 - 6 tuổi

  • Góc chuyên gia

    Góc chuyên gia

  • Mẹ bỉm quanh ta

    Mẹ bỉm quanh ta

  • Cẩm nang mua sắm
  • Cẩm nang cho bé
Hăm cổ ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách nhận biết và điều trị hiệu quả Đóng góp bởi: Não Nữ Hoàng Phương Xét duyệt & biên tập: Nhóm nội dung AvaKids Cập nhật 18/06 991 lượt xem

Những vùng da có nếp gấp như cổ hay đùi là nơi dễ sinh ra các vết hăm trên cơ thể của bé. Để tránh trẻ thấy khó chịu, ngoài dùng kem dưỡng khắc phục tình trạng này, mẹ còn có thể tham khảo thêm một số biện pháp khác. Hãy cùng AVAKids tìm hiểu chi tiết về cách trị hăm cổ cho trẻ sơ sinh nhé!

1 Dấu hiệu nhận biết trẻ bị hăm cổ

Hăm cổ là tình trạng viêm da thường xảy ra ở những bé dưới 2 tuổi. Sau đây là các dấu hiệu để mẹ biết bé yêu có bị hăm cổ hay không:

  • Đường ngấn cổ đậm màu hơn mọi khi và trên cổ xuất hiện những vết ban đỏ, nâu đỏ. Da cổ bị lên những nốt mụn nước li ti, sần sùi.
  • Con hay quấy khóc khi mặc áo và thường bị ngứa ngáy khó chịu.
  • Khi con bị nổi mụn cũng tức là tình trạng hăm đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn.
  • Mụn mủ bị chảy dịch hoặc chảy máu, có mùi hôi. Tình trạng này có thể để lại sẹo trên cổ bé hoặc khiễn vết thương bị nhiễm trùng.

2 Nguyên nhân trẻ bị hăm cổ

Tình trạng mồ hôi ra nhiều và tích tụ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xuất hiện những vết hăm da ở trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó có thể kể đến một số nguyên nhân khác như:

  • Do nhiễm khuẩn, nấm gây viêm da: Ở vùng cổ của bé thường là những vùng có nhiều nếp gấp, mồ hôi, ẩm ướt, khó vệ sinh,... dễ trở thành nơi cư trú của bụi bẩn và những loại vi khuẩn, nấm. Lâu ngày, vi khuẩn phát triển sẽ làm trẻ bị nổi mẩn đỏ, ngứa rát và dẫn đến hăm cổ.
  • Do làn da ma sát: Đa phần, trẻ sơ sinh có cổ hơi ngắn, bé thì khá mũm mĩm và đầy đặn nên sẽ làm cho những nếp gấp ở vùng cổ liên tục chà sát nhau. Thêm vào đó, vùng cổ thường có độ ẩm khá cao, bé cũng dễ đổ mồ hôi tại vùng này nên làm tăng khả năng kích ứng da.
  • Do mồ hôi tiết ra nhiều: Mồ hôi tiết nhiều khiến da không có không gian để thở, các ngấn cổ gập lại làm hầm bí vùng cổ khiến da bị viêm, kích ứng.
  • Do lỗ chân lông bị bít tắc: Nhiều phụ huynh cứ nghĩ dùng phấn rôm là da của bé sẽ khô thoáng, chà sát da cũng ít gây tổn thương da bé nhờ có lớp phấn bảo vệ, tuy nhiên việc dùng phấn rôm quá nhiều sẽ gây tác dụng ngược. Khi lạm dụng quá nhiều phấn lên da cổ bé sẽ bị bít tắc lỗ chân lông, dấn đến hăm cổ trên da bé.
  • Do cổ không được vệ sinh và lau khô kỹ càng: Cổ là vùng khó làm vệ sinh, trong khi đó trẻ sơ sinh thường làm rơi thức ăn hoặc sữa xuống phần cổ, hoặc là khi bé bị nôn trớ, các dung dịch sẽ trào ra và rơi xuống đọng lại vùng cổ bé. Khi đó vùng cổ không được về sinh sạch sẽ sẽ dẫn đến tình trạng vi khuẩn tích tụ gây nên tình trạng hăm da.

3 Cách trị hăm ở cổ cho trẻ sơ sinh

Lưu ý: Không dùng thuốc bôi ngoài da dành cho người lớn lên da của trẻ. Trẻ bị hăm cổ cần đi bệnh viện ngay trong các trường hợp sau:
  • Sau khoảng 10 ngày điều trị tại nhà nhưng trẻ vẫn bị hăm cổ và ngày càng nặng hơn.
  • Trẻ bị hăm cổ kèm theo sốt.
  • Vùng da bị hăm bị rỉ máu, chảy máu và bị chai cứng hơn so với những vùng da xung quanh.
  • Trẻ bị mọc những hạt mụn nước, phồng rộp cũng như có mủ trên da.

Bước 1: Tắm cho trẻ đều đặn

Trong khi tắm rửa, cần chú ý lau sạch vùng cổ bé 2 lần/ngày bằng nước ấm, sau đó thấm thật khô bằng khăn mềm. Mẹ nên thực hiện nhẹ nhàng, không được dùng lực mạnh để chà xát khiến da bé bị kích ứng và sẽ dẫn đến tình trạng hăm nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh đó, khi tắm cho bé thì các mẹ chỉ nên dùng loại sữa tắm dịu nhẹ, không chứa hương liệu. Mẹ cũng cần nhớ luôn lau khô các nếp gấp của bé sau khi tắm.

Bước 2: Sử dụng kem bôi chống hăm cho trẻ

Bôi một lớp kem mỏng chống hăm lên vùng cổ trên da bé, kem chống hăm có tác dụng tạo ra một lớp bảo vệ da bé. Trước khi bôi trực tiếp, mẹ thử thuốc bằng cách bôi lên vùng da lên mu bàn tay bé, nếu thấy có dấu hiệu ửng đỏ thì mẹ ngừng sử dụng ngay vì điều đó chứng tỏ bé dị ứng với thuốc.

Làn da của các bé vô cùng mỏng manh và nhạy cảm. Vậy nên các mẹ cần lưu ý không được dùng những thuốc bôi ngoài da dành cho người lớn lên da của bé. 

Bước 3: Để da trẻ luôn thoáng mát, tránh tiết mồ hôi

Mẹ cần chú ý đến việc ăn, uống của bé, mẹ cần phải lau sạch các vết thức ăn còn đọng trên miệng và cổ bé. Nếu áo của bé bị ướt, mẹ nên thay ngay để da con luôn khô thoáng. Mặc quần áo ẩm vừa để lại mùi hôi trên cơ thể, vừa tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển trên da bé.

Nhiều gia đình có thói quen quấn khăn quá nhiều cho con, tuy nhiên thân nhiệt của các em bé lại cao hơn so với người lớn. Khi quấn khăn quá nhiều vào những ngày thời tiết bình thường chỉ càng tạo điều kiện cho bé dễ bị hăm hơn. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên cho bé được vui chơi, sinh hoạt ở những khu vực thoáng mát.

Bước 4: Sử dụng sản phẩm dịu nhẹ cho da bé

Da bé rất nhạy cảm nên các mẹ nên lưu ý việc sử dụng các sản phẩm cho con dùng nhé! Mẹ nên sử dụng sữa tắm gội cho bé, dầu gội đầu, sữa tắm dịu nhẹ có độ pH 5.5. Đồng thời mẹ nên tránh sử dụng các loại nước giặt có hương liệu mạnh và chứa nhiều chất tẩy điều đó sẽ làm ảnh hưởng tới làn da nhạy cảm của bé.

4 Cách ngăn ngừa tình trạng hăm cổ cho trẻ

Để chăm sóc bé có làn da sạch sẽ, luôn khô ráo, bé có thể tự do vui chơi mà không sợ bị những vết hăm cổ xuất hiện, thì các mẹ cùng xem cách ngăn ngừa tình trạng hăm cổ cho bé trong nội dung dưới đây nhé!

4.1. Vệ sinh cổ cho bé luôn khô thoáng

Khi cổ bé có quá nhiều mồ hôi điều đó dễ dàng tích tụ và xuất hiện những vết hăm trên vùng cổ của bé. Để tránh tình trạng này mẹ nên để ý và quan sát, thỉnh thoảng dùng khăn tắm mềm thấm mồ hôi cho bé để cổ của bé luôn khô thoáng tránh bị hăm.

Các mẹ nên thường xuyên vệ sinh vùng da ở cổ cho bé. Sau khi tắm xong mẹ nên sử dụng khăn mềm để lau khô nước, vì dùng khăn mềm giúp bé có cảm giác thoải mái, êm ái khi lau, không gây khó chịu khi tiếp xúc vùng da bị hăm của bé, ngoài ra mẹ nên chú trọng ở vùng da có nếp gấp.

4.2. Thường xuyên quan sát vùng nếp gấp cổ của trẻ

Đây là một yếu tố quan trọng giúp mẹ quan sát và phát hiện kịp thời các dấu hiệu ửng đỏ, ngăn chặn kịp thời tình trạng hăm trên da bé. Mẹ nên quan sát kỹ phần cổ bé khi vừa làm sạch vùng cổ bé, những lúc thay đồ cho bé,...

4.3. Chọn quần áo thoáng mát cho trẻ

Các mẹ nên sử dụng bột giặt thuộc loại dịu nhẹ cho da bé. Đồng thời khi lựa chọn quần áo sơ sinh cho con, các mẹ nên chọn chất liệu vải cotton. Vì loại vải này có khả năng thấm mồ hôi cực tốt, chất liệu được làm từ tự nhiên, an toàn cho da bé.

4.4. Không nên lạm dụng sử dụng nhiều phấn rôm

Mẹ có thể sử dụng phấn rôm cho bé tuy nhiên hãy dùng vừa đủ. Sử dụng phấn rôm quá lượng cho phép khiến da bé bị bít tắc lỗ chân lông, mồ hôi tồn đọng lại sẽ gây ra hăm da.

Phấn rôm tuy có hiệu quả làm khô ráo bề mặt da nhưng hoàn toàn không tốt trong quá trình điều trị hăm da vì không những làm các vết hăm lâu lành mà bôi phấn lên cổ còn ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp trẻ.

4.5. Dùng nước giặt xả dịu nhẹ

Khi giặt các đồ dùng của bé như: quần áo, yếm, khăn, drap trải giường,... thì các mẹ đều nên lựa chọn loại nước giặt xả dịu nhẹ, không mùi, tốt nhất là sản phẩm được sản xuất dành riêng cho bé. Điều này vừa giúp bảo vệ làn da nhạy cảm của bé, mà vẫn đảm bảo sạch khuẩn hiệu quả.

Nếu trị hăm đúng cách, tình trạng này sẽ khỏi nhanh chóng chỉ trong 3 - 5 ngày. Tuy nhiên, khi mẹ thấy vết hăm bị rạn nứt, sau 1 tuần vẫn chưa lành hay vùng hăm bị mở rộng và trở nặng hơn thì hãy đưa bé đến thăm khám bác sĩ.

5Lưu ý quan trọng chăm sóc khi trẻ bị hăm cổ

Khi chăm sóc tại nhà cho bé bị hăm thì các mẹ cũng cần lưu ý một số trường hợp sau để đưa bé đến cơ sở y tế kịp thời:

  • Tình trạng hăm tiến triển ngày càng nặng sau khoảng 10 ngày điều trị, chăm sóc.
  • Bé bị hăm nhưng có kèm theo nóng sốt.
  • Trên da bé xuất hiện những hạt mụn nước, phồng rộp, hoặc có mủ trên da.
  • Trường hợp bị chảy máu, rỉ máu ở vùng da bị hăm.
  • Vùng da bị hăm dần trở nên bị chai, cứng hơn so với các vùng da xung quanh.

6Trẻ bị hăm cổ tắm lá gì?

6.1. Trị hăm cổ cho bé bằng lá trầu không

Nguyên liệu:
  • 3 – 4 lá trầu không (kích cỡ bằng khoảng lòng bàn tay).
  • 1 muỗng cà phê muối
  • Nươc sạch
  • Khăn mềm

Lá trầu không có vị cay nồng, đặc tính ấm. Nguyên liệu này được nhiều mẹ bỉm sữa sử dụng để trị hăm cho bé nhờ khả năng chống viêm, tẩy mùi khai, sát trùng, diệt khuẩn hiệu quả. Ngoài ra, vitamin B1, C có trong loại lá này cũng giúp dưỡng ẩm, làm dịu da cho bé khi bị kích ứng, viêm da.

Cách làm:

  • Rửa sạch các lá trầu không và ngâm vào dung dịch nước muối đã chuẩn bị trong 5 - 7 phút để tiêu diệt các loại vi khuẩn, bụi bẩn bên trên nguyên liệu.
  • Vớt lá trầu, để ráo và bóp hơi nát để lá dễ tiết ra nhiều tinh chất hơn.
  • Cho lá trầu vào nồi nước, đun sôi trong 10 phút và để nguội nước còn 35 - 38 độ C thì chắt lấy nước.
  • Ngăm khăn mềm sạch vào nước lá trầu không rồi lau lên các vùng cổ, bẹn bị hăm của trẻ.
  • Thực hiện mỗi ngày với tần suất 1 - 2 lần để thấy được hiệu quả rõ rệt.

6.2. Trị hăm cổ cho bé bằng lá chè xanh

Nguyên liệu:
  • 100 gam lá chè xanh tươi
  • Nước sạch
  • Khăn mềm sạch
  • 1 muỗng cà phê muối (5 gam)

Trà xanh là nguyên liệu có tác dụng sát khuẩn tốt nên được sử dụng trong đa dạng các loại mỹ phẩm, sản phẩm đặc trị da. Vì vậy, trà xanh đặc biệt có tác dụng hiệu quả trong việc ngăn ngừa và điều trị hăm cổ, hăm tã cho trẻ sơ sinh.

Cách làm:

  • Rửa lá chè và ngâm trong nước muối 5 - 7 phút để tẩy sạch bụi bẩn, vi khuẩn. 
  • Cho lá chè xanh cùng 2.5 gam muối vào đun sôi với 1 lít nước. Đợi nước ấm lại còn 35 - 38 độ C thì vớt lá chè ra, chỉ giữ lại phần nước.
  • Lấy một chiếc khăn mềm ngâm vào nước lá chè xanh rồi thấm nhẹ nhàng lên da bé. Ngoài ra, mẹ có thể pha loãng nước chè, loại bỏ bã và sử dụng như nước tắm cho bé.
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần để trị hăm cho bé.

6.3. Trị hăm cổ cho bé bằng lá khế

Nguyên liệu:
  • 1 nắm lá khế xanh (khoảng 200 gam)
  • 1/4 muỗng cà phê muối
  • Nước sạch
  • Khăn sạch

Lá khế cũng là một loại lá được nhiều gia đình Việt sử dụng để lau, tắm cho con mỗi khi bé sơ sinh bị hăm da. Loại lá này có nhiều tác dụng như sát khuẩn, ngừa viêm, giảm sưng, kích ứng và giúp làm dịu da.

Cách làm:

  • Cho lá khế đã rửa vào ngâm nước muối khoảng 10 phút để làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn có thể còn dính trên lá.
  • Giã nát nguyên liệu ra rồi cho vào nước, đun sôi khoảng 10 phút thì vớt bã lá ra.
  • Dùng khăn sạch đã thấm nước lá khế rồi lau nhẹ nhàng lên các vùng cổ, bẹn bị hăm da.
  • Áp dụng phương pháp này từ 2 - 3 lần/ngày.
Dùng ngay sau khi làm ra thành phẩm nước lá khế vì để qua đêm sẽ khiến loại nước lá này mất tác dụng trị hăm

6.4. Trị hăm cổ cho bé bằng khổ qua

Nguyên liệu:
  • 2-3 quả khổ qua non.
  • Nước sạch.
  • Khăn mềm.

Khổ qua hay còn là mướp đắng chứa các chất như vitamin B, vitamin C, betaine, glucozit,... giúp làm dịu và trị viêm da, hăm da hiệu quả. Loại lá này có tác dụng ổn định, khá lành tính, an toàn và ít tác dụng phụ với trẻ nhỏ.

Cách làm:

  • Rửa sạch khổ qua và ngâm với dung dịch nước muối loãng trong 10 phút. Sau đó vớt ra, cắt thành các lát nhỏ.
  • Đun khổ qua với 2 lít cho nước thật sôi. Sau đó, để nước ấm lại còn 35 - 38 độ thì chắt lấy nước khổ qua.
  • Sử dụng nước khổ qua trị hăm 1 lần/ngày.

6.5. Trị hăm cổ cho bé bằng lá sài đất

Nguyên liệu:
  • 1 nắm lá sài đất
  • Nước sạch
  • Khăn mềm
  • Nước muối

Lá sài đất vừa có thể dùng để trị hăm, vừa giúp giảm rôm sẩy hiệu quả trong mùa hè nóng bức. Đây là một vị thuốc Đông y có tính mát, vị chua, có tác dụng chữa viêm da, dị ứng hiệu quả lại rất an toàn cho trẻ nhỏ sử dụng ngoài da.

Cách làm:

  • Trước tiên, mẹ rửa sạch lá và ngâm nước muối khoảng 7 phút để loại bỏ các loại vi khuẩn, bụi bẩn ra khỏi nguyên liệu.
  • Vò hơi nát lá sài đất rồi cho vào nồi nước đã chuẩn bị, đun sôi trong khoảng 3 - 5 phút. Đợi đến khi nước ấm 35 - 38 độ C thì chắt lấy nước và cho bé dùng nước này để tắm hoặc lau người bằng khăn mềm thấm đẫm nước lá sài đất.
  • Dùng 1 - 2 lần mỗi ngày.

7Một số câu hỏi thường gặp khi trẻ bị hăm cổ

7.1. Trẻ sơ sinh bị hăm cổ bôi thuốc gì?

Đối với vùng da bị hăm, các mẹ có thể tham khảo các sản phẩm giúp kháng viêm, làm dịu da và giảm ngứa cho bé. Đặc biệt, mẹ nên ưu tiên những sản phẩm có thành phần từ thiên nhiên, đảm bảo lành tính và an toàn cho da bé. Mẹ cũng đừng quên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho tình trạng của bé. 

7.2. Bé bị hăm cổ có mùi hôi do đâu?

Khi bị hăm, ngoài những vết đỏ thì nó cũng thường kèm theo mùi hôi khó chịu. Mùi này thường hình thành từ các vết mụn, từ những vùng da bị sưng tấy, mẩn đỏ. Các mẹ không cần phải quá lo lắng về vấn đề này, chỉ cần làm sạch da cho bé thường xuyên và giữ cho vùng da đó được thông thoáng thì mùi hôi sẽ dần biến mất. 

Xem thêm:

  • Phấn rôm em bé là gì? Những công dụng tuyệt vời của phấn rôm em bé
  • Top 7 phấn rôm tốt, an toàn, dịu nhẹ cho làn da bé nhất hiện nay
  • Cách sử dụng khăn hạ sốt Dr Papie nhanh khi trẻ bị bệnh mẹ nên biết

Để bé không bị tình trạng hăm cổ các mẹ nên thường xuyên kiểm tra vùng cổ của bé, vệ sinh sạch và lau khô thật kỹ. Nếu có gì thắc mắc các mẹ đừng ngại gọi vào hotline 1900 866 874 (8:00 - 21:30) để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhé!

TAGs: cách trị hăm cổ cho trẻ sơ sinh trẻ sơ sinh bị hăm cổ dấu hiệu trẻ bị hăm cổ chăm sóc da bé kem chống hăm Chia sẻ:

copied

Bài viết có hữu ích với bạn không?

Không

Cám ơn bạn đã phản hồi!

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

Bài tư vấn chưa đủ thông tin Chưa lựa chọn được sản phẩm đúng nhu cầu Bài tư vấn sai mục tiêu Bài viết đã cũ, thiếu thông tin Gửi

Mời bạn tham khảo Chăm sóc da bé đang giảm giá lớn tại AVAKids:

Phấn thơm dưỡng ẩm cho bé Babi Mild Bioganik - Giao bao bì ngẫu nhiên

Phấn thơm dưỡng ẩm cho bé Babi Mild Bioganik - Giao bao bì ngẫu nhiên

160g Cho da nhạy cảm

27.200₫

34.000₫

20%

Chọn mua

Phấn thơm dưỡng ẩm cho bé Babi Mild White Sakura

Phấn thơm dưỡng ẩm cho bé Babi Mild White Sakura

160g Cho da nhạy cảm

27.200₫

34.000₫

20%

Chọn mua

Kem dưỡng da cho bé Babi Mild

Kem dưỡng da cho bé Babi Mild

50g

42.400₫

53.000₫

20%

Chọn mua

Kem chống muỗi Soffell hương cam

Kem chống muỗi Soffell hương cam

Từ 4 tuổi 60 ml

21.600₫

27.000₫

20%

Quà 12.000₫

Chọn mua

Xịt chống muỗi Soffell hương cam

Xịt chống muỗi Soffell hương cam

Từ 4 tuổi 80 ml

36.000₫

45.000₫

20%

Quà 12.000₫

Chọn mua

Xem thêm sản phẩm

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Top 6 kem chống hăm cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả mẹ nên biết

    Cẩm nang cho bé

    Top 6 kem chống hăm cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả mẹ nên biết

    06/11

    Có nên bôi kem chống hăm cho trẻ? Cách bôi hiệu quả mẹ cần biết

    Cẩm nang cho bé

    Có nên bôi kem chống hăm cho trẻ? Cách bôi hiệu quả mẹ cần biết

    16/05

    Có nên dùng kem chống hăm cho trẻ sơ sinh không? Lưu ý gì?

    Cẩm nang cho bé

    Có nên dùng kem chống hăm cho trẻ sơ sinh không? Lưu ý gì?

    09/01

    Nên dùng phấn rôm hay kem chống hăm cho bé thì tốt hơn?

    Cẩm nang cho bé

    Nên dùng phấn rôm hay kem chống hăm cho bé thì tốt hơn?

    15/06

    Rôm sảy có tự hết không? Mẹo tắm cho bé nhanh khỏi

    Cẩm nang cho bé

    Rôm sảy có tự hết không? Mẹo tắm cho bé nhanh khỏi

    13/06

  • 100% sản phẩm chính hãnghơn 100 thương hiệu nổi tiếng

  • 1 Đổi 1 trong vòng 1 tháng(Tuỳ sản phẩm)Tại 62 cửa hàng trên toàn quốc

    Xem chi tiết
  • Miễn phí giao hàngCho đơn từ 500.000đ trong 10km đầu tiên

    Xem chi tiết
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Từ khóa » Hăm Cổ Em Bé