Bé Bị Khản Tiếng Có Nguy Hiểm Không? - Bệnh Viện Thu Cúc
Có thể bạn quan tâm
Con tôi bị sổ mũi nước trong đến hôm nay là 3 ngày và tôi có xịt rửa mũi thì thấy đỡ hơn. Tuy nhiên hai hôm nay bé lại bị khản tiếng, dù không ho, không sốt, không có biểu hiện viêm họng. Bé bị khản tiếng nặng nhất khi mới ngủ dậy. Tôi rất lo lắng không biết bé bị khản tiếng có nguy hiểm không? Nên cho bé uống thuốc gì để chữa tình trạng này? Hà Ly (26 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) Trả lời Chào Hà Ly. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về địa chỉ hòm thư contact@thucuchospital.vn của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Với thắc mắc “bé bị khản tiếng có nguy hiểm không” của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau: Nhiều người cho rằng khản tiếng ở trẻ em không nghiêm trọng, chủ yếu do bé la hét, nói nhiều, khóc nhiều chỉ vài hôm là khỏi. Trên thực tế, khản giọng ở trẻ là một trong những biểu hiện dễ nhận thấy nhất của viêm thanh quản. Đây là một bệnh lý rất phổ biến ở trẻ em, có thể tự khỏi ở nhiều trẻ.
Nhưng cũng có nhiều trường hợp bệnh nặng hơn sau vài ngày khản tiếng, gây viêm thanh quản cấp khiến bé giọng khản đặc, thậm chí tình trạng viêm phù nề còn bít tắc dây thanh quản dẫn đến việc thở rất khó khăn. Nguyên nhân gây viêm thanh quản xảy ra có rất nhiều, do nói nhiều, khóc nhiều, hét to… cũng khiến dây thanh quản căng lên, có thể gây viêm thanh quản, thậm chí có thể chảy máu thanh quản. Ngoài ra, viêm thanh quản ở trẻ em còn do viêm ở đường mũi họng không được điều trị dần gây ra. Trường hợp của trẻ, bé không ho, không sốt, không có biểu hiện viêm họng nhưng khàn tiếng (1 biểu hiện của viêm thanh quản). Vì thế, tốt nhất bạn nên cho bé đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để khám và chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp.
Tình trạng bé bị khản tiếng có thể dẫn tới viêm cấp gây phù nề viêm thanh quản. Nếu không cấp cứu kịp thời để người bệnh thở được thì sẽ gây thiếu oxy não, thậm chí gây tử vong. Hơn nữa, diễn tiến bệnh ở mỗi trẻ khác nhau, có trẻ sau vài ngày khản giọng mới có hiện tượng khó thở nhưng có trẻ vừa tối trước khản giọng, hôm sau đã khò khè và có thể lơn cơn khó thở cấp. Do đó, khi bé bị khản tiếng, tốt nhất bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể nhất. Nếu còn thắc mắc hay cần được tư vấn hỗ trợ thêm, mời bạn liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92.
Từ khóa » Hiện Tượng Khàn Tiếng ở Trẻ Sơ Sinh
-
Góc Hỏi đáp: Trẻ Sơ Sinh Bị Khản Tiếng Có Sao Không?
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Khản Tiếng: Tình Trạng Nguy Hiểm Cần được ưu Tiên Chú ý
-
Làm Gì Khi Trẻ Hay Bị Khàn Tiếng? | Vinmec
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Khan Tiếng – Dấu Hiệu Nhỏ, Hậu Quả To
-
Khàn Tiếng ở Trẻ Chớ Coi Thường!
-
Nguyên Nhân Trẻ Sơ Sinh Bị Khản Tiếng Không Ho, Mẹ Phải Làm Sao ...
-
Khàn Tiếng ở Trẻ Em: Có Phải điều Trị Và Cần Chú ý Gì?
-
Mẹ Cần Làm Gì Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Khản Tiếng?
-
Không Thể Xem Nhẹ Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Khản Tiếng - MarryBaby
-
Bật Mí Bí Quyết Giúp Trẻ Bị Khàn Tiếng Nhanh Khỏi
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Khàn Tiếng- Dấu Hiệu Không Thể Xem Thường
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Khản Tiếng Phải Làm Sao? - Kiến Thức Bệnh Viêm Họng
-
Khàn Tiếng (khàn Giọng): Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa
-
Bé Bị Khản Tiếng Không Ho Có Nguy Hiểm Không? - Thaythuocvietnam