Nguyên Nhân Trẻ Sơ Sinh Bị Khản Tiếng Không Ho, Mẹ Phải Làm Sao ...
Có thể bạn quan tâm
Bé bị khản tiếng không ho có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, mặc dù chưa phải là tình trạng nguy hiểm nhưng khi có bất cứ triệu chứng nào khác lạ của trẻ hoặc để tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến nhiều biến chứng hệ lụy. Vì vậy, mẹ không nên chủ quan mà nên tìm hiểu kĩ để có phương pháp chữa trị kịp thời.
Trẻ sơ sinh bị khản tiếng nguyên nhân do đâu?
Theo chia sẻ của các chuyên gia y tế, rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng khản tiếng ở trẻ sơ sinh như: viêm thanh quản, viêm đường mũi học, trào ngược dạ dày…
- Trẻ bị khàn tiếng do viêm thanh quản: Trẻ sơ sinh từng bị ho trong thời gian dài, la hét quá nhiều khiến cho dây thanh quản bị phồng căng lên và làm việc quá sức gây nên tình trạng bị chảy máu thanh quản, viêm thanh quản. Không chỉ ở trẻ sơ sinh mà trẻ 4 tháng tuổi khóc khản tiếng, trẻ 1 tuổi bị khản tiếng do la hét cũng một phần do bị viêm thanh quản bởi thanh quản là nơi hẹp trên đường thở. Khi bị viêm sẽ khiến dây thanh quản bị bịt kín làm trẻ không thở được gây nên tình trạng khản tiếng và ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy lên não.
Bé bị khản tiếng không ho có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, mẹ không nên chủ quan. Ảnh minh họa
- Do trẻ đang có vấn đề về đường hô hấp: Nhiều trẻ đang bị sốt, nhiễm lạnh hoặc cảm cúm có thể gây ho, sổ mũi dẫn đến khản tiếng. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất và xảy ra khá thường xuyên. Nếu trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp sẽ dẫn đến một loạt bệnh khác nhau như hen suyễn, viêm phổi, viêm amidan…
- Do trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh: Đây là vấn đề thường hay gặp ở trẻ sơ sinh, khi bị tràn dịch dạ dày sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến dây thanh quản, có thể làm cho trẻ bị viêm phổi, viêm hô hấp. Nếu bé đang gặp tình trạng này, mẹ nên có biện pháp xử lý kịp thời.
- Do hít khói thuốc lá thụ động từ thành viên trong gia đình: Phổi của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương trước các tác nhân gây hại. Tình trạng khản giọng do hít phải khói thuốc lá thường đi kèm với một số triệu chứng như ho, khó thở.
- Do tiếp xúc với chất gây dị ứng (thực phẩm, lông chó mèo, hóa chất, phấn hoa): Những chất này có xu hướng giải phóng histamine vào hệ hô hấp nên dễ gây nên tình trạng khản giọng.
- Do các bệnh truyền nhiễm: Một số bệnh truyền nhiễm như sốt phát ban, chân tay miệng, sởi từ virus...cũng khiến bé bị khản tiếng.
Nhiều trẻ đang bị sốt, nhiễm lạnh hoặc cảm cúm có thể gây ho, sổ mũi dẫn đến khản tiếng. Ảnh minh họa
Trẻ sơ sinh bị khản tiếng không ho phải làm sao cho nhanh khỏi?
Trừ những trường hợp trẻ khóc nhiều bị khản tiếng hoặc do la hét quá nhiều, những trường hợp còn lại đều cần phải tiến hành nhanh chóng những biện pháp nhằm cải thiện triệu chứng. Nếu mẹ lơ là và chủ quan với tình trạng khản tiếng không ho ở trẻ có thể khiến bệnh thêm nghiêm trọng và sức khỏe bị ảnh hưởng nặng nề hơn.
Nếu nhận thấy bé bị khản tiếng không ho, không chịu ăn uống, giọng yếu hoặc âm thanh the thé, khò khè bất thường kéo dài trên 3 ngày, mẹ cần thực hiện những biện pháp sau đây:
- Chủ động đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám kiểm tra.
- Điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Việc trẻ bị khản tiếng uống thuốc gì, uống như thế nào hoặc có cần sự can thiệp của ngoại khoa hay không cũng cần phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc hoặc các bài thuốc dân gian cho trẻ khiến bệnh chuyển biến xấu.
- Chăm sóc trẻ sơ sinh bị khản tiếng tại nhà như cho trẻ bú mẹ nhiều, thường xuyên vệ sinh miệng cho trẻ, vệ sinh không gian sống và sử dụng máy lọc không khí nếu như môi trường trong nhà có nhiều khói bụi, hóa chất độc hại.
Nếu nhận thấy bé bị khàn tiếng không ho, không chịu ăn uống, giọng yếu mẹ nên đưa bé đến bác sĩ. Ảnh minh họa
Trường hợp trẻ khóc nhiều bị khản tiếng phải làm sao?
Tình trạng trẻ sơ sinh khóc nhiều bị khản tiếng rất phổ biến và không ai biết tình trạng này khi nào thì hết, có thể tự khỏi sau một thời gian nhưng nếu kéo dài thì bắt buộc phải có giải pháp nếu không sức khỏe của bé sẽ ngày càng tệ hơn.
- Hạn chế tối đa việc khóc của trẻ bằng cách ẵm bồng, hát ru…
- Không nên cho trẻ ăn quá no để trẻ không bị trào ngược dạ dày.
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mẹ để khi bé bú, bé có được sức đề kháng chống lại những vi khuẩn gây bệnh…
- Trị dứt điểm các bệnh tai - mũi - họng ở trẻ, nhất là các bệnh liên quan cảm sốt, sổ mũi.
Trẻ sơ sinh bị khản tiếng không ho nhưng lại khiến bé rất khó chịu, thậm chí không ăn, không ngủ được. Mẹ không nên quá lo lắng mà phải tìm hiểu nguyên nhân để mẹ không vất vả trong việc tìm ra giải pháp giúp bé hết bị khản tiếng.
Sự thật về những vết bớt màu xanh trên cơ thể trẻ sơ sinh khiến mẹ ngạc nhiên Khi thiên thần nhỏ tìm được mẹ ở nhân gian, bé sẽ xin với thần linh thả mình đến bên mẹ. Tuy nhiên vì thần linh cũng thấy trẻ quá đáng yêu, không muốn... Bấm xem >>Từ khóa » Hiện Tượng Khàn Tiếng ở Trẻ Sơ Sinh
-
Góc Hỏi đáp: Trẻ Sơ Sinh Bị Khản Tiếng Có Sao Không?
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Khản Tiếng: Tình Trạng Nguy Hiểm Cần được ưu Tiên Chú ý
-
Làm Gì Khi Trẻ Hay Bị Khàn Tiếng? | Vinmec
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Khan Tiếng – Dấu Hiệu Nhỏ, Hậu Quả To
-
Khàn Tiếng ở Trẻ Chớ Coi Thường!
-
Khàn Tiếng ở Trẻ Em: Có Phải điều Trị Và Cần Chú ý Gì?
-
Mẹ Cần Làm Gì Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Khản Tiếng?
-
Không Thể Xem Nhẹ Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Khản Tiếng - MarryBaby
-
Bật Mí Bí Quyết Giúp Trẻ Bị Khàn Tiếng Nhanh Khỏi
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Khàn Tiếng- Dấu Hiệu Không Thể Xem Thường
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Khản Tiếng Phải Làm Sao? - Kiến Thức Bệnh Viêm Họng
-
Bé Bị Khản Tiếng Có Nguy Hiểm Không? - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Khàn Tiếng (khàn Giọng): Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa
-
Bé Bị Khản Tiếng Không Ho Có Nguy Hiểm Không? - Thaythuocvietnam