Bé Bị Khản Tiếng Không Ho Có Nguy Hiểm Không? - Thaythuocvietnam
Có thể bạn quan tâm
Bé bị khản tiếng không ho là tình trạng thường gặp. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm và cách xử trí ra sao hầu hết các mẹ đều không biết. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải quyết mọi vấn đề khi bé khản tiếng không ho.
Trẻ bị khản tiếng không ho là bệnh gì?Nội dung bài viết
- 1. Những biểu hiện khi bé bị khản tiếng không ho
- 2. Nguyên nhân bé bị khản tiếng không ho là gì?
- 3. Bé bị khản tiếng không ho có nguy hiểm không?
- 4. Cải thiện tình trạng khản tiếng không ho ở trẻ như thế nào?
- 5. Những lưu ý quan trọng khi chăm sóc trẻ khản tiếng không ho
- 6. Cách phòng tránh bệnh khàn tiếng ở trẻ em hiệu quả
1. Những biểu hiện khi bé bị khản tiếng không ho
Khản tiếng không ho ở bé là tình trạng thường gặp. Nó có thể là dấu hiệu đơn giản khi trẻ la hét hay khóc nhiều, nhưng cũng gây nguy hiểm nếu đó là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe khác. Những biểu hiện khi bé khản tiếng không ho bao gồm:
- Đau họng
- Sổ mũi
- Mệt mỏi
- Chán ăn
- Ăn không ngon
Vậy bé bị khản tiếng không ho xuất phát từ đâu?
2. Nguyên nhân bé bị khản tiếng không ho là gì?
Theo chuyên gia y tế, bé khản tiếng không ho có thể do những nguyên nhân sau:
Viêm thanh quản
Hệ miễn dịch suy yếu khiến sức đề kháng dây thanh âm bị suy giảm, dễ tổn thương, kích ứng, đặc biệt khi tiếp xúc với các yếu tố bất lợi như virus, vi khuẩn sẽ gây viêm thanh quản, làm bé bị khản tiếng không ho. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành hạt xơ dây thanh.
Bé la hét và khóc quá mức
Trẻ nhỏ thường hay khóc hoặc la hét quá mức khi không vừa ý hay hò hét khi vui chơi… Điều này có thể khiến dây thanh quản của bé bị tổn thương gây khản tiếng.
Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng hay gặp ở trẻ sơ sinh. Khi kéo dài, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến dây thanh quản và đường hô hấp của trẻ gây khản tiếng.
Tiếp xúc với chất gây dị ứng
Các cơ quan trong cơ thể bé còn rất non nớt và dễ bị tổn thương, do đó khi vô tình tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng như lông động vật, khói bụi, phấn hoa, thời tiết thay đổi,.. trẻ cũng có thể bị khản tiếng.
Hít phải khói thuốc
Nicotin trong khói thuốc có thể làm khô và kích ứng niêm mạc thanh quản. Vì vậy bé có thể bị khản tiếng kèm khó thở khi tiếp xúc nhiều với khói thuốc độc hại.
Các vấn đề sức khỏe khác
Khản tiếng cũng có thể xuất phát từ các bệnh lý truyền nhiễm như: Sốt phát ban, sởi, chân tay miệng,… thậm chí do nguyên nhân hiếm gặp hơn như chứng mềm sụn thanh quản bẩm sinh.
3. Bé bị khản tiếng không ho có nguy hiểm không?
Bé bị khản tiếng không ho thường không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó lại ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, học tập và sinh hoạt của bé.
Nghiêm trọng hơn, nếu khản tiếng kéo dài không giảm, dây thanh âm bị tổn thương lâu ngày sẽ chuyển thành vĩnh viễn, không phục hồi được.
Trong trường hợp khản tiếng do viêm thanh quản nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng viêm, phù nề dây thanh âm kéo dài sẽ khiến trẻ khó thở, thiếu oxy lên não, nguy hiểm hơn là có thể ngưng thở khi ngủ.
Cần làm gì khi trẻ bị khản tiếng không ho4. Cải thiện tình trạng khản tiếng không ho ở trẻ như thế nào?
Ngoại trừ trường hợp bé bị khản tiếng không ho do khóc và la hét nhiều thì với những nguyên nhân khác, mẹ nên nhanh chóng tìm cách cải thiện cho bé để tránh các tổn hại về sức khỏe nặng nề hơn.
Khi thấy bé bị khản tiếng không ho kéo dài hoặc kèm theo một số biểu hiện như khò khè, không chịu ăn uống, giọng yếu hoặc âm thanh the thé bất thường trên 3 ngày, mẹ nên:
- Đưa trẻ đi khám
- Điều trị theo chỉ định của bác sĩ gồm dùng thuốc và các hướng dẫn khác. Mẹ không được tự ý mua thuốc cho con dùng hay áp dụng các bài thuốc truyền miệng.
- Thực hiện chăm sóc bé tại nhà cẩn thận.
Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, để cải thiện nhanh tình trạng khản tiếng không ho và sức khỏe, việc chăm sóc tại nhà cho trẻ rất quan trọng. Khi chưa đưa trẻ đi khám và cả trong quá trình điều trị, mẹ nên chủ động làm những việc sau:
- Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để trẻ dễ hấp thu và không chán.
- Thường xuyên vệ sinh mũi, miệng cho trẻ.
- Vệ sinh không gian xung quanh trẻ sạch sẽ.
- Sử dụng máy lọc không khí nếu môi trường trong nhà hoặc xung quanh có nhiều khói bụi, hóa chất độc hại.
- Khử trùng đồ chơi và vật dụng của bé.
- Giặt và phơi khô chăn gối của trẻ thường xuyên.
- Không nên cho trẻ tiếp xúc với chó mèo và khói thuốc lá.
Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các loại tinh dầu thảo dược hoặc xông mũi họng cho trẻ bằng những loại tinh dầu lành tính nếu bé được phép dùng.
5. Những lưu ý quan trọng khi chăm sóc trẻ khản tiếng không ho
Khi bé bị khản tiếng không ho, để tránh tình trạng nặng hơn, bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị mẹ cũng nên lưu ý một số điều trong quá trình chăm sóc như:
- Hạn chế để trẻ khóc hoặc hét to
- Chia bữa ăn của bé thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để trẻ không bị chán
- Không nên cho bé ăn quá no để tránh hiện tượng trào ngược
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của bé giúp tăng sức đề kháng, với trẻ bú mẹ thì mẹ nên có chế độ ăn hợp lý hơn
- Mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ về những sản phẩm bổ sung cho trẻ để tăng sức đề kháng
- Nếu trẻ bị các bệnh về đường hô hấp, mẹ cần trị dứt điểm cho trẻ
Xem thêm
Bị khản tiếng nên ăn gì? Thầy thuốc Việt Nam tư vấn
6. Cách phòng tránh bệnh khàn tiếng ở trẻ em hiệu quả
Khản tiếng do nhiều nguyên nhân gây ra, tuy nhiên cha mẹ hoàn toàn có thể phòng ngừa cho trẻ nếu:
- Mẹ chủ động tăng sức đề kháng cho trẻ, nhất là vào thời điểm giao mùa
- Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết trở lạnh
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, chất độc hại và người mắc bệnh lý đường hô hấp
- Với những trẻ lớn đã nhận thức được, mẹ nên khuyên trẻ hạn chế la hét. Còn ở trẻ nhỏ hơn, mẹ nên hạn chế để trẻ khóc.
- Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ để có sức khỏe tốt giúp chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.
- Hạn chế để trẻ tiếp xúc với động vật có nhiều lông như chó mèo
- Vệ sinh môi trường xung quanh trẻ và đồ chơi sạch sẽ
- Vệ sinh mũi họng thường xuyên
- Nếu trẻ có biểu hiện bệnh lý hô hấp, mẹ nên đưa trẻ đi khám để điều trị dứt điểm
Bé bị khản tiếng không ho sẽ không nguy hiểm nếu được khám và chăm sóc đúng cách. Do đó, cha mẹ không nên quá lo lắng khi gặp tình huống này.
BS. Nguyễn Thị Nga
Cốm Tiêu Khiết Thanh – Tin vui cho trẻ bị khản tiếng
Để hạn chế những ảnh hưởng của khản tiếng đến dây thanh âm của trẻ, sử dụng các sản phẩm hỗ trợ nguồn gốc thảo dược đang là giải pháp được đông đảo phụ huynh tin dùng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, một số thảo dược truyền thống như rẻ quạt, bán biên liên, bồ công anh, sói rừng có tác dụng tương đương như những kháng sinh thực vật giúp kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa mạnh. Nhờ đó, các thảo dược này giúp tiêu diệt virus, vi khuẩn có hại, chống viêm, giảm phù nề, cải thiện khàn tiếng nhanh chóng và phòng tránh tái phát hiệu quả.
Tận dụng ưu điểm của những thảo dược này, các nhà khoa học Việt Nam đã bào chế thành công thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Tiêu Khiết Thanh nổi tiếng trong việc hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giúp giảm ho, tiêu đờm, giảm sưng đau họng do viêm đường hô hấp trên (viêm thanh quản, amidan, viêm họng).
Cốm Tiêu Khiết Thanh kế thừa những ưu điểm vượt trội của thực phẩm bảo vệ sức khoẻ dạng viên nén ra đời năm 2010 và được bổ sung thêm nhiều vitamin, khoáng chất khác.
Cốm Tiêu Khiết Thanh giúp tăng cường sức đề kháng, giảm sưng đau họng và khản tiếng cho trẻHướng dẫn sử dụng:
Trẻ em 1–2 tuổi: Uống 1 gói/ngày.
Trẻ 2–5 tuổi: Uống ngày 2 lần mỗi lần 1 gói.
Trẻ 5-12 tuổi: Uống ngày 2 lần mỗi lần 2 gói.
Trẻ lớn hơn 12 tuổi và người lớn: Uống ngày 2 lần, mỗi lần 3 gói.
Nên sử dụng liên tục một đợt từ 1 – 3 tháng để có kết quả tốt.
XNQC: 01330/2019/ATTP-XNQC
Để tìm hiểu sâu hơn về Tiêu Khiết Thanh, bạn có thể xem bài viết Tiêu Khiết Thanh có tác dụng gì với tình trạng khản tiếng, mất tiếng? hoặc gọi trực tiếp tới tổng đài: 024.38461530 – 028.62647169.
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Từ khóa » Hiện Tượng Khàn Tiếng ở Trẻ Sơ Sinh
-
Góc Hỏi đáp: Trẻ Sơ Sinh Bị Khản Tiếng Có Sao Không?
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Khản Tiếng: Tình Trạng Nguy Hiểm Cần được ưu Tiên Chú ý
-
Làm Gì Khi Trẻ Hay Bị Khàn Tiếng? | Vinmec
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Khan Tiếng – Dấu Hiệu Nhỏ, Hậu Quả To
-
Khàn Tiếng ở Trẻ Chớ Coi Thường!
-
Nguyên Nhân Trẻ Sơ Sinh Bị Khản Tiếng Không Ho, Mẹ Phải Làm Sao ...
-
Khàn Tiếng ở Trẻ Em: Có Phải điều Trị Và Cần Chú ý Gì?
-
Mẹ Cần Làm Gì Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Khản Tiếng?
-
Không Thể Xem Nhẹ Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Khản Tiếng - MarryBaby
-
Bật Mí Bí Quyết Giúp Trẻ Bị Khàn Tiếng Nhanh Khỏi
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Khàn Tiếng- Dấu Hiệu Không Thể Xem Thường
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Khản Tiếng Phải Làm Sao? - Kiến Thức Bệnh Viêm Họng
-
Bé Bị Khản Tiếng Có Nguy Hiểm Không? - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Khàn Tiếng (khàn Giọng): Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa