Bé Bị Nổi Rôm ở Mặt Có Nguy Hiểm Không Và Cách điều Trị?
Có thể bạn quan tâm
Rôm sảy ở mặt là hiện tượng da bé nổi mụn li ti trên mặt. Các nốt này khiến trẻ ngứa ngáy, đau rát, khó chịu mỗi khi rửa mặt. Vậy mẹ nên làm thế nào khi bé bị nổi rôm sảy ở mặt?
Nguyên nhân khiến bé bị nổi rôm ở mặt
Trẻ bị nổi sảy ở mặt là do lỗ chân lông bị bít tắc. Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này đó là:
Tuyến mồ hôi phát triển chưa hoàn chỉnh
Tuyến mồ hôi của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa phát triển được như người lớn, vì thế mà mồ hôi của bé không thoát được ra ngoài kết hợp với bụi bặm, tế bào chết gây bít tắc lỗ chân lông. Từ đó khiến da mặt bé bị nổi rôm sảy.
Mẹ mặc cho bé nhiều áo
Vào mùa đông, mẹ chỉ nên mặc áo cho bé đủ ấm, không nên mặc cho bé quá nhiều áo khiến trẻ bị nóng và toát mồ hôi, làm tăng nguy cơ bị rôm sảy.
Do cơ thể bé bị ốm sốt, nóng trong
Khi bé bị ốm sốt hay cơ thể bị nóng trong khiến thân nhiệt tăng cao, lượng mồ hôi tiết ra nhiều hơn và gây ra tình trạng rôm sảy.
Do mẹ sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé không phù hợp
Kem dưỡng ẩm giúp cung cấp độ ẩm cho bé, nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu mẹ bôi một lượng kem quá dày, kem không thấm hết được vào da bé gây bít tắc lỗ chân lông và có thể gây rôm sảy. Ngoài ra, một số loại kem có chứa những chất có hại cho da bé như hương liệu, paraben, phẩm màu… Khi làn da mỏng manh của bé tiếp xúc với những hóa chất độc hại này có thể bị kích ứng, mẩn đỏ và nổi rôm sảy.
Do mẹ vệ sinh da mặt bé không đủ sạch
So với da cơ thể, da mặt bé mỏng manh và nhạy cảm hơn rất nhiều, lỗ chân lông cũng nhiều hơn và kích thước lỗ chân lông nhỏ hơn. Vì vậy, lỗ chân lông rất dễ bị bít tắc nếu mẹ vệ sinh da mặt cho bé không đủ sạch và có thể khiến bé bị nổi rôm sảy ở mặt
Biểu hiện khi bé bị nổi rôm ở mặt
Mẹ có thể dễ dàng phát hiện bé bị nổi rôm sảy ở mặt dựa vào những biểu hiện như:
- Trên mặt bé xuất hiện các vết mẩn đỏ như phát ban, phân bố rải rác trong khoảng 1 ngày
- Sau đó, các vết mụn nước li ti, có ít nước hoặc không. Triệu chứng này xuất hiện trong 3 -4 ngày
- Nếu mẹ không điều trị kịp thời bé, các mụn nước này rất có thể bị vỡ ra và gây viêm nhiễm, mủ nước
- Rôm sảy trên mặt khiến bé ngứa ngáy, khó chịu, thường đưa tay lên gãi, ăn ngủ kém và thường xuyên quấy khóc
- Rôm sảy có thể lan xuống cổ, đầu và các bộ phận khác trên cơ thể của bé.
Bé bị nổi sảy ở mặt có nguy hiểm không?
Rôm sảy ở mặt là một bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng nếu mẹ chủ quan và không chữa trị cho bé kịp thời, bệnh có thể phát triển nặng hơn và để lại các biến chứng nặng hơn cho bé:
Nhiễm trùng ở mặt: Các mụn rôm sảy trên da mặt bị vỡ ra rất dễ bị nhiễm trùng. Để lâu ngày có thể dẫn tới bội nhiễm, mưng mủ sưng, đau nhức. Bội nhiễm trên da có thể để lại sẹo trên da bé gây mất thẩm mỹ, thậm chí có thể dẫn đến viêm tĩnh mạch, nhiễm trùng máu…
Viêm da mãn tính: Rôm sảy trên mặt kéo dài lâu ngày làm hàng rào bảo vệ da bị yếu đi, lỗ chân lông bị tổn thương khó có thể hồi phục và có thể dẫn tới viêm da mãn tính. Trẻ bị viêm da mãn tính, da có thể bị khô, bong tróc và rất dễ bị tái lại rôm sảy.
Cách điều trị cho bé bị nổi rôm ở mặt
Mẹ hoàn toàn có thể điều trị rôm sảy ở mặt cho bé tại nhà bằng những phương pháp vô cùng đơn giản. Những cách điều trị rôm sảy cho bé mẹ có thể áp dụng khi tình trạng rôm sảy ở mặt bé ở mức độ nhẹ, vết rôm chưa bị vỡ và bé không có dấu hiệu bị nhiễm trùng da.
Sử dụng mũ có khăn chống bụi cho bé
Bé thường bị rôm sảy ở mặt là do bụi bẩn tích tụ gây tắc lỗ chân lông. Vì vậy, để đảm bảo da mặt bé sạch sẽ, không bám bụi bẩn từ môi trường, mẹ có thể sử dụng mũ có khăn chống bụi cho bé mỗi khi ra ngoài. Mẹ nên chọn mũ có chất liệu cotton thấm hút mồ hôi tốt, thoáng mát để tránh nóng đầu bé và giặt mũ, khăn thường xuyên.
Cho trẻ nằm phòng thoáng mát
Mẹ cần cho trẻ bị nổi rôm sảy ở mặt nằm phòng thoáng mát để hạn chế tiết mồ hôi qua da cho bé và giữ cho da luôn mát mẻ, không bị bí bách. Khi thời tiết nóng nực, mẹ nên cho trẻ chơi trong phòng điều hòa hoặc có quạt mát để cơ thể bé luôn mát mẻ từ đó làm giảm tình trạng nổi rôm sảy ở mặt.
Hạn chế cho trẻ đi ra ngoài nắng
Trời nắng nóng khiến trẻ đổ nhiều mồ hôi khiến da dễ bị dính bụi bẩn và khiến tình trạng nổi rôm sảy trên da bé nghiêm trọng hơn. Vậy nên, men cần hạn chế cho bé ra ngoài nắng khi thời tiết nắng nóng, không cho trẻ ra ngoài trong khoản thời gian từ 9 – 16h.
Vệ sinh da mặt cho bé đúng cách
Vệ sinh da mặt sạch sẽ là một cách giúp loại bỏ mồ hôi, vi khuẩn và bụi bẩn tích tụ trên da bé, giúp lỗ chân lông được thông thoáng làm giảm tình trạng rôm sảy trên da bé. Vì thế, mẹ cần rửa mặt nhẹ nhàng cho bé 2 lần mỗi ngày và sau khi đi ra ngoài về.
Để tăng hiệu quả làm sạch và điều trị rôm sảy, mẹ nên kết hợp tắm và rửa mặt cho bé bằng các loại lá tắm thảo dược. Một số loại lá tắm thảo dược mẹ có thể tham khảo để tắm cho bé như lá trầu không, cỏ mần trầu, mướp đắng, lá kinh giới, kim ngân hoa, sài đất…
Xem thêm: Mách mẹ 10 lá tắm trị rôm sảy, mẩn ngứa an toàn cho trẻ
Các loại lá tắm cho bé nếu mẹ lựa chọn không kỹ, rửa không đủ sạch, còn tàn dư bụi bẩn và các hóa chất có thể khiến da bé bị kích ứng. mẩn đỏ, thậm chí tình trạng rôm sảy còn nghiêm trọng hơn. Các bác sĩ da liễu khuyên mẹ sử dụng sữa tắm thảo dược an toàn, lành tính cho da bé, tiện lợi hơn so với lá tắm đồng thời có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả, làm giảm tình trạng rôm sảy trên mặt bé nhanh chóng.
Xem thêm: Top 8 loại sữa tắm giúp bé nhanh hết rôm sảy
Cách rửa mặt cho trẻ bị rôm sảy ở mặt đúng cách:
Bước 1: Mẹ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn.
Bước 2: Dùng khăn mềm nhúng nước ấm (35 – 38 độ C) hoặc nước lá, nước pha với sữa tắm thảo dược.
Bước 3: Mẹ nhẹ nhàng lau mặt cho bé theo chiều từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Những vùng da bé bị rôm sảy mẹ cần chú ý lau nhẹ nhàng hơn, tránh làm xước da bé có thể gây nhiễm trùng.
Trẻ bị nổi rôm sảy có thể tự khỏi sau 5 – 7 ngày nếu mẹ biết cách chăm sóc và điều trị cho bé. Mẹ cần chú ý nhiều hơn đến những vùng da mặt bé bị rôm sảy, nếu thấy rôm không nặn mà hình thành mụn mủ hay trầy xước. mẹ cần đưa trẻ đến khám ngay bác sĩ để được điều trị kịp thời
Phòng ngừa rôm sảy cho bé
Để phòng ngừa rôm sảy cho bé mẹ cần lưu ý các điều sau:
- Giữ cho da mặt bé luôn khô thoáng, sạch sẽ
- Cho bé ngủ và chơi ở nơi thoáng đãng, mát mẻ
- Thoa kem dưỡng ẩm và thường xuyên làm mát da cho bé
- Cho bé ăn các loại thực phẩm có khả năng làm mát cơ thể cho bé như: các loại trái cây như bơ, cam quýt, dâu tây…, các loại chè từ đậu như đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen…Bố mẹ nên tích cực bổ sung các loại rau và khẩu phần ăn của bé như rau dền đất, rau sam , rau ngót…
- Vào mùa đông, bố mẹ cần hạn chế mặc cho bé quá nhiều áo hay quấn nhiều lớp chăn vì có thể khiến bé bị nóng trong.
- cho bé mặc quần áo thoải mái, chất liệu mềm mại và thấm hút mồ hôi tốt như cotton, vải lanh, vải từ lông cừu, vải sợi tre…
- Không dùng nhiều phấn rôm hay kem dưỡng ẩm trên da bé vì có thể gây bít tắc lỗ chân lông.
- Lựa chọn các loại sữa tắm từ thảo dược thiên nhiên an toàn cho da bé
Qua bài viết trên đây, hy vọng các mẹ có thể hiểu hơn về bệnh rôm sảy ở mặt trẻ cũng như biết cách điều trị và phòng ngừa cho bé
Web SiteĐặt mua - Fons Care Baby
Số lượng (Chọn số lượng muốn đặt) 1 hộp: 135,000 VNĐ 2 hộp: 270,000 VNĐ 3 hộp: 405,000 VNĐ Ghi chúTừ khóa » Nổi Rôm ở Mặt
-
Trẻ Nổi Rôm Sảy Trên Mặt: 5 Nguyên Nhân & 4 Cách Trị Dứt điểm
-
Nguyên Nhân Gây Nổi Rôm Sảy ở Người Lớn Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Mặt Nổi Mụn Như Rôm Là Do Dị ứng Hay Bệnh Gì? Cách Xử Lý
-
13 Cách Trị Rôm Sảy Dứt điểm Cho Cả Người Lớn Và Trẻ Nhỏ
-
Lưu ý Khi Trị Rôm Sảy Bằng Phương Pháp Dân Gian | Vinmec
-
Rôm Sảy Là Gì? Vì Sao Trẻ Thường Bị Rôm Sảy Vào Mùa Hè? | Vinmec
-
Mẹ Nên Làm Thế Nào Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Rôm Sảy ở Mặt? | TCI Hospital
-
Cách Trị Nổi Rôm Sảy Hiệu Quả Có Thể Bạn Chưa Biết
-
Rôm Sảy Mùa Hè ở Trẻ Nhỏ: Giải Pháp Xử Lý Hiệu Quả
-
6 Bước Nhận Biết Và điều Trị Rôm Sảy
-
Nguyên Nhân Bị Rôm Sảy ở Người Lớn - Hello Bacsi
-
Mách Mẹ 13 Cách Trị Rôm Sảy Cho Bé Cực Hiệu Quả
-
Nổi Nôm Sảy Trên Mặt: Nguyên Nhân Và Cách Trị Rôm Sảy ở Mặt
-
Rôm, Sảy Mùa Nắng Nóng - Tuổi Trẻ Online