Trẻ Nổi Rôm Sảy Trên Mặt: 5 Nguyên Nhân & 4 Cách Trị Dứt điểm

Trẻ nổi rôm sảy trên mặt với các biểu hiện da mặt nổi mụn li ti, ngứa ngáy, khó chịu cho bé khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng, sợ rôm sẽ để lại sẹo trên mặt trẻ. Tuy nhiên, các chuyên gia da liễu khẳng định rôm sảy ở mặt trẻ sẽ không để lại sẹo nếu được chăm sóc và điều trị khoa học.

Bài viết dưới đây, chuyên gia Dr.Papie sẽ chỉ ra 5 nguyên nhân chính gây rôm sảy ở mặt đồng thời hướng dẫn mẹ 4 cách chữa rôm ở mặt không để lại sẹo. Mẹ tham khảo để áp dụng đúng và kịp thời cho trẻ.

Nội dung bài viết

Toggle
  • 1. Nguyên nhân trẻ nổi rôm sảy trên mặt
  • 2. Biểu hiện khi rôm sảy trên mặt của trẻ
  • 3. Trẻ nổi rôm sảy trên mặt có nguy hiểm không?
  • 4. Cách điều trị cho trẻ nổi rôm sảy trên mặt

1. Nguyên nhân trẻ nổi rôm sảy trên mặt

Trẻ nổi rôm sảy trên mặt do 5 nguyên nhân chính kèm hình ảnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh sau đây: 

1.1. Trẻ nổi rôm sảy trên mặt do tiếp xúc với bụi bẩn, nắng nôi

trẻ nổi rôm sảy trên mặt
Trẻ nổi rôm sảy trên mặt do sự mặt dễ tiếp xúc với bụi bẩn khiến các lỗ chân lông bị tắc dẫn đến rôm

Da mặt là vùng ít được che chắn nhất trên cơ thể. Vì vậy, bụi bẩn, vi khuẩn dễ dính lại tại đây. Nếu không được vệ sinh, rửa mặt sạch sẽ, chất bẩn này sẽ gây bít bí lỗ chân lông, dầu nhờn và mồ hôi không thoát ra được gây rôm sảy.

1.2. Trẻ nổi rôm sảy trên mặt do tuyến mồ hôi hoạt động mạnh nhất trên đầu

Trẻ nổi rôm sảy trên mặt
Tuyến mồ hôi hoạt động mạnh ở trẻ nhỏ khiến các lỗ chân lông bị bít tắc

Ở trẻ nhỏ, tuyến mồ hôi trên đầu hoạt động mạnh nhất. Chính vì vậy, khi bé nóng dễ bị đổ mồ hôi đầu, mồ hôi chảy xuống mặt là nguyên nhân gây bít tắc lỗ chân lông ở mặt, hình thành rôm sảy trên mặt.

1.3. Khi cho trẻ ăn, thức ăn dễ dính lên mặt 

Trẻ đang ăn
Khi cho trẻ ăn, nếu mẹ vô tình để thức ăn dính trên mặt bé lâu tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây rôm, ngứa

Thức ăn dính lên mặt cũng là một nguyên nhân gây rôm sảy ở mặt. Khi cho trẻ ăn, nếu mẹ vô tình để thức ăn dính trên mặt bé lâu mà không lau mặt sạch sẽ, bụi bẩn, vi khuẩn, mồ hôi dễ bị đọng, dính lại trên da gây bít bí lỗ chân lông và nổi mụn rôm trên mặt.

1.4. Do mẹ sử dụng kem chống nắng, kem dưỡng ẩm không đúng cách

Trẻ đang sử dụng kem chống nắng
Trẻ đang sử dụng kem chống nắng không đúng cách làm da bị bít tắc gây rôm

Sử dụng kem chống nắng, kem dưỡng ẩm giúp bảo vệ da bé trước những tác hại của ánh nắng mặt trời và nuôi dưỡng da khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu bôi một lượng kem quá dày, kem không thấm hết vào da trẻ sẽ bị tắc lại dưới lớp thượng bì của da gây rôm sảy. Ngoài ra, một số loại kem có chứa cồn khô, hương liệu, chất bảo quản cũng là nguyên nhân làm da bé bị kích ứng và nổi mụn rôm trên mặt.

1.5. Do da mặt trẻ nhạy cảm

Bé bị rôm sảy trên mặt
Bé dễ bị bị rôm sảy trên mặt  do da mặt nhạy cảm, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh làm bít tắc lỗ chân lông

So với da cơ thể, da mặt có nhiều lỗ chân lông nhưng kích thước lỗ chân lông nhỏ hơn, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, da mỏng và nhạy cảm hơn. Vì vậy, da mặt dễ bị bít tắc lỗ chân lông nếu không được vệ sinh đúng cách, từ đó dẫn đến rôm sảy ở mặt.

2. Biểu hiện khi rôm sảy trên mặt của trẻ

Mẹ có thể dễ dàng phát hiện trẻ bị rôm sảy ở mặt từ những biểu hiện:

  • Ban đầu xuất hiện các vết đỏ nông, rải rác như phát ban ở mặt trong khoảng 1 ngày.
  • Sau đó các vết đỏ xuất hiện mụn li ti, có ít nước hoặc không. Triệu chứng này xảy ra trong 3 – 4 ngày.
  • Nếu không can thiệp điều trị, sau khoảng 2 ngày, các mụn li ti sẽ to dần, vỡ ra gây nhiễm trùng, mủ nước.
  • Bé cảm thấy ngứa ngáy trên mặt, bí bách, khó chịu nên rất hay quấy khóc, dùng tay gãi mặt, ăn ngủ không ngon.
  • Mụn rôm sảy trên mặt có thể lan rộng hơn, xuống cổ, gáy, đầu và các bộ phận khác.

3. Trẻ nổi rôm sảy trên mặt có nguy hiểm không?

Rôm sảy ở mặt phát triển nặng
Rôm sảy ở mặt phát triển nặng nếu không chăm sóc bé đúng cách

Trẻ nổi rôm sảy trên mặt là bệnh thường gặp, không gây nguy hiểm cho bé nếu được chăm sóc đúng cách. Thông thường da sẽ hồi phục sau 5 – 7 ngày và có thể nhanh hơn nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Một số trường hợp không can thiệp điều trị sớm, sôm sảy ở mặt có thể dẫn tới các biến chứng:

  • Nhiễm trùng da mặt: Các mụn rôm sảy nếu đã vỡ ra sẽ rất dễ bị nhiễm trùng, lâu ngày dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn trên da với biểu hiện là bưng mủ, sưng, đau nhức. Bội nhiễm da rất dễ để lại sẹo rỗ thậm chí có thể dẫn đến viêm tĩnh mạch, nhiễm trùng máu…
  • Viêm da mạn tính: Rôm sảy trên mặt lâu ngày làm da yếu đi, giảm khả năng tự bảo vệ của da, lỗ chân lông bít tắc không phục hồi dẫn đến viêm da mạn tính. Trẻ bị viêm da mạn tính da sẽ khô, bong tróc, ngứa ngáy và thường xuyên tái phát rôm sảy.

Xem thêm: Trẻ bị rôm sảy nên kiêng gì để chóng khỏi?

4. Cách điều trị cho trẻ nổi rôm sảy trên mặt

Trẻ nổi rôm sảy trên mặt ở mặt hoàn toàn có thể điều trị tại nhà bằng những biện pháp chăm sóc đơn giản. Mẹ áp dụng những cách trị rôm sảy cho bé dưới đây khi tình trạng rôm sảy trên mặt của bé ở mức độ nhẹ, mụn rôm chưa vỡ ra và chưa có dấu hiệu nhiễm trùng da.

4.1. Sử dụng mũ có khăn chống bụi cho trẻ nổi rôm sảy trên mặt

Mũ có khăn chống bụi cho trẻ nhỏ
Sử dụng mũ có khăn chống bụi cho trẻ nhỏ nhằm hạn chế bụi, bắm bám trên da bé

Để đảm bảo da mặt bé sạch sẽ, không dích bụi bẩn từ môi trường, mẹ cần sử dụng mũ có khăn chống bụi cho bé mỗi khi ra ngoài. Mẹ nên chọn mũ chất liệu cotton thấm hút tốt, thoáng mát để tránh nóng đầu bé đồng thời vệ sinh, giặt mũ và khăn thường xuyên.

4.2. Cho trẻ trong phòng thoáng mát

Trẻ nổi rôm sảy trên mặt ở trong phòng thoáng mát để giảm tiết mồ hôi qua da và giữ cho da luôn mát mẻ, không bị bí bách từ đó giảm tình trạng rôm sảy ở mặt. Khi thời tiết quá nóng, mẹ nên cho trẻ chơi trong phòng có điều hòa hay quạt thông khí, tránh đến những nơi đông người.

Cho trẻ trong phòng thoáng mát để hạn chế rôm sảy trên mặt
Cho trẻ trong phòng thoáng mát, mặc quần áo dễ thấm mồ hôi giúp hạn chế rôm sảy trên mặt

4.3. Hạn chế cho trẻ ra ngoài khi trời nắng

Trời nắng, thời tiết nóng khiến trẻ ra nhiều mồ hôi làm da dễ dính bụi bẩn hơn bình thường gây rôm sảy ở mặt. Vì vậy, mẹ hạn chế cho trẻ ra ngoài trời khi thời tiết nắng nóng, không cho trẻ ra ngoài trong khoảng thời gian từ 9h – 16h. Bên cạch đó, khi bé đang bị rôm sảy trên mặt, mẹ cũng cần hạn chế các hoạt động vui chơi chạy nhảy đến khi con khỏi hẳn.

4.4. Vệ sinh mặt cho trẻ đúng cách

Vệ sinh mặt cho trẻ bị rôm sảy trên mặt
Vệ sinh mặt cho trẻ đúng cách giúp làm sạch bụi bẩn, bã nhờn trên da.

Vệ sinh sạch sẽ da mặt là một cách giúp loại bỏ bụi bẩn, làm thông thoáng lỗ chân lông, giảm các triệu chứng rôm sảy trên mặt. Mẹ cần rửa mặt nhẹ nhàng cho trẻ 2 lần mỗi ngày và rửa mặt ngay sau khi đi ra ngoài về.

Để tăng hiệu quả làm sạch và điều trị rôm sảy, mệ nên kết hợp sử dụng các loại nước lá thảo dược để tắm và rửa mặt cho bé. Vậy thì trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì. Mẹ có thể thm khảo các loại lá như: Nước lá trà Shan tuyết, nước lá kinh giới, nước đun từ quả mướp đắng, nước lá sài đất, cỏ mần trầu…

Chuyên gia khuyên mẹ sử dụng nước tắm thảo dược chuyên dụng hằng ngày cho trẻ giúp làm sạch tiện lợi hơn so với nước lá đồng thời kháng khuẩn, kháng viêm giảm triệu chứng rôm sảy nhanh chóng.

Các bước rửa mặt cho bé bị rôm sảy ở mặt:

  • Bước 1: Rửa sạch tay mẹ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
  • Bước 2: Sử dụng khăn mềm nhúng nước ấm (35 – 38 độ C) hoặc nước lá, nước tắm thảo dược.
  • Bước 3: Nhẹ nhàng mau mặt cho bé theo chiều từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Mẹ chú ý lau phần da không bị rôm trước, phần da rôm sảy cần nhẹ nhàng hơn.
  • Bước 4: Dùng khăn khô, mềm thấm khô mặt bé.

Trẻ nổi rôm sảy trên mặt có thể tự khỏi sau 5 – 7 ngày nếu được chăm sóc và điều trị sớm. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý quan sát da mặt bé, nếu thấy rôm không lặn mà còn chuyển biến nặng, hình thành mụn mủ hay trầy xước thì cần đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.

Nếu còn băn khoăn chưa biết cách xử trí ra sao khi trẻ nổi rôm sảy trên mặt, mẹ hãy để lại câu hỏi dưới bình luận hoặc liên hệ hotline 0911225336 để được giải đáp chính xác từ Chuyên gia Dr.Papie.

Từ khóa » Nổi Rôm ở Mặt