Nổi Nôm Sảy Trên Mặt: Nguyên Nhân Và Cách Trị Rôm Sảy ở Mặt

11 phút đọc Chia sẻ bài viết

Bị rôm sảy ở mặt không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu khiến người bệnh ăn không ngon, ngủ không yên mà còn có thể gây viêm da mãn tính, nhiễm trùng da nếu không được can thiệp kịp thời. Tìm hiểu nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa hiện tượng bị nổi sảy trên mặt sẽ giúp bạn yên tâm đối phó khi tình trạng này xuất hiện.

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặtHình ảnh trẻ bị rôm sảy trên mặt. 

I – Nguyên nhân nổi rôm sảy ở mặt

Rôm sảy (phát ban do nhiệt) xảy ra khi tuyến mồ hôi bị tắc. Bệnh thường xảy ra nhất vào mùa hè khi thời tiết nóng ẩm khiến mồ hôi tăng tiết và đổ nhiều hơn.

Rôm sảy có thể mọc ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, trong đó có vùng mặt. Có nhiều nguyên nhân khiến người lớn, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nổi sảy trên mặt, trong đó có 6 nguyên nhân chính gồm:

1. Do bít tắc lỗ chân lông

Nguyên nhân chính khiến trẻ bị rôm sảy ở mặt, người lớn bị nổi sảy trên mặt là do lỗ chân lông bị bít tắc. Nguyên nhân này thường ở trẻ sơ sinh do tuyến mồ hôi hoạt động mạnh nhưng hệ điều hòa thân nhiệt chưa phát triển chưa hoàn chỉnh.

Các lỗ chân lông bị bít tắc khiến cho mao mạch trên da nhanh chóng bị giãn ra, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập và tích tụ bên trong dẫn đến rôm sảy.

2. Do tiếp xúc với nắng, bụi bẩn

Người lớn, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt là do vùng mặt thường xuyên tiếp xúc với nắng và bụi bẩn. Nếu không được vệ sinh và rửa mặt sạch sẽ, bụi bẩn, dầu nhờn, vi khuẩn, mồ hôi và chất bẩn sẽ tích tụ tại lỗ chân lông gây bít tắc, mồ hôi không thoát ra được dẫn đến rôm sảy.

Trẻ bị rôm sảy ở mặtTrẻ bị nổi rôm sảy trên mặt do nhiều nguyên nhân gây ra.

3. Tuyến mồ hôi vùng hoạt động mạnh

Tuyến mồ hôi ở vùng đầu hoạt động mạnh chảy xuống mặt gây bít tắc lỗ chân lông ở mặt cũng là nguyên nhân nổi sảy ở mặt.

4. Thức ăn dính lên mặt

Nguyên nhân này hay gặp ở trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt. Trong quá trình ăn uống, thức ăn dính lên mặt, nếu để quá lâu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây nổi sảy ở mặt.

5. Do sử dụng kem dưỡng ẩm, chống nắng sai sách

Tình trạng người lớn, trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị nổi rôm sảy ở mặt còn xuất phát từ ý do sử dụng kem dưỡng ẩm, kem chống nắng cho bé không đúng cách khiến làm da bị bít tắc gây rôm.

Cụ thể, nếu bôi dưỡng ẩm hoặc chống nắng quá dày, kem sẽ không thể thấm hết vào da mà bị tắc lại dưới lớp thượng bì của da gây rôm sảy. Ngoài ra, một số loại kem có chứa hương liệu, cồn khô, chất bảo quản cũng là nguyên nhân gây kích ứng và nổi sảy trên da mặt.

6. Do da quá nhạy cảm

Hiện tượng nổi sảy trên mặt người lớn và em bé bị rôm sảy trên mặt còn do da mặt quá nhạy cảm, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh khiến lỗ chân lông bít tắc.

So với da ở các vùng khác trên cơ thể, da mặt có lượng lỗ chân lông nhiều hơn nhưng kích thước lỗ chân lông lại nhỏ hơn. Đồng thời da cũng mỏng, nhạy cảm và tuyến bã nhờn trên vùng da mặt cũng hoạt động mạnh hơn. Do đó, nếu không được vệ sinh đúng cách, da mặt rất dễ bị tắc lỗ chân lông gây nổi rôm sảy trên mặt.

Cả người lớn và trẻ nhỏ đều có thể bị nổi rôm sảy ở mặt do lỗ chân lông bị tắc nghẽn.

II – Triệu chứng bị nổi rôm sảy trên mặt

Trẻ nổi rôm sảy trên mặt là bệnh thường gặp, nếu được chăm sóc đúng cách sẽ không gây nguy hiểm. Thông thường, vùng da bị rôm sảy sẽ phục hồi chỉ sau khoảng 5-7 ngày điều trị, thậm chí còn có thể nhanh hơn nếu phát hiện sớm và áp cách trị rôm sảy ở mặt phù hợp.

Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh nổi rôm sảy trên mặt không được can thiệp điều trị sớm thì có thể dẫn tới một số biến chứng như: nhiễm trùng da mặt, viêm da mạn tính…

Do đó, ngay từ khi phát hiện có dấu hiệu bị rôm sảy ở mặt, người bệnh nên chăm sóc da và điều trị rôm sảy đúng cách. Dưới đây là các triệu chứng bị nổi sảy trên mặt:

1. Triệu chứng cơ bản

Hiện tượng rôm sảy nổi ở mặt thường có các biểu hiện như sau:

– Khi mới xuất hiện, các vết đỏ rôm sảy thường nông, mọc rải ở mặt giống như phát ban trong thời gian khoảng 1 ngày.

– Tiếp đó, các vết đỏ mọc mụn li ti, có thể có ít nước hoặc không. Triệu chứng nổi sảy trên mặt này thường xay ra trong khoảng 3-4 ngày.

– Người bệnh có có cảm giác ngứa ngáy, châm chích ở vùng da mặt.

Trẻ sơ sinh bị nổi sảy trên mặtRôm sảy ở mặt gây ngứa ngáy, khó chịu khiến trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh quấy khóc, bò ăn, bó bủ…

2. Triệu chứng bệnh tiến triển nặng

Nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời, rôm sảy ở mặt có thể diễn tiến nặng với các dấu hiệu sau:

– Sau khoảng 2 ngày, các mụn li ti sẽ to dần, vỡ ra gây nhiễm trùng, mủ nước.

– Mụn rôm sảy trên mặt có thể lan rộng hơn, xuống cổ, gáy, đầu và các bộ phận khác.

– Có dấu hiệu kiệt sức vì nhiệt, không có khả năng đồ mồ hôi.

– Bị nổi sảy ở mặt kèm sưng hạch bạch huyết ở cổ, háng, nách.

– Sốt 38°C hoặc cao hơn kèm ớn lạnh.

– Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ quấy khóc liên tục, bỏ bú, bỏ ăn do khó chịu và ngứa dữ dội.

III – Bị nổi sảy ở mặt có nguy hiểm không?

Người lớn, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị rôm sảy trên mặt là vấn đề thường gặp, nếu được chăm sóc và xử trí đúng cách sẽ không gây nguy hiểm. Thông thường rốm sảy sẽ tự biến mất và da hồi phục sau khoảng 5-7 ngày nếu bạn làm khô và làm mát da giúp vết thương mau lành.

Tuy nhiên, một số trường hợp không khắc phục và can thiệp điều trị sớm, tình trạng rôm sảy ở mặt có thể tiến triển nghiêm trọng gây một số biến chứng như sau:

1. Nhiễm trùng da mặt

Việc thường xuyên gãi do ngứa ngáy gây tổn thương da kết hợp với các mụn rôm sảy vỡ ra tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút, nấm xâm nhập và tấn công gây nhiễm trùng da mặt.

Khi bị bội nhiễm vi khuẩn trên da, người bệnh thường với biểu hiện là sưng, mưng mủ, đau nhức….

Nổi sảy trên mặt người lớnRôm sảy ở mặt kéo dài có thể gây viêm da mãn tính, nhiễm trùng da nếu không được can thiệp kịp thời.

2. Nhiễm trùng máu

Bội nhiễm da do rôm sảy kéo dài lâu ngày rất dễ để lại sẹo rỗ gây mất thẩm mỹ. Thậm chí, còn có thể dẫn đến biến chứng viêm tĩnh mạch, nhiễm trùng máu…

3. Viêm da mạn tính

Rôm sảy trên mặt lâu ngày không được xử lý khiến khả năng tự bảo vệ của da bị suy giảm, lỗ chân lông bít tắc không thể phục hồi dẫn đến viêm da mạn tính.

Khi bị viêm da mãn tính, da của người bệnh có biểu hiện khô, bong tróc, ngứa ngáy, đặc biệt là tái phát rôm sảy thường xuyên.

IV – Cách trị rôm sảy ở mặt an toàn, không gây kích ứng 

Để phòng tránh xảy ra biến chứng do rôm sảy kéo dài, ngay khi phát hiện có dấu hiệu bị nổi sảy trên mặt, người bệnh nên đến gặp bác sĩ và tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt.

Bên cạnh dùng thuốc trị rôm sảy theo chỉ định của bác sĩ, người bị rôm sảy ở mặt có thể tham khảo các phương pháp dân gian chữa rôm sảy từ các loại lá thảo dược. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh, người bị rôm sảy có thể tham khảo và áp dụng 1 trong các dưới đây:

1. Cách chữa rôm sảy ở mặt tự nhiên tại nhà

Với tình trạng rôm sảy nhẹ và mới khởi phát, người bệnh có thể tham khảo một số mẹo chữa tại nhà dưới đây:

– Lá chè xanh: Lá chè xanh có khả năng kháng khuẩn tốt nên giúp loại bỏ rốm sảy ở mặt hiệu quả. Bạn có thể lấy 1 nắm lá chè xanh tươi rửa sạch, rồi giã nát cùng 1 vài hạt muối trắng. Vắt lấy nước cốt, hòa cùng chút nước để làm loãng rồi thoa trực tiếp lên vùng da mặt có rôm sảy.

– Mướp đắng: Mướp đắng (khổ qua) chứa các chất kháng khuẩn tự nhiên có khả năng tiêu diệt vi khuẩn trú ngụ và gây mụn trên da. Sử dụng nước cốt mướp đắng thoa lên da giúp làm mát da, giảm cảm giác bí bách khó chịu. Khi bị rôm sảy trên mặt, bạn hãy giã nát 1 quả mướp đắng tươi lấy nước cốt thoa lên da mặt.

– Lá kinh giới: Tinh dầu trong lá kinh giới có nhiều hoạt chất sinh học có tác dụng chữa bệnh. Cùng với đó là chất kháng sinh tự nhiên nên có khả làm sạch da và sát khuẩn tốt. Để loại bỏ rôm sảy ở mặt, bạn hãy xay nhuyễn 1 nắm lá kinh giới vắt lấy nước cốt. Rửa sạch da mặt bị rôm sảy rồi thoa nước lá kinh giới lên.

– Lá khế: Theo Đông y, lá khế vị chua, công dụng tán nhiệt giải độc, được dùng để chữa trị mẩn ngứa, dị ứng, rôm sảy, mụn nhọt. Do đó, khi người lớn, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh nổi rôm sảy trên mặt có thể đun nước lá khế rồi thoa lên mặt.

– Lá tía tô: Lá tía tô có khả năng trị rôm sảy ở mặt cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn vì thảo dược này có khả năng sát khuẩn, giải nhiệt, làm mát da. Bạn có thể rửa sạch 1 nắm lá tía rồi giã nát lấy nước cốt chấm lên toàn bộ vùng da mặt bị rôm sảy.

Rôm sảy ở mặt trẻ sơ sinhChữa rôm sảy ở mặt bằng một số loại lá thảo dược tự nhiên.

Khi áp dụng các cách trị rôm sảy trên mặt bằng lá thảo dược ở trên, cần chú ý những vấn đề sau để đảm bảo an toàn và nhận được kết quả như mong muốn:

– Không nên bôi nước lá lên mặt khi da đang bị trầy xước, nhiễm trùng, có vết thương hở.

Nên thực hiện đều đặn 2-3 lần/ngày và kiên trì thực hiện trong 5-7 ngày.

– Trước khi thoa lên mặt, hãy thử nước cốt của các loại lá nên dùng da tay để thử phản ứng. Nếu không có phản ứng kích ứng, bạn có thể thoa lên mặt.

– Sau khi thoa nước cốt các loại lá lên da mặt, cần để lưu lại trên da khoảng 10-15 phút.

– Cần rửa sạch mặt lại bằng nước mát sau khi thoa nước lá, không để ngủ qua đêm.

– Trong thời gian chữa rôm sảy bằng lá, cần chú ý chăm sóc và bảo vệ da mặt thật tốt. Cụ thể: nên sử dụng khẩu trang, mù có khăn chống bụi; ở nơi thoáng mát; sử dụng điều hòa, quạt; tắm nước mát; vệ sinh da mặt sạch sẽ và đúng cách; hạn chế ra ngoài khi trời nắng.

Người bị rôm sảy ở mặt cũng có thể sử dụng các loại kem bôi để làm dịu các nốt rôm sảy, giảm ngứa ngáy. Tuy nhiên, cần lựa chọn các loại kem bôi có thành phần thiên nhiên, an toàn cho da.

Kem bôi da Yoosun Rau má được sử dụng trong việc ngăn ngừa và trị rôm sảy mang lại hiệu quả cao ở cả người lớn và cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.

Kem Yoosun Rau má không phải là thuốc, sản phẩm được Sở Y tế Hà Nội cấp phép lưu hành với chức năng của một sản phẩm dược mỹ phẩm nên hoàn toàn có thể ra hiệu thuốc về mua sử dụng khi gặp các vấn đề về da, trong đó có rôm sảy.

Cách trị rôm sảy ở mặt cho trẻ sơ sinhKem Yoosun Rau má giúp ngăn ngừa và trị rôm sảy.

Nếu muốn biết thêm thông tin về kem bôi da Yoosun Rau má, bạn vui lòng gọi đến tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ của Yoosun Rau Má tư vấn.

(>> Xem thêm cách xử lý khi trẻ bị rôm sảy trên đầu TẠI ĐÂY )

Thành phần của kem Yoosun Rau má gồm: Dịch chiết rau má, vitamin E, hoạt chất D-panthenol và Chlorhexidine giúp làm dịu cảm giác ngứa ngáy do rôm sảy gây ra; giúp mau lành vết thương, ngăn ngừa thâm sẹo, dưỡng da mềm mịn, đồng thời giúp phòng tránh rôm sảy hiệu quả.

Đặc biệt, bạn có thể an tâm sử dụng kem Yoosun Rau má vì sản phẩm không corticoid, không parabens nên an toàn và lành tính, phù hợp cho mọi loại da.

Để các nốt mụn rôm trên mặt nhanh chóng biến mất, bạn nên thoa kem Yoosun Rau má đều đặn từ 2-3 lần mỗi ngày. Lưu ý sau khi thoa xong không rửa lại bằng nước nhé!

>> Xem VIDEO chia sẻ của hot mom Salim về cách chăm sóc sức khỏe và da cho Pam yêu ơiii <<

Video cách trị rôm sảy ở mặt

2. Điều trị rôm sảy ở mặt bằng thuốc

Trường hợp tình trạng rôm sảy không cải thiện sau khi đã áp dụng các cách chữa tự nhiên ở trên. Hoặc bị rôm sảy trên mặt nặng (mụn rôm nhiều có mủ, đã bị vỡ và nhiễm trùng) thì tốt nhất người bệnh nên đưa đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cách điều trị phù hợp.

Một số loại thuốc bôi có tác dụng làm dịu kích thích da và cảm giác ngứa ngáy thường đường dùng trong điều trôm sảy ở lưng gồm:

– Thuốc chống viêm: Chẳng hạn như corticosteroid (thuốc bôi) giúp làm giảm viêm, ngứa và kích ứng da.

– Thuốc chống nấm: Dùng khi rôm sảy do nấm gây ra, có thể bao gồm kem antifungal hoặc thuốc uống

– Kem bôi ngoài da Calamine: Giúp làm giảm khó chịu, đau rát, ngứa ngáy, làm khô các nốt mụn đỏ và mụn mủ trên da.

– Kem bôi Steroid: Công dụng chống viêm nhiễm, giảm phát ban, làm khô nhanh vết thương rôm sảy, chữa lành vết thương.

– Thuốc kháng histamine: Công dụng giảm triệu chứng rôm sảy và phản ứng dị ứng. Có thể dùng dưới dạng uống hoặc bôi đều được. Tuy nhiên, khi sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần có chỉ định của bác sĩ.

em bé bị rôm sảy trên mặtNgười bị rôm sảy ở mặt nghiêm trọng nên đi thăm khám để được bác sĩ chỉ định thuốc điều trị phù hợp.

Lưu ý: Người bị rôm sảy ở mặt trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào ở trên cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ. Trong quá trình sử dụng, cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn và chỉ định để đảm bảo an toàn, tránh xảy ra các rủi ro không mong muốn.

V – Cách phòng ngừa nổi rôm sảy ở mặt

Thay vì lo lắng tìm cách trị rôm sảy trên mặt, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa tình trạng người lớn, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị nổi rôm sảy ở mặt thông qua một số cách sau:

1. Giữ da mặt sạch, khô và thoáng

Cách tốt nhất để phòng ngừa rôm sảy nổi trên mặt là giữa cho da mặt luôn sạch sẽ, khô và thoáng. Vì vậy, nên hạn chế ở môi trường nắng nóng; nếu có thể hãy di chuyển vào những khu vực mát mẻ để hạ nhiệt để tránh bị đổ mồ hôi quá nhiều.

Bện cạnh đó, cũng cần chú ý rửa mặt sạch sẽ mỗi ngày bằng nước mắt. Riêng với vùng da mặt, nên sử dụng khăn sạch để lau nhẹ nhàng, không nên lau mạnh vì có thể làm trầy xước da.

Để tránh da không bị tích tụ bụi bẩn từ môi trường, bạn nên đeo khẩu trang, sử dụng khăn chống bụi mỗi khi đi ra ngoài. Nên chọn khẩu trang và khăn được làm từ chất liệu cotton mềm mại, tháng mát và thấm hút tốt.

2. Tẩy da chết

Chăm sóc da bằng cách tẩy da chết cho vùng mặt 1 – 2 lần/tuần để loại bỏ các mảnh vụn có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông.

Khi tẩy da chết, bạn không nên chà xát mạnh, hãy sử dụng kem tẩy da chết chuyên dụng và phù hợp với làn da rồi massage nhẹ nhàng. Không nên dùng khăn kỳ cọ mạnh có thể gây kích ứng và tổn thương da.

3. Thường xuyên lau mồ hôi

Nếu mồ hôi chảy xuống mặt, cần dùng khăn mềm lau ngay, nhất là vào mùa hè oi bức. Đây là cách đơn giản nhưng hiệu quả để tránh người lớn, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị nổi sảy trên mặt.

4. Hạn chế đổ nhiều mồ hôi

Để hạn chế đổ mồ hôi, bạn nên hạn chế đi ra ngoài khi trời nắng, nhất là khoảng giờ từ 9h đến 16h (nếu không thực sự cần thiết). Nếu có thể, hãy cố gắng ở không gian thoáng mát càng nhiều càng tốt kết hợp sử dụng điều hòa, quạt thông khí…

5. Vệ sinh nhà cửa, môi trường sống

Vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ, môi trường sống luôn sạch sẽ. Nên giặt chăn ga gối thường xuyên (1 lần/1 tuần) để tránh bụi bẩn và vi khuẩn trú ngụ, khi nằm sẽ tấn công da mặt.

6. Uống đủ nước

Cần chú ý uống đủ nước mỗi ngày để tránh cơ thể bị thiếu hụt nước, đồng thời làm mát và đào thải độc tố bên trong cơ thể ra ngoài dễ dàng.

Ngoài nước lọc, bạn có thể uống nước ép hoa quả (cam, dứa, táo); nước ép rau củ (cà rốt, bí đao, rau cần tây) hoặc các loại nước có tính mát, thanh nhiệt như sắn dây, đậu đen, sài đất…

7. Ăn uống đa dạng và đủ chất

Bữa ăn hàng ngày cần đa dạng và đủ dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin E để tăng sức đề kháng cho da và cơ thể.

8. Tránh dùng sữa tắm, xà phòng có tính sát khuẩn cao

Nếu không muốn bị nổi sảy ở mặt, cần tránh sử dụng xà phòng, sữa tắm có tính sát khuẩn cao vì khiến da bị kích ứng, nhiễm trùng.

Trẻ bị nổi rôm sảy trên mặtVệ sinh da mặt sạch sẽ, giữ da mặt sạch, khô và thoáng giúp phòng ngừa rôm sảy trên mặt hiệu quả.

Nổi rôm sảy ở mặt là bệnh lý về da phổ biến nhưng cũng rất dễ điều trị. Nhưng rôm sảy rất dễ tái phát ngay cả khi đã điều trị khỏi nên bạn cần chú ý phòng ngừa cho con.

Trường hợp đã áp dụng cách trị rôm sảy trên mặt tại nhà nhưng tình trạng rôm sảy không thuyên giảm, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn điều trị đúng cách.

Nếu vẫn còn thắc mắc về tình trạng trẻ bị rôm sảy ở mặt, bạn vui lòng gọi đến tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ của Yoosun Rau Má tư vấn.

Tham khảo thêm:

  • Nổi rôm sảy ở lưng: Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách điều trị
  • Cách xử lý rôm sảy sâu

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn) Bình luận mặc định Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Hủy

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Tên của bạn*Địa chỉ email*

Ghi nhớ tên và email cho lần bình luận sau.

Δ

Từ khóa » Nổi Rôm ở Mặt