Bê Tông Nặng Là Gì? Cấp Phối Bê Tông Nặng

Bê tông nặng là gì? Cấp phối bê tông nặng, cấu tạo bê tông nặng là gì? Phân loại bê tông ngày nay như thế nào? những thông tin trên sẽ được Vật liệu xây dựng Sài Gòn chúng tôi chia sẻ trong nội dung bài viết dưới đây. Hãy tìm hiểu dạng bê tông đang được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực xây dựng hiện đại.

Phân loại bê tông

Bê tông là loại nguyên liệu được sử dụng rất phổ biến trong xây dựng ngày nay, chính vì thế bê tông cũng được phân thành nhiều loại hiện nay. Thông thường người ta sẽ phân theo cốt liệu, công dụng cũng như thể tích để phân chia loại bê tông ngày nay.

Dựa vào chất kết dính và cốt liệu: 

Bao gồm các loại cơ bản sau: Bê tông xi măng, bê tông thạch cao, bê tông silicat (chất kết dính là vôi), bê tông chất kết dính hỗn hợp, bê tông dùng chất kết dính đặc biệt, bê tông polyme,…

Ngoài ra còn có: Bê tông cốt liệu đặc, bê tông cốt liệu đặc biệt (chống phóng xạ, chịu nhiệt, chịu axit), bê tông cốt liệu rỗng

Đối với bê tông được phân loại dựa trên chất kết dính, thể tích biến đổi làm cho độ rỗng biến đổi theo để cách nhiệt có r= 70-85% (bê tông tổ ong), r= 8-10% (bê tông thủy công).

Dựa vào công dụng:

Bê tông được phân thành các loại dựa vào ứng dụng cụ thể vào thi công công trình như:

  • Bê tông sử dụng trong các công trình móng, dầm, cột, sàn loại này thường dùng trong các kết cấu bê tông cốt thép.
  • Bê tông sử dụng trong xây đập phủ mái kênh, dẫn nước hay bê tông thủy công, âu thuyền
  • Bê tông chuyên dụng trong sân bay, lát vỉa hè hay thi công mặt đường
  • Bê tông trong bao che các loại công trình khác
  • Loại bê tông chịu nhiệt, chịu axit, chống phóng xạ

Dựa vào khối lượng thể tích:

  • Loại bê tông đặc biệt: PV> 2500kg/m3 được dùng trong các kết cấu đặc biệt
  • Bê tông nặng: PV=2200-2500 kg/m3 được sản xuất từ nguyên liệu cát, đá và sỏi được ứng dụng chủ yếu trong các kết cấu chịu tải, chịu lực
  • Bê tông tương đối nặng: PV= 1800- 2200 kg/m3 ứng dụng trong kết cấu chịu lực
  • Các loại bê tông nhẹ: PV=500-1800 kg/m3 được cấu tạo từ chất kết dính, nước, silic, chất tạo rỗng,..
  • Bê tông đặc biệt nhẹ: PV < 500 kg/m3

Tư vấn báo giá các loại đá xây dựng hiện nay tại đây: Giá đá xây dựng mới nhất

Bê tông nặng là gì?

  • Bê tông nặng hay còn gọi là hỗn hợp bê tông nặng được cấp phối đồng nhất theo một tỷ lệ nhất định từ các loại nguyên vật liệu như: chất kết dính, cốt liệu lớn, cốt liệu nhỏ, nước và các chất phụ gia (nếu có).
Bê tông nặng được chế tạo từ cát, đá, sỏi được dùng trong các kết cấu chịu lực
Bê tông nặng được chế tạo từ cát, đá, sỏi được dùng trong các kết cấu chịu lực
  • Bê tông nặng là hỗn hợp bê tông nặng đã trải qua quá trình đông kết và rắn chắc sau khi đã tạo hình trong thi công.
  • Bê tông nặng có trị số PV = 2200 – 2500 kg/m3, thường được chế tạo từ cát, đá, sỏi được dùng trong các kết cấu chịu lực.

Cấu tạo của bê tông nặng

  • Bản chất bê tông nặng cũng là bê tông
  • Cấu tạo từ các loại xi măng như xi măng pooc lăng, xi măng bỉm sơn, xi măng nghi sơn, xi măng Insee… được đem cấp phối với cát, sỏi hoặc đá dăm, đá vôi….và lượng nước nhất định theo tiêu chuẩn Việt Nam.

Bê tông nặng được sử dụng để làm gì?

Bê tông ngày nay được ứng dụng chủ yếu trong các cấu kiện công trình dân dụng, công nghiệp để thiết kế các công trình thủy lực cũng như các loại công trình đặc biệt khác.

Các cấu kiện được sản xuất theo tiêu chuẩn tại các trạm trộn hoặc nhà máy nhằm cung ứng trực tiếp cho các công trình xây dựng.

Cấp phối bê tông nặng

Những loại nguyên liệu nào được sử dụng trong cấp phối bê tông nặng
Những loại nguyên liệu nào được sử dụng trong cấp phối bê tông nặng

Báo giá đá xây dựng mới nhất hiện nay:

  1. Giá đá 0x4
  2. Giá đá 1×2
  3. Giá đá 4×6
  4. Giá đá 5×7
  5. Giá đá mi
  6. Giá đá hộc

Vật liệu chế tạo bê tông nặng

Để cấp phối bê tông nặng cần những loại vật liệu cơ bản sau:

Stt Loại vật liệu Đặc điểm
1 Xi măng
  • Có thể dùng bất kỳ loại xi măng nào có mặt trên thị trường hiện nay ( xi măng pooclăng, xi măng pooclăng bền sunfat, xi măng pooclăng puzơlan, xi măng ít tỏa nhiệt,…)
  • Dùng xi măng mác thấp để chế tạo bê tông mác cao làm tăng lượng xi măng sử dụng
  • Dùng xi măng mác cao để chế tạo bê tông mác thấp sẽ gây tình trạng thiếu hụt trong sản xuất
2 Cát
  • Là cốt liệu lớn tạo ra bộ khung chịu lực cho bê tông
  • Dùng cát thiên nhiên hay cát nhân tạo có cỡ hạt từ 0,14 đến 5 mm.
  • Có kích thước mắt sàng lần lượt là 2,5; 1,25; 0,63; 0,315; 0,14 mm.
3 Đá
  • Đá hoặc sỏi là cốt liệu lớn có cỡ hạt từ 5 – 70mm
  • Thành phần hạt theo bảng bên dưới
  • Hạt thoi, dẹt không vượt quá 35% theo khối lượng
4 Nước
  • Phải là nguồn nước đảm bảo chất lượng tốt, thời gian đông kết và rắn chắc của xi măng và không gây ăn mòn cho cốt thép.
  • Nên dùng loại nước dùng cho sinh hoạt như nước máy, nước giếng.
  • Không được dùng là nước đầm, ao, nước cống rãnh, pH < 4, sunfat lớn hơn 0,27%
5 Hàm lượng tạp chất:
  • Trong đó cục sét không vượt qúa 0,25%
  • Hàm lượng hạt mềm yếu và phong hóa không được lớn hơn 10% theo khối lượng.
  • Hạt thoi dẹt: chiều rộng hoặc chiều dày <= 1/3 chiều dài.
6 Phụ gia
  • Có 2 loại: Loại rắn nhanh và loại hoạt động bề mặt.
  • Cải thiện đáng kể tính dẻo của hỗn hợp và tăng cường tăng Cường độ chịu lực, tăng khả năng chống thấm,…

Thiết kế cấp phối loại bê tông nặng

Có 2 phương pháp để cấp phối hỗn hợp bê tông nặng:

  1.  Xác định tỷ lệ N/X: tỷ lệ theo khối lượng vật liệu: cát, đá, xi măng
  2. Lượng tiêu hao vật liệu theo khối lượng

Tỷ lệ N/X phụ thuộc vào cường độ, điều kiện đông kết cũng như thời gian bê tông ninh kết.

Những loại vật liệu cấp phối cho bê tông nặng phải thỏa các điều kiện được nêu trên, bao gồm: đá dăm có cường độ cao, cát có nguồn gốc, nguồn cốt liệu phải sạch, sàng kỹ đảm bảo yêu cầu về kích cỡ hạt.

Tiến hành xác định lượng tiêu hao của nước, xi măng, hệ số dịch chuyển cho hỗn hopwj loại bê tông dẻo, lượng tiêu hao của cát, sỏi,…Ngoài ra, kiểm tra độ sụt, độ cứng của hỗn hợp.

Từ khóa » Cấp Phối Bê Tông Polyme