Bê Tông Nhựa Là Gì? Thành Phần, ứng Dụng Và Phân Loại
Có thể bạn quan tâm
Bê tông nhựa nóng hay thường được gọi với tên bê tông nhựa asphalt là một sản phẩm rất thông dụng trong thi công đường giao thông, đường cao tốc, được sử dụng rộng rãi trên thế giới và ở Việt Nam.
Chúng ta cùng tìm hiểu về các khái niệm cơ bản, phân loại và các đặc tính của bê tông nhựa asphalt để hiểu được những ưu điểm nổi bật khiến vật liệu này trở nên thông dụng đến vậy trên toàn thế giới.
1. Bê tông nhựa nóng là gì?
Bê tông nhựa nóng là một loại sản phẩm của nhựa đường được sử dụng nhiều nhất làm vật liệu mặt đường kết cấu áo đường mềm.
Bê tông nhựa Asphalt được chế tạo từ nhựa đường và cốt liệu bê tông nhựa, có phụ gia hoặc không có phụ gia.
Cốt liệu bê tông nhựa phải phù hợp với đường cong cấp phối hạt phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế, cốt liệu bê tông nhựa gồm có đá, cát, bột khoáng.
Các thành phần phối liệu của hỗn hợp bê tông nhựa nóng bao gồm:
- Cốt liệu: Đá dăm tiêu chuẩn các loại, cát
- Chất chèn: Bột khoáng
- Chất liên kết: Bitum dầu mỏ
- Chất phụ gia (nếu có): Phụ gia hoạt tính bề mặt
Hỗn hợp vật liệu thường được phối liệu và trộn ở tại trạm trộn. Tại hiện trường chỉ thực hiện công tác thi công san rải và lu lèn.
2. Sản xuất bê tông nhựa nóng.
Bê tông nhựa nóng hiện nay được sản xuất 100% từ các trạm trộn. Trạm trộn bê tông nhựa nóng là một tổng thể gồm nhiều thiết bị và cụm thiết bị, mỗi một thiết bị được hoạt động nhịp nhàng để trộn các cốt liệu bê tông nhựa và nhựa đường đã được định lượng theo tỷ lệ theo tiêu chuẩn thiết kế.
Quy trình sản xuất trạm trộn bê tông nhựa như sau:
Cốt liệu bê tông nhựa được rang sấy ở nhiệt độ 1400C-1800C và bột khoáng phải tơi, khô. Sau đó cốt liệu bê tông nhựa được chuyển vào buồng trộn theo các băng tải, nhựa cũng được sấy nóng và đi vào buồng trộn theo đường riêng biệt và được nhào trộn cùng với cốt liệu bê tông nhựa ở dạng phun sương.
Để bê tông nhựa đạt tiêu chuẩn thì hệ thống cân điện tử cốt liệu và định mức hàm lượng nhựa phải đạt độ chính xác tiêu chuẩn.
Hồn hợp bê tông nhựa được nung ở nhiệt độ 1600C-1800C. Khi thi công nhựa phải nóng trên 1400C theo tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.
3. Phân loại bê tông nhựa nóng.
Bê tông nhựa nóng được phân ra rất nhiều loại theo các phương pháp khác nhau.
Theo phương pháp thi công
a. Bê tông nhựa không phải lu lèn
- Dùng nhựa đặc 10/70 hàm lượng cao (9-12%)
- Hàm lượng bột khoáng cao (20 – 35%)
- Nhiệt độ trộn 230oC, nhiệt độ rải 210 – 230oC, không phải lu lèn
b. Bê tông nhựa phải lu lèn:
Lại được phân loại theo loại nhựa sử dụng
Bê tông nhựa rải nóng
- Dùng nhựa đặc 40/60, 60/70, 70/100, 100/150 (hàm lượng nhựa 4 – 7 %)
- Nhiệt độ trộng 150 – 170oC, nhiệt độ rải cần luôn lớn hơn 120oC
- Bê tông nhựa rải và lu xong chờ nhiệt độ giảm bằng nhiệt độ không khí thì coi như cường độ hình thành 100%
Bê tông nhựa rải ấm
- Dùng nhựa đặc 150/200, 200/300, 70/100, nhựa lỏng đông đặc nhanh hoặc trung bình
- Nhiệt độ trộn 110 – 130oC, nhiệt độ rải và lu lớn hơn 60oC
- Thời gian hình thành cường độ 15 – 20 ngày
Bê tông nhựa rải nguội
- Dùng nhựa lỏng đông đặc trung bình hoặc chậm
- Nhiệt độ trộn 110 – 120 oC, hỗn hợp sau để nguội có thể dự trữ 4 – 8 tháng trong kho chứa.
- Nhiệt độ rải và lu bằng nhiệt độ không khí
- Thời gian hình thành cường độ 20 – 40 ngày.
Bê tông nhựa rải nóng có thời gian hình thành cường độ ngắn nhất, cường độ, độ ổn định nước và nhiệt độ cao nhất – hiện sử dụng phổ biến ở Việt Nam.
Phân loại theo độ rỗng còn dư
- Bê tông nhựa chặt: Độ rỗng còn dư 3 – 6%
- Bê tông nhựa rỗng: Độ rỗng còn dư 6 – 10%
- Bê tông thoát nước: Độ rỗng còn dư 20 – 25%
Phân loại theo hàm lượng đá dăm
- Bê tông nhựa nhiều đá dăm: 50 – 65% đá dăm (trên sàng 5mm)
- Bê tông nhựa vừa đá dăm: 30 – 50% đá dăm
- Bê tông nhựa ít đá dăm: 20 – 35% đá dăm
- Bê tông nhựa cát: không có đá dăm
Phân loại theo tính chất bê tông nhựa
- Bê tông nhựa thông thường
- Bê tông nhựa thoát nước (VR = 20 – 25%)
- Bê tông nhựa có độ nhám cao, bê tông nhựa màu…
(bê tông nhựa nhiều đá dăm có cường độ và độ nhám cao – rất ổn định nhiệt – phù hợp với khí hậu Việt Nam)
Phân loại theo chất lượng bê tông nhựa
- Bê tông nhựa loại 1: chất lượng tốt (làm lớp mặt cấp cao A1)
- Bê tông nhựa loại 2: chất lượng kém hơn (làm lớp mặt cấp cao A2)
Phân loại theo cỡ hạt lớn nhất
- – Bê tông nhựa Dmax 40mm (BTN rỗng)
- – Bê tông nhựa Dmax 31,5mm (BTN rỗng)
- – Bê tông nhựa Dmax 25mm (BTN chặt hoặc rỗng)
- – Bê tông nhựa Dmax 20mm (BTN chặt)
- – Bê tông nhựa Dmax 15mm (BTN chặt)
- – Bê tông nhựa Dmax 10mm (BTN chặt)
- – Bê tông nhựa Dmax 5 (6)mm (BTN cát)
Phân loại theo phương pháp chế tạo
- Bê tông nhựa trộn tại đường
- Bê tông nhựa trộn tại trạm trộn
- (Bê tông nhựa Dmax 25-20-15 hiện dùng phổ biến nhất)
Các bạn quan tâm có thể tham khảo thêm trong bài viết chuyên môn về Quy trình kỹ thuật thi công thảm bê tông nhựa nóng
Nếu có nhu cầu tư vấn hoặc báo giá, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 096.567.0818
Hân hạnh được phục vụ!
Ý kiến của bạn:
comments
Post Views: 29Từ khóa » Các Loại Bê Tông Nhựa Nóng
-
Bê Tông Nhựa Là Gì? Các Loại Bê Tông C12.5 C19 C9.5 | Đặc Điểm
-
Phân Loại Bê Tông Nhựa Nóng
-
Bê Tông Nhựa Là Gì? Phân Loại, Khối Lượng Riêng Và Báo Giá
-
Phân Loại Bê Tông Nhựa Và Định Mức Cấp Phối Bê Tông Nhựa
-
Bê Tông Nhựa Chặt Là Gì?
-
PHÂN BIỆT BÊ TÔNG NHỰA CHẶT LOẠI 1 VÀ LOẠI 2
-
Tìm Hiểu Chi Tiết Về Bê Tông Nhựa Nóng Trong Thi Công đường Bộ
-
Bê Tông Nhựa Nóng Nguyên Liệu Phổ Biến Trong đường Bộ
-
Cách Phân Biệt Các Loại Bê Tông Nhựa (Asphalt Mixing)
-
Bê Tông Nhựa Nóng - SIC
-
Bê Tông Nhựa Nóng: điều Kiện, Quy Trình, Phân Loại Và ứng Dụng
-
Bê Tông Nhựa Nóng Hạt Mịn - Hoàng Nhân
-
Bê Tông Nhựa Nóng: Khái Niệm, Phân Loại Và Quy Trình Sản Xuất