PHÂN BIỆT BÊ TÔNG NHỰA CHẶT LOẠI 1 VÀ LOẠI 2

Bê tông nhựa là một loại vật liệu vô cùng phổ biến được sử dụng để thi công đường giao thông, đường cao tốc hay bến cảng… Cùng HNUD tìm hiểu qua các khái niệm cơ bản xoay quanh mặt đường bê tông nhựa, phân biệt bê tông nhựa chặt loại 1 và bê tông nhựa chặt loại 2.

bai7 min scaled

Cách phân biệt bê tông nhựa chặt loại 1 và loại 2

Nội Dung Chính

Toggle
  • Khái niệm cơ bản mặt đường bê tông nhựa
  • Ưu nhược điểm của mặt đường bê tông nhựa
    • Ưu điểm:
    • Nhược điểm:
  • Nguyên lý hình thành cường độ và cường độ yêu cầu của mặt đường bê tông nhựa
    • Nguyên lý hình thành cường độ mặt đường bê tông nhựa
    • Cường độ yêu cầu và độ ổn định chống trượt của mặt đường bê tông nhựa khi nhiệt độ cao
  • Bê tông nhựa chặt là gì?
  • Kết luận

Khái niệm cơ bản mặt đường bê tông nhựa

Nguyên lý sử dụng vật liệu: “cấp phối” chặt và liên tục

Vật liệu phần của hỗn hợp bê tông nhựa:

  • Cốt liệu: đá dăm tiêu chuẩn các loại, cát
  • Chất chèn: bột khoáng
  • Chất liên kết: Bitum dầu mỏ
  • Chất phụ gia (nếu có): phụ gia hoạt tính bề mặt

Hỗn hợp vật liệu thường được phối liệu và trộn tại trạm trộn. Tại hiện trường chỉ thực hiện công tác san rải và lu lèn.

Loại mặt đường: cấp cao A1 hoặc A2

0E6248E7 4C7C 475F ABE0 314838A7459F

Khái niệm mặt đường bê tông nhựa

Ưu nhược điểm của mặt đường bê tông nhựa

Ưu điểm:

  • Kết cấu chặt kín
  • Có khả năng chịu nén, chịu cắt, chịu uốn
  • Chịu lực ngang tốt
  • Chịu tải trọng động tốt, ít hao mòn, ít sinh bụi
  • Bằng phẳng, độ cứng không quá cao, xe chạy tốc độ cao rất êm thuận, ít gây tiếng ồn
  • Có thể cơ giới hóa toàn bộ khâu thi công
  • Công tác duy tu, sửa chữa ít
  • Thời gian sử dụng tương đối dài

Nhược điểm:

  • Mặt đường có màu sẫm khó định hướng cho xe chạy vào ban đêm
  • Cường độ giảm khi nhiệt độ cao
  • Cường độ giảm khi bị nước tác dụng lâu dài
  • Hệ số bám giữa bánh xe và mặt đường giảm khi mặt đường bị ẩm ướt
  • Mặt đường bị “hóa già” dưới tác dụng của thời gian, tải trọng và các yếu tố khí hậu
  • Yêu cầu thi công thi công chuyên dụng, công tác tư vấn giám sát tương đối phức tạp

0DE77855 E24C 4E2D A7F5 B09470979109 min

Ưu và nhược điểm

Nguyên lý hình thành cường độ và cường độ yêu cầu của mặt đường bê tông nhựa

Tại các bài viết trước đó về các loại bê tông nhựa, chúng ta đã từng nghe qua cụm từ “cường độ” khá nhiều lần. Vậy cường độ được hình thành như thế nào và có yêu cầu gì khi thi công mặt đường bê tông nhựa không?

Nguyên lý hình thành cường độ mặt đường bê tông nhựa

Theo N.N.Ivanov: cường độ bê tông nhựa phụ thuộc vào thành phần lực dính và góc ma sát trong.

Lực ma sát: do sự ma sát giữa các hạt có kích thước lớn. Cốt liệu càng sần sùi, sắc cạnh, kích cỡ lớn và đồng đều lực ma sát càng lớn. Lực ma sát ít thay đổi theo nhiệt độ và thời gian tác dụng của tải trọng nhưng thay đổi nhiều theo hàm lượng nhựa.

Lực dính trong BTN đóng vai trò rất quan trọng và được tạo bởi 2 yếu tố:

  • Lực dính tương hỗ C1: do sự móc vướng vào nhau của các hạt phụ thuộc vào độ lớn và độ sắc cạnh của hạt; ít thay đổi khi nhiệt độ – độ ẩm – tốc độ biến dạng thay đổi nhưng sẽ giảm khi BTN chịu tải trọng trùng phục của xe cộ và hỗn hợp kém chặt.
  • Lực dính phân tử C2: do lực dính bám tác dụng tương hỗ giữa nhựa với cốt liệu và lực dính bên trong của bản thân nhựa.

Lực dính bám tác dụng tương hỗ giữa nhựa với cốt liệu: phụ thuộc vào tỉ diện cốt liệu, tính chất hấp phụ của cốt liệu đối với nhựa.

Lực dính bám tác dụng tương hỗ giữa nhựa với cốt liệu: phụ thuộc vào tỉ diện cốt liệu, tính chất hấp phụ của cốt liệu đối với nhựa.

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy bê tông nhựa là một loại vật liệu có tính lưu biến: quá trình biến dạng của bê tông nhựa có quan hệ rất chặt chẽ với thời gian tác dụng của tải trọng; còn trị số ứng suất phụ thuộc vào tốc độ biến dạng và trị số biến dạng.

Các mô hình lưu biến mô phỏng sự làm việc của bê tông nhựa cho thấy bê tông nhựa là một loại vật liệu có tính đàn hồi – chậm – nhớt (dẻo) phần nào cho chúng ta hình dung được quá trình làm việc của bê tông nhựa khi chịu tải trọng xe cộ.

Cường độ yêu cầu và độ ổn định chống trượt của mặt đường bê tông nhựa khi nhiệt độ cao

Quy trình 22 TCn 211-05 đề nghị kiểm tra khả năng chống trượt của bê tông nhựa khi nhiệt độ mặt đường 60 độ C. Để hạn chế mặt đường bê tông nhựa bị trượt:

  • Thiết kế chiều dày lớp bê tông nhựa phù hợp.
  • Dùng nhựa có độ kim lún nhỏ, nhiệt độ hoá mềm cao, nhựa polyme; phụ gia.
  • Dùng bột khoáng có độ mịn cao, tương tác tốt với nhựa.
  • Thiết kế hỗn hợp bê tông nhựa có hàm lượng đá dăm cao, hàm lượng nhựa hợp lý.
  • Xử lý liên kết giữa lớp bê tông nhựa và tầng móng tốt.

3D328A96 3E6E 46F3 86C2 484EA7113886

Nguyên lý hình thành cường độ

Bê tông nhựa chặt là gì?

Bê tông nhựa sẽ được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Trong đó, theo độ rỗng dư mà phân thành 3 loại:

  • Bê tông nhựa chặt: độ rỗng còn dư 3-6%
  • Bê tông nhựa rỗng: độ rỗng còn dư 6-10%
  • Bê tông nhựa thoát nước: độ rỗng còn dư 20-25%

Bê tông nhựa chặt cũng chính là bê tông nhựa nóng được sản xuất bằng cách đốt nóng chảy nhựa đường. Theo chất lượng của bê tông nhựa mà có thể phân thành 2 loại như sau:

  • Bê tông nhựa chặt loại 1: chất lượng tốt (làm lớp mặt cấp cao A1)
  • Bê tông nhựa chặt loại 2: chất lượng kém hơn (làm lớp mặt cấp cao A2)

4A06AA38 AAEB 43AB BDF8 A59BA77E6811 min

Bê tông nhựa chặt là gì?

Kết luận

Như vậy, bạn đã có thể phân biệt được bê tông nhựa chặt loại 1 và bê tông nhựa chặt loại 2. Song, hy vọng các thông tin về mặt đường bê tông nhựa sẽ hữu ích đến bạn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc quan tâm đến bê tông nhựa, đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi – HNUD đơn vị cung cấp sản phẩm bê tông nhựa uy tín số 1 miền Bắc.

Theo dõi fanpage của HNUD tại: https://www.facebook.com/HNUDJSC

Từ khóa » Các Loại Bê Tông Nhựa Nóng