Bệnh Chứng đi Nhón Chân ở Trẻ
Có thể bạn quan tâm
Triệu chứng
Đi nhón chân ở trẻ là đi bằng đầu ngón chân hoặc phần trước của gan bàn chân
Chẩn đoán
Chứng đi nhón chân ở trẻ có thể được chẩn đoán khi kiểm tra sức khỏe. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể làm một phân tích dáng đi chuyên sâu hoặc kiểm tra điện cơ đồ (EMG). Với EMG, một cây kim mỏng có gắn điện cực được đưa vào cơ ở chân
Điều trị
Vật lý trị liệu. Nhẹ nhàng kéo dài các cơ ở chân và bàn chân có thể cải thiện dáng đi của trẻ.
Tổng quan
Chứng đi nhón chân ở trẻ là gì?
Chứng đi nhón chân ở trẻ là hiện tượng trẻ “đi bằng đầu ngón chân” khi di chuyển xung quanh căn phòng bằng cách giữ tay vào các đồ vật.
Ban không có lý do gì để lo lắng về Chứng đi nhón chân ở trẻ trước 2 tuổi. Những trẻ sau 2 tuổi thường xuyên đi nhón chân là do thói quen. Nếu bạn thấy trẻ tăng trưởng và phát triển bình thường, chứng đi nhón chân không phải là vấn đề đáng lo ngại.
Mức độ phổ biến của chứng đi nhón chân ở trẻ
Chứng đi nhón chân khá phổ biến ở trẻ em, khi trẻ mới bắt đầu biết đi. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng của chứng đi nhón chân ở trẻ?
Đi nhón chân ở trẻ là đi bằng đầu ngón chân hoặc phần trước của gan bàn chân.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu con của bạn vẫn đi nhón chân sau 2 tuổi, hãy nói chuyện với bác sĩ. Sắp xếp cuộc hẹn sớm hơn nếu trẻ đi nhón chân kèm với cơ bắp chân căng, gân Achilles ở Mắt cá chân cứng hoặc thiếu sự phối hợp cơ bắp.
Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây ra chứng đi nhón chân ở trẻ?
Thông thường, chứng đi nhón chân ở trẻ chỉ đơn giản là một thói quen, xuất hiện khi trẻ tập đi. Trong một vài trường hợp, chứng đi nhón chân ở trẻ gây ra bởi một tình trạng tiềm ẩn như:
Gân Achilles ngắn. Gân này nối các cơ bắp của cẳng chân với mặt sau của xương gót chân. Nếu gân này quá ngắn, nó có thể làm gót chân khó chạm mặt đất.
Bại não. Chứng đi nhón chân ở trẻ có thể do bại não gây ra – một rối loạn vận động, trương lực cơ hoặc tư thế gây ra bởi chấn thương hoặc sự phát triển không bình thường trong các phần chưa trưởng thành của não, kiểm soát chức năng cơ bắp.
Loạn dưỡng cơ bắp. Chứng đi nhón chân ở trẻ đôi khi xảy ra bởi bệnh teo cơ, một căn bệnh di truyền trong đó các sợi cơ rất dễ bị tổn thương và suy yếu theo thời gian. Trẻ sẽ dễ mắc bệnh vì nguyên nhân này nếu con bạn đi bình thường lúc ban đầu trước khi bắt đầu đi nhón chân.
Tự kỷ. Chứng đi nhón chân ở trẻ cũng liên quan đến bệnh tự kỷ, một phức hợp các rối loạn ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và tương tác của trẻ với những người khác.
Nguy cơ mắc phải
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc chứng đi nhón chân ở trẻ?
Chứng đi nhón chân ở trẻ theo thói quen, hay còn gọi là chứng đi nhón chân vô căn ở trẻ, đôi khi có tính di truyền.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán chứng đi nhón chân ở trẻ?
Chứng đi nhón chân ở trẻ có thể được chẩn đoán khi kiểm tra sức khỏe. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể làm một phân tích dáng đi chuyên sâu hoặc kiểm tra điện cơ đồ (EMG). Với EMG, một cây kim mỏng có gắn điện cực được đưa vào cơ ở chân. Các điện cực đo hoạt động điện trong các dây thần kinh hoặc cơ bị ảnh hưởng.
Nếu bác sĩ nghi ngờ một tình trạng bệnh lý như bại não hoặc bệnh tự kỷ, trẻ có thể được chỉ định khám thần kinh hoặc làm các xét nghiệm để kiểm tra sự phát triển chậm.
Những phương pháp nào dùng để điều trị chứng đi nhón chân ở trẻ?
Nếu trẻ mắc chứng đi nhón chân theo thói quen, điều trị là không cần thiết. Trẻ thường phát triển nhanh những thói quen. Bác sĩ chỉ đơn giản theo dõi dáng đi của trẻ trong thời gian thăm khám thông thường. Nếu một vấn đề sức khỏe liên quan đến nhón chân, lựa chọn điều trị có thể bao gồm:
Vật lý trị liệu. Nhẹ nhàng kéo dài các cơ ở chân và bàn chân có thể cải thiện dáng đi của trẻ.
Băng hoặc nẹp chân. Đôi khi, bó chân hoặc dùng nẹp giúp cải thiện dáng đi cho trẻ.
Bó các loại bột. Nếu vật lý trị liệu hoặc niềng chân không có kết quả, bác sĩ có thể thử một loạt các loại bột giúp cải thiện dần dần khả năng đưa các ngón chân về phía ống chân.
Phẫu thuật. Nếu các phương pháp điều trị bảo tồn thất bại, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để kéo dài cơ hoặc gân ở mặt sau cẳng chân.
Nếu chứng đi nhón chân ở trẻ có liên quan đến bại não, tự kỷ hoặc các vấn đề khác, điều trị tập trung vào những tình trạng cơ bản.
Từ khóa » đi Nhón Chân Là Gì
-
Trẻ đi Nhón Chân Có Cần Can Thiệp? - Vinmec
-
Trẻ đi Nhón Chân Có Bình Thường Không? Cần Lưu ý Gì? | ACC
-
Chứng đi Nhón Chân ở Trẻ - Hello Bacsi
-
Tật đi Nhón Chân ở Trẻ Nhỏ (Toe- Walking) | BvNTP
-
Tật đi Nhón Chân ở Trẻ Em Liệu Có Cần Phải điều Trị?
-
Tại Sao Trẻ Tự Kỷ Thường Đi Nhón Chân?
-
VÌ SAO BÉ HAY ĐI NHÓN GÓT CHÂN?
-
[ACC] Thấy Con đi Chân Nhón Gót, Bố Mẹ Cần Lưu ý - YouTube
-
Cứ Ngỡ Con đi Nhón Chân Là Chuyện Bình Thường, Ai Ngờ đây Lại Là ...
-
Sau 2 Tuổi Bé Vẫn đi Kiễng Chân, Nhón Chân Mẹ Cần đưa Con Tới Gặp ...
-
Tật đi Nhón Gót (Toe Walking) - YouTube
-
Trẻ đi Nhón Chân Có Cần Can Thiệp? - Bệnh Viện Vinmec - Suckhoe123
-
Nhón Chân - Huggies
-
Trẻ đi Nhón Chân Coi Chừng Rối Loạn Vận động, Lớn Lên Trật Khớp ...