Trẻ đi Nhón Chân Coi Chừng Rối Loạn Vận động, Lớn Lên Trật Khớp ...

Chào các mẹ, bé nhà em vừa tròn 2 tuổi và có chuyện này em muốn lên đây tâm sự với mọi người. Chả là con em biết đi từ hồi 13 tháng tuổi, tuy nhiên chân đi không được thẳng lắm và hay có kiểu nhón chân lên đi. Lúc đầu em cũng không để ý nhiều, tưởng đứa trẻ nào tập đi cũng như vậy. Thế nhưng đến tận bây giờ con em vẫn đi nhón chân, chồng em đang bảo có khi nào con bị vấn đề gì về xương khớp không nên đang tính cho đi khám.

Em lên mạng tìm hiểu thì thấy việc trẻ đi nhón chân cảnh báo khá nhiều bệnh nguy hiểm nên khá lo lắng. Tiện thể em đăng lên đây, các chị cùng xem nhé, mẹ nào có con cũng đi nhón chân thì cho đi khám sớm đi nha.

hình ảnh

Hình minh họa, internet

Trẻ đi nhón chân khi nào là bình thường?

Các bác sĩ Nhi cho biết, vào thời gian bắt đầu tập đi, trẻ có xu hướng đi nhón chân là bình thường. Nguyên nhân là khi này, bắp thịt chân dưới của bé bị căng thẳng, chưa hài hòa, chưa quen tiếp xúc với mặt sàn, đang bị sợ hãi nên mới nhón chân.

Khi trẻ lớn hơn một chút, khoảng 2 - 3 tuổi mà thỉnh thoảng đi kiểu nhón chân thì các mẹ cũng là bình thường. Có thể do con đang giả vờ múa bale, hay đùa giỡn, muốn di chuyển nhẹ nhàng, thích thú với cảm giác đi mà không phát ra tiếng động....

Khi nào là bất thường?

Trẻ đi nhón chân trở nên bất thường khi hành động này lặp đi lặp lại trong thời gian dài. Mặc dù trẻ đã lớn (trên 2 tuổi) mà vẫn đi nhón chân, đi không vững, hay bị ngã, bắp chân cơ cứng thì cần phải đưa trẻ đi khám sớm.

Trẻ đi nhón chân là bị bệnh gì?

1. Gặp vấn đề về thể chất

Trẻ đi nhón chân rất có thể đã bị bệnh bẩm sinh gânachilles. Đây là bệnh mà gân ở gót chân trẻ bị ngắn nên khó khăn trong việc di chuyển, dẫn tới hành động nhón gót chân lên. Căn bệnh này sẽ cản trở bé đứng thẳng trên bàn chân và giới hạn mức độ vận động ở mắt cá chân.

2. Mắc chứng rối loạn vận động

Đây là tình trạng của bệnh bại não, đặc biệt là bại não thể co cứng. Khi này, các chi đều bị co cứng lại, dẫn tới việc cử động khó khăn. Bệnh này thường dễ mắc với trẻ sinh non hơn.

3. Mắc hội chứng liệt nửa người

Đây cũng là một dạng của bại não. Khi mắc bệnh, gân Achilles của trẻ rất căng, gót chân bị kéo lên và các ngón chân hướng xuống. Trẻ bị bệnh này không chỉ có biểu hiện đi nhón gót chân mà kỹ năng ngôn ngữ cũng chậm phát triển, dễ mắc bệnh tự kỷ. Tốt hơn hết, mẹ hay cho trẻ đi kiểm tra khi thấy con có cùng một lúc các vấn đề này.

4. Đi nhón chân vô căn

Khi bác sĩ đã loại bỏ chứng bại não, rối loạn vận động ở trẻ và cho biết trẻ có trương lực cơ tốt và phạm vi chuyển động ở mắt cá chân thì lúc này, trẻ sẽ được chẩn đoán mắc chứng bệnh tên là nhón chân vô căn. Tức là nguyên nhân khiến bé đi nhón chân là do thói quen, cố gắng dậy trẻ sửa thì sẽ tự biến mất trong tương lai.

hình ảnh

Hình minh họa, internet

Điều trị trẻ đi nhón chân:

Khi thấy trẻ có biểu hiện đi nhón chân trong thời gian dài thì cha mẹ nên đưa trẻ tới khám bác sĩ để được xác định đúng nguyên nhân từ đó có cách điều trị phù hợp.

Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chỉnh hình mắt cá chân, bàn chân, một giá đỡ bằng nhựa ôm mặt chân và giữ cho bàn chân góc 90 độ. Bé sẽ phải mang theo dụng cụ này mỗi ngày cho tới khi hết hẳn tình trạng đi nhón gót.

Đồng thời, khi ở nhà, cha mẹ cần dạy bé cách đi sao cho đúng, giúp bé thực hiện các bài tập tăng cường để vận động cơ bắp chân mềm ra, thoải mái hơn khi đi lại.

Nguồn: Tổng hợp

Từ khóa » đi Nhón Chân Là Gì