Bệnh đái Tháo đường Và Dấu Hiệu Nhận Biết Sớm ... - Sở Y Tế Bạc Liêu

Navigation
  • Skip to Content
Product Admin Menu Bạc Liêu

Bệnh đái tháo đường và dấu hiệu nhận biết sớm bệnh đái tháo đường. - syt

  • Cổng chính
  • Trang chủ
  • Thủ tục hành chính
Viện Y tế Công cộng TP Hồ Chí Minh giám sát quản lý sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại tỉnh Bạc Liêu. Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm Trẻ sinh non và chăm sóc trẻ sinh non Chủ động phòng ngừa bệnh dại và không thả rông chó mèo ra môi trường. Dùng muối I-ốt (MI) hằng ngày thay thế muối thường để tránh tình trạng thiếu hụt I-ốt, phòng ngừa các bệnh rối loạn chuyển hóa do thiếu I-ốt và bệnh bướu cổ.
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Thành lập Sở Y tế
    • Chức năng nhiệm vụ
    • Quy chế hoạt động
    • Sơ đồ tổ chức
    • Cơ sở y tế trực thuộc
  • Tin tức - Sự kiện
    • Phát ngôn & Cung cấp thông tin cho báo chí
    • Cải cách hành chính
    • Tin chuyên ngành
    • Đoàn thanh niên
    • Tuyên truyền sức khỏe
    • Nghiên cứu khoa học
    • Thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách, chế độ thuộc lĩnh vực y tế
    • Chiến lược, định hướng, quy hoạch, kế hoạch phát triển
    • Thông tin dự án, hạng mục, đầu tư, đấu thầu
    • Chi cục dân số KHHGĐ
      • Tin hoạt động chi cục DS
    • Lịch tiếp công dân
    • Hành nghề khám chữa bệnh và dược
      • Lĩnh vực Dược
      • Lĩnh vực Khám bệnh
      • Công tác dược
      • Khám, chữa bệnh
    • Thông báo
    • Chi cục an toàn thực phẩm
  • Văn bản
    • Văn bản Trung ương
    • Văn bản của Tỉnh
    • Văn bản của Sở
  • Tài liệu Đảng
  • Lịch tiếp công dân
  • Hành nghề khám chữa bệnh
  • Công tác dược
  • An toàn vệ sinh thực phẩm
Liên kết web - Chọn Website - Thăm dò Thống kê truy cập

null Bệnh đái tháo đường và dấu hiệu nhận biết sớm bệnh đái tháo đường.

220339 Views Tuyên truyền sức khỏe Thứ năm, 19/09/2019, 22:15 Màu chữ Cỡ chữ Bệnh đái tháo đường và dấu hiệu nhận biết sớm bệnh đái tháo đường.

Bệnh đái tháo đường (bệnh tiểu đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat (đường) do hormon insulin của tuyến tụy tiết ra bị thiếu (tương đối hoặc tuyệt đối), hoặc do giảm/mất tác động hiệu quả lên mô đích (kháng insulin). Hậu quả đưa đến tình trạng đường (glucose) trong máu cao, vượt ngưỡng đường của thận, nước tiểu có đường, trong thời gian dài gây biến chứng mạch máu trầm trọng ở tất cả các cơ quan trong cơ thể. ​​​​​​​

Vai trò đường glucose trong cơ thể và chỉ số glucose của người bình thường là bao nhiêu?

Glucose (đường) là nguồn năng lượng chính nuôi cơ thể, được chuyển hóa từ các loại thực phẩm mà chúng ta ăn vào mỗi ngày. Trong máu của con người luôn có một lượng glucose nhất định để đảm bảo việc cung cấp năng lượng cho các hoạt động hàng ngày; đặc biệt các cơ quan như não, tim, thận nguồn năng lượng chính để sử dụng cho hoạt động là glucose máu, các cơ quan quý tộc này rất nhạy cảm và tổn thương khi thiếu năng lượng glucose cung cấp. Giá trị đường huyết bình thường dao động ở các thời điểm có trị số khác nhau: 90 - 130mg/dl (5 - 7,2mmol/l) ở thời điểm trước bữa ăn; Dưới 180mg/dl (10mmol/l) ở thời điểm sau ăn khoảng 1 - 2 tiếng; 100 - 150mg/dl (6 - 8,3mmol/l) ở thời điểm trước khi đi ngủ. Đo trị số glucose của mình ở những khoảng thời gian này và đối chiếu với chỉ số trên để biết mình có mắc bệnh đái tháo đường hay không? Khi nào bị bệnh đái tháo đường? Chỉ số glucose lúc đói (trong khoảng từ 8 tiếng chưa ăn trở lên) là 126mg/dl (7mmol/l) trở lên thì chứng tỏ đã bị đái tháo đường. Bạn cần đo 2 lần liên tiếp để có kết quả chính xác hơn bởi đôi khi các thông số này có những dao động không đồng nhất. Trong trường hợp đo lại mà kết quả chỉ số sau dưới 110mg/dl (6,1mmol/l) nên đem kết quả tới bác sĩ để được tư vấn. Nếu mức glucose đo lúc đói trong khoảng 110 - 126mg/dl (6,1 - 7mmol/l) thì bạn trong giai đoạn bị rối loạn đường huyết lúc đói, đây là giai đoạn tiền tiểu đường. Có khoảng 40% người có chỉ số glucose như thế này sẽ mắc bệnh tiểu đường trong 4 - 5 năm. Nếu bạn đang trong khoảng chỉ số này thì cần có lộ trình điều trị, tiết chế, vận động phù hợp, tránh diễn tiến bệnh đái tháo đường về sau. Nếu bạn bị tiểu đường hay rối loạn đường huyết lúc đói thì cũng không nên quá lo lắng. Với chế độ ăn ít tinh bột, hạn chế chất đường, giữ cân nặng ở mức hợp lý, sống lạc quan và duy trì hoạt động thể dục thể thao đều đặn, hoàn toàn có thể kiểm soát đường huyết tốt, giúp bạn sống khỏe mạnh bình thường. Dấu hiệu nhận biết sớm đái tháo đường: Các triệu chứng của bệnh đái tháo đường giai đoạn đầu rất khó xác định do không điển hình và dễ nhầm lẫn với triệu chứng các bệnh khác. Tuy nhiên, nếu chúng ta quan tâm và biết cách kiểm soát tốt sức khỏe, thì có thể phát hiện được bệnh đái tháo đường từ rất sớm. Việc phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời, liên tục sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, bệnh lý võng mạc gây mù mắt, bệnh lý thận gây suy thận, bệnh lý mạch máu ngoại vi dẫn đến đoạn chi và các biến chứng nghiêm trọng khác từ bệnh đái tháo đường. Dấu hiệu phát hiện sớm bệnh đái tháo đường: 1. Khát nước và uống nước nhiều: Triệu chứng đầu tiên khi mắc bệnh đái tháo đường, bạn sẽ cảm thấy khát hơn bình thường. Tuy nhiên, cần phân biệt với tình trạng khát nước uống nhiều nước do mất nước. 2. Đi tiểu nhiều lần và lượng nước tiểu tăng cao: Nếu bạn đi tiểu nhiều cùng với lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường, chất lượng nước tiểu bình thường, tiểu không gắt buốt… đó là dấu hiệu sớm nghĩ đến bệnh đái tháo đường. 3. Mệt mỏi thường xuyên, cơ thể yếu kém: Trong giai đoạn mắc bệnh đái tháo đường, lượng glucose vẫn sẽ lưu thông trong cơ thể bạn. Nhưng do thiếu insulin, glucose sẽ không được chuyển hóa thành năng lượng nuôi dưỡng cơ thể. Mặt khác, do mất nhiều năng lượng do đào thải glucose qua đường tiểu nên dẫn đến sự mệt mỏi quá mức của cơ thể, suy nhược. 4. Ăn nhiều nhưng sụt cân: Glucose trong máu người bị đái tháo đường tăng cao, không thể sử dụng để chuyển hóa năng lượng được nên chất béo sẽ là nguồn thay thế để sử dụng tạo ra năng lượng cho cơ thể. Điều này dẫn đến sụt cân đột ngột. Người bệnh ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, mà lại gầy sút cân nhanh. 5. Tầm nhìn giảm sút: Thị lực của bạn không còn rõ như trước, hình ảnh mờ nhạt dần, nhòa không rõ. Bạn cần phải đi khám mắt và kiểm tra đường huyết để xác định bệnh đái tháo đường ảnh hưởng đến mạch máu võng mạc. 6. Viêm nướu: Khi bạn mắc bệnh tiểu đường, hệ thống miễn dịch sẽ bị tổn thương, khiến cho cơ thể yếu đi và khó chống lại vi khuẩn. Khi đó, lợi sẽ là nơi nhận ảnh hưởng nhiều nhất, viêm nướu, viêm họng, nấm…thường xuyên. 7. Xuất hiện nhiều vết thâm nám: Bệnh đái tháo đường đồng nghĩa với sức khỏe làn da bị ảnh hưởng, trên da sẽ xuất hiện nhiều vết thâm sẫm màu ở một số vùng, đặc biệt là ở những nơi có nếp nhăn hoặc nếp gấp da. 8. Vết thương lâu lành: Người bệnh đái tháo đường có hệ thống miễn dịch bị tổn thương, tổn thương lòng mạch, tắc mạch máu hoại tử cơ quan bộ phận, vì thế dẫn đến việc các vết thương ngoài da khó lành, đôi khi hoại tử nhiễm trùng. 9. Rối loại cương dương: Tình trạng thất bại thường xuyên trong quan hệ vợ chồng, trên bảo dưới không nghe đến từ nguyên nhân do đường trong máu cao kéo dài mất kiểm soát. Để giữ gìn sức khỏe, các bạn thường xuyên luyện tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, tránh stress, giữ nếp sống lạc quan yêu đời và cười thật nhiều nhé. Bệnh đái tháo đường là bệnh mắc phải, hoàn toàn có thể phòng, chống được, tập luyện, ăn uống hợp lý có thể phòng, chống căn bệnh đái tháo đường. Theo đó, các bạn cần phải kiểm tra đường huyết thường xuyên. Xét nghiệm đường máu là cách duy nhất phát hiện bệnh đái tháo đường./.

Bác sĩ PHƯỚC NHƯỜNG

Số lượt xem: 220339

Tin đã đưa
  • Các biện pháp phòng, chống bệnh cúm. (18/09/2019)
  • Phòng tránh các yếu tố nguy cơ tăng huyết áp. (18/09/2019)
  • Chủ động phòng ngừa bệnh dại bằng cách tiêm ngừa dại đầy đủ. (13/09/2019)
  • Dinh dưỡng cho phụ nữ có thai. (11/09/2019)
  • Hãy hành động ngay: Giảm thiểu chất thải nhựa, cứu lấy hành tinh xanh! (27/08/2019)
  • Tăng cường phòng, chống bệnh sởi trong mùa tựu trường. (26/08/2019)
  • Hãy chung tay hành động giải quyết vấn đề giảm thiểu chất thải nhựa. (15/08/2019)
  • Những điều cần lưu ý trong phòng ngừa bệnh tay chân miệng. (15/08/2019)
  • Bệnh tay chân miệng có chiều hướng gia tăng thời điểm đầu năm học. (13/08/2019)
  • Trung tâm Y tế thành phố Bạc Liêu ra quân phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết. (13/08/2019)
Tin đọc nhiều nhất
Cách thức phân loại trường hợp nghi mắc COVID-19 phải cách ly: F1 bắt buộc cách ly tập trung; F2, F3, F4... có thể cách ly tại nhà dưới sự theo dõi chặt chẽ của cán bộ y tế.
Bệnh đái tháo đường và dấu hiệu nhận biết sớm bệnh đái tháo đường.
Phòng ngừa bệnh bại liệt: Uống đủ 03 liều vắc xin bại liệt (OPV) trẻ vẫn cần tiêm nhắc lại 1 mũi vắc xin bại liệt (IPV).
Tất tần tật từ [A-Z] về nước ion kiềm giàu hydro tốt cho sức khỏe
10 lợi ích và thủ thuật ăn ớt khỏe mạnh
Bệnh Eczema: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị và Phòng Ngừa
Hãy kiểm soát đường huyết tốt ở người bệnh đái tháo đường.
Hãy yêu thương và hết lòng giúp đỡ người khuyết tật!
Vai trò của truyền thông giáo dục sức khỏe trong thay đổi hành vi
Viêm hang vị dạ dày không nên ăn gì?
Ảnh hoạt động Trước Sau Thư viện video
  • Video clip: Những điều cần biết sau khi tiêm vắc xin phòng COVID (dành cho người đi tiêm) - do Bộ Y tế và UNICEF Việt Nam phối hợp thực hiện.
  • Video clip: Những điều cần biết trước khi tiêm vắc xin phòng COVID (dành cho người đi tiêm) - Bộ Y tế và UNICEF Việt Nam phối hợp thực hiện.
  • Học tập và làm theo Bác Chuyên đề 2019_Phần 1
© SỞ Y TẾ BẠC LIÊU Chịu trách nhiệm chính: ông Phạm Văn Tùng - Phó Giám đốc Sở Y tế Địa chỉ: Số 07, đường Nguyễn Tất Thành, phường 1, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Điện thoại: 0291.3.824206. Fax: 0291.3.824206 Email: syt@baclieu.gov.vn
  • Trở về đầu trang
  • |
  • Trang chủ
  • |
  • Liên hệ
  • |
  • Góp ý
  • |
  • Sơ đồ Site
  • |
  • Đăng nhập
  • |
  • Thống kê
  • |
  • ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang

Từ khóa » Các Triệu Chứng Bệnh Tiểu đường