BỆNH HẠI TRÊN CÂY XOÀI VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH | THÔNG ĐỎ

1. Bệnh đốm đen trên cây xoài

1.1 Triệu chứng

Bệnh xảy ra trên lá, trái và chồi non. Đầu tiên những đốm bệnh có màu nâu đen nhỏ xuất hiện trên lá, trái, sau đó chúng lớn dần lên, các vết bệnh có thể nối liền lại và trở thành những vết loét lớn hình dạng bất định và cuối cùng tạo thành một vùng trũng xuống so với bề mặt lá. Những vết bệnh trên những chồi non và trái thường là vết nứt dọc, màu nâu đen. Đôi khi có nhựa chảy ra từ vết nứt đó. Nếu bệnh xảy ra trên cây non trong vườn ươm, khả năng lây lan của bệnh rất nhanh chóng và làm cho chết cây.

1.2 Phòng trị: 

Để phòng trị bệnh này, những lá bệnh, chối và cành bị nhiễm bệnh cần được cắt bỏ và mang ra khỏi khu vườn để tiêu hủy. Vệ sinh vườn sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm độ cao tạo điều kiện cho bệnh phát triển. Hạn chế việc gây thương tích cho cây, đặc biệt là trong mùa mưa để ngăn chặn sự xâm nhiễm của vi khuẩn gây bệnh vào trong cây.

Khi thấy có nhiều trứng hoặc sâu non có thể dùng các loại thuốc trừ sâu sau đây để phun trừ: Selecron 500ND, Supracide 50EC, Fastac 5EC, Padan 95SP v.v… pha nồng độ 0,1% phun kỹ cả 2 mặt lá, trên cành nhỏ, trên quả non để tiêu diệt bọ phấn trưởng thành vào ban đêm khi chúng tiếp cận đẻ trứng và làm cho các lứa trứng mới đẻ bị hỏng, không nở được. Phun liên tiếp 2-3 lần, cách nhau 7 ngày để tiêu diệt triệt để các lứa đẻ gối nhau của bọ phấn. Việc phun thuốc nên làm vào buổi chiều mát có tác dụng hơn các buổi khác trong ngày.

2. Bệnh thán thư trên cây xoài: 

2.1 Triệu chứng

+ Trên lá: Bệnh chủ yếu xuất hiện trên lá non, triệu trứng bắt đầu có những đốm nhỏ như mũi kim có màu nâu sẫm chó đến đen có hình dạng không định hình lúc thì hình tròn, bầu dục, hình ngôi sao và về sau vết bệnh phát triển và liên kết với nhau thành từng mạng và lan rộng ra, ở giữa vết bệnh lớp tế bào bị khô và có những lỗ thủng làm lá non không phát triển đôi khi bị biến dạng, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây.

+ Trên bông: Bệnh phát triển trên cả chùm bông là đen bông và rụng. Bệnh còn phát triển trên các cành non của cây.

+ Trên trái: Bệnh nhiễm từ lúc trái còn non đến lúc thu hoạch, lúc đầu trên trái có những đốm nhỏ hình tròn có màu nâu hoặc nâu đen sau lan dần ra, nhiều đốm kết hợp với nhau thành những đốm lớn hơn lõm vào phần thịt trái khoảng 5 – 10 mm và có thể lan ra bao quanh trái, làm cho thịt trái bị chai sượng và thối… sau đó trái sẽ bị rụng.

2.2 Phòng trị: 

+ Trong vườn ươm: Luôn vệ sinh vườn ươm sạch sẽ, thoáng mát đầy đủ ánh sáng, tránh độ ẩm không khí cao. Cần chú ý làm sao cho cây non ra đọt đồng loạt để dễ dàng phòng trị, khi thấy bệnh bắt đầu xuất hiện cần phải phun thuốc nhắm ngăn chặn sự lây lan của bệnh.

+ Ngoài đồng: Để phòng trừ bệnh thán thư trên xoài, việc tiêu hủy các cành lá bệnh để tránh lây lan là rất quan trọng. Tránh trồng quá dày tạo độ ẩm cao làm cho bệnh phát triển mạnh.

Trong các đợt ra lộc non, ra bông, trái non, càn chú ý đến bệnh đặc biệt trong mùa mưa, nếu thấy bệnh có triệu trứng xuất hiện cần phun thuốc để phòng trị.

Xử lý thuốc hóa học bằng thuốc đặc trị như Carbenzim 500FL, Thio M 70WP, 500FL. Chú ý phun sớm trước khi cây trổ bông 2 – 3 tuần, nếu cần định kỳ 5 – 7 ngày phun 1 lần đến trước khi thu hoạch. Có thể pha thêm chất bám dính và chất loang trãi để tăng hiệu quả trừ bệnh của thuốc.

3. Bệnh phấn trắng ( do nấm Oidium mangiferae)

3.1 Triệu chứng

Bệnh thường gây hại trong điều kiện thời tết nóng ẩm hoặc có sương đêm. Nấm bệnh đóng thành lớp phấn trắng trên lá non, phát hoa và trái non. Bệnh thường phát triển từ ngọn của phát hoa, lan dần đến cuống hoa, trái non, lá non và cành. Thương hoa bị nhiễm bệnh trước khi thụ phấn và trái trái bị nhiễm bệnh khi còn rất nhỏ. Trái bị nhiễm bệnh sẽ biến dạng, méo mó, nhạt màu, bị khô và rụng sớm.

3.2 Phòng trị: 

Cắt tỉa cành tạo tán cho cây phát triển mạnh tránh tạo cơ hội cho bệnh phát triển, cung cấp phân bón đầy đủ. Cần chú ý sự phát triển của bệnh trong giai đoạn cây ra hoa và tạo trái non. Sử dụng các loại thuốc có hoạt chất sau: Sulfur (Kumulus, Okesulfulac), Chlorothalonil (Daconil, Agronil), Defenconazole (Score), Propiconazole (Map Super, Interest, Melody)

4. Bệnh nấm hồng ( Do nấm Corticium salmonicolor)

4.1 Triệu chứng

Đầu tiên trên mặt vỏ thân hay nhánh có tơ nấm trắng bò lan, sau đó nấm tạo thành những mảng màu hồng. Đôi khi không thấy mảng màu hồng mà chỉ thấy các gai nấm màu hồng phát triển từ các vết nứt trên vỏ thân hay nhánh. Nhánh và thân cây bi nấm tấn công sẽ mất dinh dưỡng sau đó sẽ bị khô và chết.

4.2 Phòng trị: 

Bệnh thường phát triển nặng trên những cây có tán lá rậm rạp và che khuất nhau, nhất là vào những tháng mưa ẩm. Do đó, nên trồng cây với khoảng cách hợp lý, tỉa bớt cành lá vô hiệu để tránh che rợp. Cắt bỏ và tiêu hủy các nhánh nhiễm bệnh, phát hiện bệnh sớm và đánh chài vùng bị nhiễm bệnh bằng các thuốc hóa học.

5. Bệnh khô đọt thối trái ( do nấm Diplodia natalensis)

5.1 Triệu chứng

Bệnh này gây hại nặng trong điều kiện nóng ẩm nhất là vào mùa mưa. Trên nhánh đọt bị đốm sậm màu, lan dần trên các cành non, cuống lá làm lá bị biến màu nâu. Bệnh tấn công lên trái trong giai đoạn thu hoạch và tồn trữ hay vận chuyển làm thối phần thịt trái nơi gần cuống có màu nâu sậm lan dần làm thối nát cả trái hoặc nơi vỏ trái bị trầy trụa. Vết thối mềm và lây lan quá nhanh chỉ sau 2 – 3 ngày, nhất là trong môi trường nóng ẩm, đặc biệt khi thu hoạch trái không chừa cuống rất dễ bị nấm bệnh xâm nhập vào.

5.2 Phòng trị: 

Để phòng bệnh này cần tránh gây bầm dập, rụng cuống trái khi thu hoạch. Khi thu hoạch cần chú ý tránh sự va chạm giữa các trái tạo vết thương làm cho bệnh dễ sâm nhập vào bằng cách đặt tưng trái vào thùng chứa giấy báo. Tỉa cành kế hợp tỉa các bộ phận bị bệnh và tiêu hủy, hạn chế sự lây lan của nguồn bệnh trên vườn. Chọn mắt ghép sạch bệnh để tránh lây lan bệnh cho cây con. Cần phun các loại thuốc để phòng trị bệnh. Trái sau thu hoạch có thể được xử lý bằng nước nóng 520C trong 10 phút cũng ngừa được bệnh thối trái và thán thư.

Từ khóa » Các Loại Sâu Bệnh Trên Cây Xoài