Các Loại Sâu Bệnh Hại Cây Xoài Và Cách Phòng Trị

Xoài thuộc nhóm cây ăn quả nhiệt đới phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là loại cây dễ bị sâu bệnh hại nếu không biết cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh tốt. Dưới đây là những bệnh thường gặp ở cây xoài và cách phòng trị bệnh.

Sâu đục trái

Bướm đẻ trứng trên trái xoài non (30-45 NSĐT) ở phần đít trái, sâu có khoang trắng đỏ trên lưng, sâu non đục một lổ nhỏ và chui vào trong ăn phần thịt trái, sâu lớn tấn công vào ăn hạt xoài, vết đục tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn xâm nhập làm thối trái, trái non rụng nhiều, cắt trái xoài có sâu nằm bên trong. Bệnh này phải sử dụng bao trái, thu gom những trái bị hại đem tiêu hủy.

Cách phòng trị sâu đục trái

 Phun các loại thuốc thuộc nhóm cúc tổng hợp, định kỳ 7 ngày/lần

– Loại bỏ các trái có dấu đục, không để rơi vãi trên mặt đất

– Dùng loại bao đặc biệt cho trái lúc nhỏ

Sùng đục thân

Thành trùng (trưởng thành của sùng đục thân xoài) hay còn gọi là Xén tóc, thân có màu đỏ nâu, chân cũng có màu đỏ nhưng phần đầu của đốt đùi và phần cuối của đốt chày lại có màu đen. Đầu có râu cứng phân đốt rất dài (dài hơn chiều dài cơ thể), cơ thể dài 2,5 – 3cm. Toàn cơ thể phủ lông màu xám rất ngắn. Xén tóc đẻ trứng rải rác trong các vết nứt, vết thương quanh thân cây. Trứng dạng tròn, màu trắng. Sau 2-3 ngày trứng sẽ nở thành ấu trùng.

Ấu trùng dạng không chân, đầu nhỏ, cơ thể dài, màu trắng sữa. Ấu trùng có thể sống rất lâu, khoảng 7-8 tháng ngay trong thân cây. Lúc mới nở, ấu trùng rất yếu ớt nhưng khoảng một tuần sau trở nên cứng cáp, linh động. Đây cũng là lúc ấu trùng (sùng) bắt đầu tấn công thân cây.

Sùng đào đường hầm xuyên qua lớp vỏ cứng của thân cây để tìm lớp mô mềm phía dưới vỏ cây. Đây là nguồn thức ăn chính của sùng.Sùng đục rất nhiều đường trong quá trình phát triển. Đường đục sẽ lớn dần theo tuổi của ấu trùng. Trường hợp có nhiều ấu trùng gây hại trên cùng một cây thì cây nhanh chóng suy kiệt.

Cách phòng trị sùng đục thân:

– Dùng bông gòn thấm thuốc trừ sâu nhét sâu vào lỗ đục và dùng đất sét trám kín thân cây từ chảng 3 trở xuống (hoặc từ mặt đất lên 3 mét), phải trám dày miệng lỗ đục.

– Dùng Lân cao năng (VD LÂN 86%) đặc quét hoặc dùng bơm tiêm trực tiếp vào vết thương miệng lỗ đục, trét đất sét.

– Rải thuốc trừ sâu dạng hạt vào trong đường đục, trám đất sét.

Ruồi đục quả xoài

Ruồi đục trái xoài (Oriental fruit fly) có tên khoa học là Bactrocera dorsalis (Hendel), thuộc họ Trypetidae, bộ hai cánh (Diptera). Ruồi có kích thước nhỏ hơn ruồi nhà, màu nâu vàng, ngực có hai sọc vàng. Khi trái già, ruồi đục vỏ trái và đẻ trứng. Trứng nở thành giòi và sinh sống bên dưới vỏ trái. Vỏ trái nơi ruồi đục có màu đen, mềm, ứa nhựa hấp dẫn côn trùng, nấm bệnh đến đẻ trứng, gây hại khiến trái bị biến màu, thối. Ruồi làm nhộng trong đất quanh gốc cây, sau đó vũ hóa, chui lên mặt đất.

Cách phòng trị ruồi đục quả xoài

– Điều khiến trái ra hoa sớm, tránh lúc mưa đầu mùa (thời điểm mật độ ruồi cao).

– Bao trái: Khi xoài to độ quả trứng gà nên bao trái, ngoài việc ngừa ruồi đục trái, bao trái còn giúp phòng bệnh thán thư, thối đáy trái, sâu đục hột… Tuy bao trái tốn công sức, thời gian, nhưng tiết kiệm chi phí và làm vỏ trái có màu đẹp, hấp dẫn hơn.

– Tiêu hủy trái rụng để giệt giòi.

– Không trồng xen ổi, đu đủ, cam quýt , nhãn… trong vườn xoài.

– Bẫy ruồi bằng chất dụ

– Phun mồi protein thủy phân: Do ruồi cái cần ăn protein để phát triển trứng, ruồi đực phát triển tinh trùng, nên có thể dùng bả mồi protein để diệt ruồi.

Bệnh phấn trắng

Phấn trắng thường tấn công trên lá và trên bông cây xoài gây các biểu hiện đốm kim trên lá lâu dần xuất hiện lớp tơ trắng phủ lên bề mặt lá. Khi cây xoài bắt đầu ra hoa phấn trắng từ lá tấn công nụ làm đầu nụ bị đen và rụng xuống gây thiệt hại nghiêm trọng.

Cách phòng trị bệnh phấn trắng

Việc phòng trị khi bị phấn trắng tấn công là rất khó vì vậy biện pháp được đưa ra là xử lý ngay khi có các biểu hiện đầu tiên của bệnh. Hoặc phun phòng bệnh trong các giai đoạn nhạy cảm như cây ra đọt non và ra hoa thì mới có hiệu quả cao. Một số biện pháp phòng bệnh khác như:

  • Tỉa cành tạo tán để tạo độ thông thoáng cho cây.
  • Tránh trồng quá dày tạo môi trường ẩm ướt cho nấm gây bệnh.
  • Tránh bón quá nhiều phân đạm cho cây xoài tạo điều kiện cho nấm phát triển.
  • Phun ngừa phấn trắng khi cây ra đọt non và ra hoa.

Thuốc đặc trị: thuốc có hoạt chất Sulfur (Kumulus, Okesulfulac), Chlorathalonil (Daconil, Agronil), Defenconazole (Score).

Công ty Cổ phần Kiến Trúc Xanh VAG Việt Nam chuyên cung cấp cây công trình; Chăm sóc cảnh quan, cây xanh; Tư vấn giải pháp kĩ thuật, thiết kế, thi công cảnh quan.

Liên hệ để được tư vấn chi tiết nhất

  • Địa chỉ: Số 86,Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: 0931.098.998

Từ khóa » Các Loại Sâu Bệnh Trên Cây Xoài