Sâu Hại Chính Trên Cây Xoài Và Biện Pháp Phòng Trừ Hiệu Quả Nhất

Vào các thời điểm xoài ra bông, đậu quả, quả non bị rất nhiều đối tượng sâu gây hại. Khi dịch hại phát triển mạnh có nguy cơ gây thiệt hại lớn cho sản xuất. Một số loại sâu hại chính trên cây xoài: Rầy bông xoài, ruồi đục trái, rệp sáp quả, câu cấu xanh, sâu đục trái, bọ vòi voi đục cành xoài.

1. Rầy bông xoài

Đặc điểm gây hại:

Thường xuất hiện khi cây xoài bắt đầu trổ bông, mật độ giảm dần khi trái phát triển. Một con rầy cái đẻ từ 100 – 200 trứng và thường đẻ trong nụ hoa, gân lá, cuống chồi non và cuống hoa. Khi mật độ rầy cao có thể nghe thấy tiếng rầy nhảy xào xạc trong lá. Rầy non mới nở thường sợ ánh sáng nên các vườn xoài rậm rạp  thường hay bị bệnh rầy bông nặng hơn. Cả rầy trưởng thành lẫn rầy non đều chích hút nhựa bông và lá non. Bông xoài bị rầy chích sẽ chuyển màu nâu, khô và rụng. Ngoài ra, chỗ vết chích, đẻ trứng của rầy trên bông và cuống non cũng gây vết thương có thể làm chết khô bộ phận này.

Ngoài ra, rầy bông xoài còn tiết ra chất mật ngọt làm môi trường cho nấm bồ hóng phát triển trên lá và hoa ảnh hưởng đến quang hợp của cây.

Biện pháp:

Sau khi thu hoạch, xén tỉa cành và vệ sinh vườn thông thoáng.

Trước khi cây ra hoa từ 1-2 tuần dùng bẩy đèn bắt Rầy trưởng thành.

Khi xoài vừa ra nụ có thể phun thuốc CNX-RS để diệt rầy.

2. Ruồi đục trái

Đặc điểm gây hại:

Ruồi có kích thước nhỏ, ruồi đục trái khi trưởng thành có màu nâu vàng với các vạch đen trên bụng. Trứng được đẻ dưới lớp vỏ quả, mỗi ổ từ 1 – 40 trứng.

Ruồi đục trái có đặc điểm là thích đẻ trứng trên trái chín, ấu trùng ăn phá bên trong làm cho quả bị thối. Xoài bị ruồi đục trái rất khó xuất khẩu vì đây là đối tượng kiểm dịch của nhiều nước.

Biện pháp:

Để diệt được ruồi đục trái bà con nên vệ sinh vườn sạch sẽ, thu gom tiêu hủy các quả bị bệnh, bị rụng. Khi xoài to bằng quả trứng gà bà con nên bao trái, ngoài việc ngừa ruồi đục trái, bao trái còn giúp phòng bệnh thán thư, thối đáy trái,  sâu đục hột… Tuy bao trái tốn công sức, thời gian, nhưng tiết kiệm chi phí  và làm trái có mẫu mã đẹp, hấp dẫn hơn.

3. Rệp sáp quả

Đặc điểm gây hại:

Rệp sáp trưởng thành và ấu trùng đều chích hút nhựa trên hoa và quả xoài. Ngoài gây hại trực tiếp bằng cách chích hút nhựa, rệp sáp còn tiết mật ngọt làm bồ hóng phát triển nơi rệp sáp sinh sống. Quả bị nhiễm có thể ngừng phát triển, chay sượng và rung.

Biện pháp:

Sử dụng thiên địch của rệp sáp như: bọ rùa, ong ký sinh.

Dùng vòi bơm nước có áp suất mạnh tia xịt nước trực tiếp vào chỗ có nhiều rệp sáp bu bám sẽ rửa trôi nó.

Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện và phun thuốc diệt trừ rệp kịp thời nhất là giai đoạn cây có đọt non, lá non, bông, trái. Bà con sử dụng chế phẩm sinh học  nấm xanh nấm trắng kết hợp với nano đồng. Bà con cho phun định kỳ 7-10 ngày/lần.

4. Bọ trĩ hại xoài

Bọ trĩ là sâu hại phổ biến trên cây xoài. Đây là loại côn trùng rất nhỏ (có thể thấy được bằng mắt thường), thân hình thon dài, miệng rất cứng, khỏe, phá hoại bằng cách dùng miệng cạp và đục thủng vào bộ phận non của cây như lá non, chồi, bông, trái,..để hút nhựa.

Bà con xem chi tiết tại đây

5. Câu cấu xanh

Đặc điểm gây hại:

Là loại bọ cánh cứng, hình bầu dục, dài 7-10mm. tác hại chủ yếu là do bọ lớn ăn khuyết lá, cắn đứt chồi non và gây rụng hoa, mật độ cao nó ăn trụi lá.

Vòng đời 50-60 ngày, bọ trưởng thành có thể sống và phá hại hàng tháng

Biện pháp:

Dùng tay hoặc vợt bắt bọ lớn hoặc sử dụng nấm xanh nấm trắng để phun. Nấm xanh nấm trắng sẽ ký sinh trên cơ thể loài gây hại này và tiêu diệt chúng trong vòng 3 – 7 ngày.

Thăm vườn thường xuyên nhằm phát hiện sớm để có hướng giải quyết kịp thời.

6. Sâu đục trái:

Đặc điểm gây hại:

Con trưởng thành là một loại bướm tương đối lớn, sải rộng cánh đến gần 3cm, thân mình màu nâu đỏ, có khoang trắng đỏ xen kẽ. Cánh trước màu nâu, cánh sau màu trắng xám, hoạt động về ban đêm. Đẻ trứng trên vỏ trái xoài còn non, nhất là những trái nằm khuất ánh sáng. Trứng hình bầu dục, rất nhỏ nên mắt thường khó phát hiện.

Khi quả bị sâu hại, phần chóp quả có một chất lỏng tiết ra ở vết đục và nhanh chóng hình thành chấm đen. Sâu tấn công chủ yếu phần hột. Các đường đục sẽ tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn, ruồi phát triển làm cho quả xoài bị thối nhanh chóng.

Sâu tấn công ở các giai đoạn phát triển của quả nhưng sâu rất thích tấn công khi quả còn non. Thường mỗi quả có từ 1-2 con, nhưng vào những lúc bị nhiễm nặng có thể tới 4-5 con trong một quả. Khi bị tấn công vào giai đoạn quả nhỏ, quả sẽ bị rụng. Vào giai đoạn quả lớn, quả có thể vẫn còn dính trên cây.

Biện pháp:

Để xử lý sâu đục trái xoài trước hết bà con tỉa bỏ những phần bị bệnh đem đi tiêu hủy. Sau đó bà con sử dụng chế phẩm trừ sâu sinh học BT (Bacillus thuringiensis) định kỳ 7-10 ngày/lần.

Kiểm tra vườn thường xuyên, thu gom và đem đi tiêu hủy toàn bộ số trái bị sâu gây hại còn nằm trên cây hay đã rụng xuống đất để diệt, hạn chế mật độ sâu ở những vụ kế tiếp

7. Bọ vòi voi đục cành xoài

Đặc điểm gây hại:

Sâu đục cành xoài (đục ngọn, cành non) có nhiều loài, trong đó bọ vòi voi là loại khá phổ biến. Bọ vòi voi đục cành xoài có hai loài:

Thứ nhất: con trưởng thành là loại bọ cánh cứng, màu nâu đen, thon dài khoảng 8-9mm, vòi dài hơi cong xuống, chúng dùng vòi đục lỗ tạo các buồng để đẻ trứng trên cành non. Sau khi nở sâu non đục vào bên trong chồi để cắn phá làm cho chồi, lá non bị héo dần, khô rồi chết.

Thứ hai: Con trưởng thành cũng là một loại bọ cánh cứng, nhưng có thân hình bầu dục hơi tròn, chiều dài thân khoảng 4-5mm, chiều ngang khoảng 2-2,5mm, mình màu nâu. Trứng của chúng đẻ trên các chạc ba, chạc tư của cành non hoặc trong các khe, các vết nứt thân thân cây. sau khi nở sâu non đục ngay phía dưới của chỗ trứng được đẻ. Sâu non có màu trắng, mập, đầu màu nâu nhạt. Sự gây hại của chúng cũng làm cho cành non, lá non bị chết khô.

Biện pháp:

Để phòng trị bọ vòi voi đục cành cần thường xuyên theo dõi vườn cây. Nếu bị vòi voi đục cành thì thấy có lỗ đục nhỏ ở gốc nhánh, có nhựa chảy ra, nhựa khô có màu đen. Nếu phát hiện có thể dùng dao hoặc tay moi bắt sâu và nhộng, các cành bị héo cần cắt bỏ và tiêu huỷ để diệt sâu. Với những cành lớn không thể cắt bỏ có thề dùng ống chích bơm thuốc trừ sâu vào bên trong lỗ đục, hoặc dùng bông gòn tẩm thuốc sâu, nhét vào bên trong rồi dùng đất nhão trét kín lỗ đục để thuốc xông hơi diệt sâu nhộng bên trong. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc trừ sâu sinh học BT (Bacillus thuringiensis). Để phòng bệnh có thể phun thuốc khi cây ra đọt non.

Nếu cây xoài của bạn đang gặp các vấn đề sâu hại và cần hỗ trợ cách xử lý hãy để lại thông tin phía dưới nhé! Đội ngũ của chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ bạn ngay.

Δ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

  • Quy trình ủ phân đậu tương bón cho cây trồngQuy trình ủ phân đậu tương bón cho cây trồng
  • Giải pháp cho chết nhanh chết chậm trên hồ tiêu.Giải pháp cho chết nhanh chết chậm trên hồ tiêu.
  • Đặc trị thối trái, nứt trái trên cây có múi.Đặc trị thối trái, nứt trái trên cây có múi.
  • Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Ngô ngọtHướng dẫn kỹ thuật trồng cây Ngô ngọt
  • Bón phân đúng cách và chế độ dinh dưỡng thúc trái từ A – ZBón phân đúng cách và chế độ dinh dưỡng thúc trái từ A – Z
  • Cây cam đặc sản số 03 – Cam bù Hương Sơn, Hà TĩnhCây cam đặc sản số 03 – Cam bù Hương Sơn, Hà Tĩnh

Từ khóa » Các Loại Sâu Bệnh Trên Cây Xoài