BỆNH LÝ KHỚP GỐI VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH CHẤN THƯƠNG ...
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch khám
Trang chủ / Tin tức /BỆNH LÝ KHỚP GỐI VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH CHẤN THƯƠNG KHỚP GỐI
BỆNH LÝ KHỚP GỐI VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH CHẤN THƯƠNG KHỚP GỐI
28/07/2021
00 Đầu gối là khớp lớn nhất trên cơ thể và cũng là một trong những khớp dễ bị tổn thương nhất. Đau đầu gối có thể xảy ra ở mọi người ở mọi lứa tuổi. Nó có thể là kết quả của quá trình lão hóa, sự hao mòn liên tục và tác động trên khớp gối (chẳng hạn như viêm khớp); hoặc chấn thương, chuyển động đột ngột làm căng đầu gối. Đau nhức đầu gối xảy ra rất phổ biến, gây ra nhiều ảnh hưởng đến vận động, khiến người bệnh khó chịu và làm giảm chất lượng cuộc sống của họ. Không chỉ là cơn đau thông thường, đau nhức khớp gối cũng có thể là một sự cảnh báo về các căn bệnh xương khớp tiềm ẩn nguy hiểm. Một số vấn đề về đầu gối thường gặp bao gồm: - Bong gân, căng dây chằng đầu gối hoặc cơ: Dây chằng hoặc cơ đầu gối bị bong gân thường là do chịu một lực tác động hoặc vặn đầu gối đột ngột, gây ra các triệu chứng như đau, sưng và đi lại khó khăn.
- Rách sụn: Chấn thương đầu gối có thể làm rách sụn chêm (miếng đệm của mô liên kết hoạt động như bộ giảm xóc và cũng tăng cường sự ổn định). Rách sụn thường có thể xảy ra với bong gân. Có thể điều trị bằng cách đeo nẹp khi hoạt động để bảo vệ đầu gối khỏi bị thương thêm, hoặc thậm chí cần phải phẫu thuật để chữa trị vết rách này.
- Viêm gân: Tình trạng này có thể xảy ra do sử dụng gân quá mức trong các hoạt động như chạy, nhảy hoặc đi xe đạp; với các môn thể thao như bóng rổ…
- Viêm khớp: Viêm xương khớp là loại viêm khớp phổ biến nhất ảnh hưởng đến đầu gối. Thoái hóa khớp là một quá trình thoái hóa trong đó sụn khớp dần dần bị mài mòn. Nó thường ảnh hưởng đến những người có độ tuổi trung niên trở lên. Thoái hóa khớp có thể do căng thẳng quá mức lên khớp như chấn thương liên tục hoặc thừa cân.
- Viêm khớp dạng thấp cũng có thể ảnh hưởng đến đầu gối bằng cách làm cho khớp bị viêm và phá hủy sụn đầu gối. Viêm khớp dạng thấp thường ảnh hưởng đến những người ở độ tuổi trẻ hơn so với viêm xương khớp.
- Dây chằng bị rách: Khi chịu một lực tác động vào đầu gối đủ nghiêm trọng, nó có thể gây rách hoàn toàn dây chằng. Chấn thương này thường xảy ra nhất đối với dây chằng chéo trước.
- Viêm bao hoạt dịch: Bao hoạt dịch là túi chứa chất lỏng, lót đệm ở ngoài khớp gối, giúp gân và dây chằng có thể lướt nhịp nhàng trơn tru. Chấn thương trực tiếp với bao hoạt dịch hoặc chịu áp lực liên tục như quỳ lâu có thể gây viêm bao hoạt dịch.
- Nếu bị thương ở đầu gối, bạn có thể cảm thấy cảm giác lộp cộp ở đầu gối hoặc cảm thấy đau dữ dội và không thể đi lại được. Đôi khi, bạn có thể không cảm thấy đau ngay sau khi bị thương, nhưng sẽ xuất hiện cơn đau và sưng tấy sau từ 24 đến 48 giờ.
- Điều quan trọng là bạn cần phải được điều trị càng sớm càng tốt. Đối với chấn thương đầu gối nhẹ, các bác sĩ thường khuyên bạn nên thực hiện theo phương pháp RICE là nghỉ ngơi, chườm đá, băng ép và nâng cao đầu gối trong 24 đến 72 giờ đầu tiên sau chấn thương.
- Sau khi bạn bị thương: Chườm đá đầu gối của bạn trong 20 phút sau mỗi 1-2 giờ để giảm viêm và đau; cũng có thể sử dụng thuốc chống viêm như ibuprofen. Quấn đầu gối bằng băng thun hoặc tất chân và kê cao chân để giảm sưng.
- Đầu gối bạn không đủ sức chống đỡ cả cơ thể.
- Đầu gối bị sưng rõ rệt.
- Bạn không thể mở rộng hoàn toàn hoặc uốn cong đầu gối.
- Chân hoặc đầu gối của bạn bị biến dạng một cách rõ ràng.
- Bạn bị sốt, đau và sưng đỏ ở đầu gối.
- Bạn bị đau đầu gối nghiêm trọng do có liên quan đến chấn thương.
Bình luận
Tìm kiếm
Tin mới nhất
Mới nhất02/12/2024
TIÊM PHÒNG VACCINE NGỪA SỐT XUẤT HUYẾT QDENGA (ĐỨC) TẠI BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MỸ (AIH)
30/11/2024
TIÊM VACCINE SỞI ĐƠN SỚM CHO TRẺ TỪ 6 – 9 THÁNG TUỔI TẠI BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MỸ (AIH)
29/11/2024
GÃY XƯƠNG BÁNH CHÈ ĐẦU GỐI | CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?
Vui lòng hoàn tất đặt lịch khám với thanh chức năng ở trên
Đội ngũ bác sĩCác chuyên gia tại AIH
Nguyễn Hồng Trung
Khoa Chấn thương chỉnh hình
ThS. BS. Nguyễn Hồng Trung tốt nghiệp Bác sĩ Đa khoa và Thạc sĩ Ngoại khoa tại Đại học Y Dược Huế. Bác sĩ Trung có hơn 30 năm kinh nghiệm quản lý, khám và điều trị tại các bệnh viện lớn TP.HCM. Từng giữ nhiều vị trí quan trọng như Giám đốc chuyên môn tại Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc, Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Dương. Hiện tại, ThS. BS. Nguyễn Hồng Trung đang giữ vai trò Giám đốc Y khoa tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH).
Tìm hiểu thêmOng Kian Soon
Khoa Khám bệnh & Kiểm tra sức khỏe tổng quát
Bác sĩ Ong Kian Soon tốt nghiệp Đại học Quốc gia Singapore năm 2004 và là Bác sĩ gia đình đã được đăng ký với Bộ Y tế Singapore. Bác có kinh nghiệm lâm sàng làm việc tại nhiều bệnh viện tư nhân và công lập ở Singapore, tại các phòng khám ngoại trú lẫn các khoa nội trú. Bác tích cực thúc đẩy quảng bá Y học gia đình tại Việt Nam và đã làm việc với Đại học Y Phạm Ngọc Thạch để đẩy mạnh y học gia đình tại TP.HCM. Bác cũng được mời làm diễn giả tại một số hội nghị y học gia đình để trao đổi về mô hình y học gia đình được thực hiện tại Singapore.
Tìm hiểu thêmSaijo Yasuo
Đơn vị Ung Bướu
Giáo sư - Bác sĩ Saijo Yasuo là chuyên gia hàng đầu về ung thư nội khoa với hơn 40 năm kinh nghiệm. Bác sĩ Saijo Yasuo từng giữ nhiều vị trí quan trọng tại các bệnh viện danh tiếng chuyên về ung bướu tại Nhật Bản. Từ tháng 10/2024, Bác sĩ Saijo Yasuo đảm nhiệm vai trò bác sĩ cấp cao tại Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), nơi ông sẽ mang đến những phương pháp điều trị hiệu quả và tiên tiến với tiêu chuẩn quốc tế cho bệnh nhân tại Việt Nam. Trước khi gia nhập Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), Giáo sư Saijo Yasuo từng giữ vai trò Trưởng khoa và Giáo sư tại Bệnh viện Đại học Y Hirosaki và Bệnh viện Đại học Tohoku. Ông đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc với những nghiên cứu đột phá và tâm huyết trong lĩnh vực ung bướu, đóng góp to lớn vào việc chăm sóc bệnh nhân và giáo dục y khoa.
Tìm hiểu thêmMihajlovic Jadranka
Khoa Khám bệnh & Kiểm tra sức khỏe tổng quát
Bác sĩ Jadranka Mihajlovic tốt nghiệp năm 2001 tại Đại học Y khoa Serbia. Bác được đào tạo chuyên sâu và có kinh nghiệm bao quát trong các lĩnh vực chuyên môn Nội khoa, Bệnh truyền nhiễm, các trường hợp Cấp cứu Nội khoa và Chấn thương. Bác đã làm việc tại các cơ sở y tế lớn nhỏ và xử lý các tình huống cấp cứu gồm tai nạn giao thông và chuyển bệnh bằng đường hàng không. Trong những năm gần đây, Bác sĩ Jadranka đặc biệt quan tâm đến việc áp dụng phương pháp tiếp cận mang tính cá nhân hóa nhiều hơn để điều trị cho bệnh nhân. Điều này bao gồm phối hợp việc thay đổi lối sống, tư vấn cải thiện sức khỏe tinh thần, kết hợp với các chất bổ sung nếu cần và tùy biến việc kê đơn thuốc phù hợp với nhu cầu riêng của từng người.
Tìm hiểu thêm
Từ khóa » Gân Cơ Khớp Gối
-
Dấu Hiệu Và Biến Chứng Của Viêm Gân Xương Bánh Chè | Vinmec
-
Viêm Gân Bánh Chè: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và ...
-
Các Tổn Thương Cơ Chế Duỗi Gối - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Viêm Gân Cơ Duỗi Khớp Gối | TCI Hospital - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Viêm Gân Khớp Gối - Dấu Hiệu, Triệu Chứng, Cách điều Trị Tại SCC
-
4 Phương Pháp điều Trị Viêm Gân Gối Hiệu Quả Nhất Hiện Nay
-
Viêm Gân Bánh Chè - Bệnh Viện Trung ương Quân đội 108
-
Viêm Gân Khớp Gối - Dấu Hiệu, Triệu Chứng Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Chấn Thương đầu Gối Và Phương Pháp điều Trị | Bệnh Viện Gleneagles
-
Bị Bong Gân đầu Gối Có Nguy Hiểm Không? Khi Nào Cần đi Viện?
-
Đau đầu Gối - Bệnh điều Trị - Phòng Khám ACC
-
ĐAU KHỚP GỐI Nguyên Nhân Do Đâu, Cách Điều Trị Hiệu Quả ...
-
Đứt Gân Bánh Chè - Chấn Thương Hiếm Gặp ở Khớp Gối