Bệnh Máu Nhiễm Mỡ Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, số người bị máu nhiễm mỡ ngày càng tăng. Nguyên nhân thông thường là do chế độ ăn uống không hợp lý, thừa chất, ít vận động. Bệnh máu nhiễm mỡ nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ kéo theo những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
1. Bệnh máu nhiễm mỡ là gì?
Bệnh máu nhiễm mỡ hay còn gọi là mỡ máu cao hay rối loạn lipid máu. Đó là tình trạng mà chỉ số các thành phần mỡ có trong máu vượt qua chỉ số giới hạn do nhiều nguyên nhân. Điều này làm rối loạn chức năng chuyển hóa lipid trong máu.
Tùy vào chỉ số của các thành phần có trong máu như: Cholesterol, LDL, Triglyceride, HDL mà sẽ biểu hiện tình trạng bệnh nặng hoặc nhẹ. Hầu hết trong giai đoạn khởi phát, các triệu chứng bệnh thường không rõ ràng nên rất khó phát hiện bệnh sớm. Việc duy nhất để có thể phát hiện kịp thời bệnh máu nhiễm mỡ chính là kiểm tra xét nghiệm máu định kỳ.
2. Nguyên nhân gây bệnh máu nhiễm mỡ
Thông thường căn bệnh mỡ máu sẽ xuất hiện nhiều ở đối tượng trung tuổi. Tuy nhiên hiện nay, do ảnh hưởng của những lối sống thiếu lành mạnh mà độ tuổi mắc bệnh rối loạn mỡ máu ngày càng bị trẻ hóa. Một số nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh máu nhiễm mỡ như:
2.1. Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học
Nguyên nhân gây bệnh máu nhiễm mỡ phổ biến nhất đó chính là việc bạn sử dụng quá nhiều chất béo bão hòa trong các bữa ăn hàng ngày. Đây chính là nguyên nhân đầu tiên gây ra bệnh máu nhiễm mỡ. Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt bê, cùng đồ ăn nhanh, thức ăn đóng hộp đều có hàm lượng chất béo cao. Nếu bạn sử dụng những thực phẩm này thường xuyên sẽ có nguy cơ cao bị mỡ máu cao.
2.2. Béo phì
Người bị bệnh béo phì thường có hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao. Đặc biệt lượng mỡ thừa trong cơ thể thường tập trung nhiều ở vùng bụng chứ không béo đều sang các bộ phận khác như hông và đùi. Béo phì có thể khiến HDL (Cholesterol có lợi) giảm đi còn LDL (Cholesterol có hại) tăng lên khiến nguy cơ bị máu nhiễm mỡ tăng lên.
2.3. Ảnh hưởng của tuổi tác và giới tính
Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng nữ giới từ 15 đến 45 tuổi có tỷ lệ triglyceride thấp hơn so với nam giới. Tuy nhiên, khi họ bắt đầu bước vào độ tuổi tiền mãn kinh thì chỉ số triglyceride và cholesterol lại tăng cao và tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất béo và tác động trực tiếp đến các mạch máu.
2.4. Lười vận động
Lười vận động cũng là nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến bệnh máu nhiễm mỡ. Bởi khi cơ thể không được vận động thường xuyên sẽ làm tăng nồng độ LDL xấu và giảm các cholesterol tốt. Vì thế, những người ít vận động, thường xuyên ngồi một chỗ có nguy cơ bị mỡ máu rất cao.
2.5. Thường xuyên căng thẳng, stress
Nguyên nhân tiếp theo dẫn đến bệnh máu nhiễm mỡ đó chính là do tinh thần căng thẳng, mệt mỏi kéo dài. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể, tăng nguy cơ mắc máu nhiễm mỡ.
2.6. Thường xuyên hút thuốc lá
Việc hút thuốc lá thường xuyên khiến nồng độ cholesterol tốt trong cơ thể suy giảm mạnh khiến nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch tăng cao.
2.7. Ảnh hưởng từ các bệnh lý khác
Bên cạnh những yếu tố về lối sống thì một số bệnh lý như tiểu đường, suy giảm hoạt động của tuyến giáp,… cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh máu nhiễm mỡ.
3. Triệu chứng và biến chứng bệnh máu nhiễm mỡ
3.1. Triệu chứng bệnh máu nhiễm mỡ
Bệnh mỡ máu cao được các chuyên gia phân loại thành 3 cấp độ: cấp độ 1, 2 3. Trong đó máu nhiễm mỡ độ 1 là nhẹ nhất, thường chưa có dấu hiệu gì nổi bật. Nhưng sang đến cấp độ 2 và 3 là bệnh tình đã trở nặng, có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, bạn nên đi khám sức khẻ định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời. Như đã nói ở trên, hầu hết những bệnh máu nhiễm mỡ đều chỉ có những triệu chứng cụ thể khi bệnh đã ở giai đoạn nặng. Đặc biệt, bệnh lý này ở người trẻ thường diễn biến rất âm thầm, khiến nhiều người chủ quan. Một số triệu chứng mà người bị máu nhiễm mỡ có thể gặp phải như:
- Khi bệnh chưa chuyển sang giai đoạn nặng: hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thở gấp, tim đập nhanh, đau tức ngực,…
- Khi bệnh phát triển nặng hơn ở những giai đoạn cuối: đau tim, huyết áp cao, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch,…
Ở một số bệnh nhân còn có thể xuất hiện những triệu chứng như ban vàng dưới da. Bạn có thể nhận thấy điều này khi thấy các nốt phồng nhỏ có bề mặt bóng loáng, màu vàng. Ban vàng dưới da có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể hoặc khắp cơ thể gây mất thẩm mỹ.
>> Đọc ngay: Dấu hiệu nhận biết bệnh máu nhiễm mỡ độ 2 và cách xử lý hiệu quả nhất!
3.2. Biến chứng bệnh
Máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không? Khi ở giai đoạn nặng, bệnh có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như:
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch: xơ vữa động mạch, tắc mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…
- Gây ra bệnh viêm tụy cùng với những triệu chứng như: sốt, nôn, đau bụng dữ dội, đi ngoài, nhịp thở nhanh,…
- Tai biến mạch máu não: Mỡ máu cao làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, giảm lượng máu cung cấp đến não. Về lâu về dài sẽ khiến động mạch bị thu hẹp và dẫn tới tai biến, đột quỵ.
- Gây tình trạng cao huyết áp: Những người bị bệnh mỡ máu thường gặp tình trạng máu lưu thông kém đến các quan do cục máu đông thành làm tắc nghẽn mạch máu. Từ đó áp suất máu sẽ tăng cao gây nguy cơ bị cao huyết áp.
- Suy giảm chức năng gan, gây các bệnh gan nhiễm mỡ cũng như những bệnh lý khác liên quan đến gan.
>> Tìm hiểu ngay: Máu nhiễm mỡ và gan nhiễm mỡ có liên quan gì với nhau? Bệnh nào nguy hiểm hơn?
4. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh máu nhiễm mỡ?
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh máu nhiễm mỡ mà bạn nên biết như:
- Người bị bệnh tiểu đường: đường huyết trong cơ thể tăng cao có thể khiến LDL tăng và HDL giảm. Bên cạnh đó, đường huyết cao cũng có thể làm ảnh hưởng xấu đến niêm mạc máu.
- Gia đình có tiền sử bị các bệnh liên quan đến tim mạch trước tuổi 50 với nam và 60 tuổi với nữ.
- Gia đình có bệnh sử liên quan đến mỡ máu.
- Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành như: hút thuốc lá, tăng huyết áp, béo phì,…
- Chế độ ăn uống không khoa học, không đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Chu vi vòng eo quá lớn: Ở đàn ông là 102cm và ở phụ nữ là 89cm.
5. Điều trị bệnh máu nhiễm mỡ
5.1. Những phương pháp nào dùng để điều trị máu nhiễm mỡ?
5.1.1. Duy trì lối sống khoa học
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh máu nhiễm mỡ là lối sống không lành mạnh. Bởi vậy để điều trị được bệnh, trước tiên, bạn cần có một lối sống khoa học và duy trì nó mỗi ngày. Về chế độ ăn uống, người bệnh cần tránh ăn những thực phẩm có quá nhiều chất béo và cholesterol, tăng cường ăn rau xanh và các loại trái cây như cam, bưởi, táo, nho,… Ngưng sử dụng thuốc lá, rượu, bia và những thức uống có cồn khác. Đó có thể là nguyên nhân gây tăng hàm lượng triglyceride trong máu.
Bên cạnh đó, người bị máu nhiễm mỡ cũng cần chăm chỉ luyện tập thể thao. Người bệnh có thể rèn sức bền với những bài tập đi bộ nhanh, chạy bộ hoặc đạp xe….. Những bộ môn này có thể làm giảm nguy cơ rối loạn mỡ máu, bệnh mạch vành, giảm cân, hạn chế tình trạng huyết áp cao, giảm stress. Thêm nữa, người bệnh cần đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi chỉ số mỡ máu thường xuyên và kịp thời phát hiện những bất thường.
5.1.2. Sử dụng thuốc để điều chỉnh lượng mỡ
Hiện nay, bốn loại thuốc thường được các bác sĩ sử dụng trong việc điều trị mỡ nhiễm máu, giúp làm giảm chỉ số cholesterol trong máu là:
- Statins: làm giảm LDL, giảm nguy cơ gây ra biến chứng đau tim hoặc đột quỵ. Người bệnh khi sử dụng thuốc này nên bắt đầu điều trị từ liều thấp. Liều lượng thuốc có thể tăng gấp đôi theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu không đạt kết quả sau 4 – 6 tuần điều trị.
- Niacin: giảm LDL và triglyceride, tăng HDL trong máu
- Nhựa gắn acid mật: giảm LDl trong máu
- Các dẫn xuất của acid fibric: làm giảm triglyceride trong máu.
>> Tham khảo thêm: Tổng hợp các bài thuốc dân gian chữa máu nhiễm mỡ cực hiệu quả!
Một số chú ý khi sử dụng thuốc điều trị mỡ máu cho những bệnh nhân bị mắc thêm các bệnh lý khác:
- Với bệnh nhân bị tiểu đường, nên đặt biện pháp thay đổi lối sống lên trên hết. Bên cạnh đó, bệnh nhân sử dụng kết hợp thuốc statins để làm giảm LDL và fibrate để làm giảm triglyceride.
- Với bệnh nhân suy thận hoặc mắc các bệnh liên quan đến gan, mật mãn tính cần phối hợp điều trị bệnh gốc và rối loạn mỡ máu cùng một lúc.
- Với bệnh nhân suy tuyến giáp, cần sử dụng hormone giáp trạng trong điều trị mỡ máu cao.
Khi sử dụng thuốc, bệnh nhân cần lưu ý giảm liều lượng thuốc hoặc ngừng thuốc hạ lipid máu khi các chỉ số mỡ máu đã được giải quyết. Bên cạnh đó, có một số loại thuốc kể trên sẽ có tác dụng phụ khi sử dụng. Vì vậy, người bệnh cần cẩn trọng khi dùng thuốc và luôn tuân thủ chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
5.2. Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh máu nhiễm mỡ?
Bệnh máu nhiễm mỡ chỉ có thể được phát hiện khi có những triệu chứng ở giai đoạn cuối cùng của bệnh. Bởi vậy để có thể chẩn đoán chính xác căn bệnh mỡ nhiễm máu, bạn chỉ có thể đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện uy tín để khám và làm xét nghiệm máu. Kết quả xét nghiệm máu sẽ đưa ra các chỉ số về cholesterol toàn phần, nồng độ LDL, nồng độ HDL, nồng độ triglyceride.
Lưu ý rằng, trước khi lấy máu, bạn cần nhịn ăn khoảng 8 đến 12 tiếng để có thể cho ra kết quả chính xác nhất.
6. Cách phòng tránh bệnh máu nhiễm mỡ
Với châm ngôn “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, bạn cần áp dụng ngay những phương pháp dưới đây để có thể phòng tránh bệnh máu nhiễm mỡ:
- Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thực phẩm có chứa chất béo xấu như: đồ chiên rán, thức ăn đóng hộp, nội tạng động vật… Bên cạnh đó, bạn cũng cần bổ sung nhóm chất béo tốt là chất béo không bão hòa. Những chất béo tốt thường có trong các loại thực phẩm như: bơ, hạt ngũ cốc, cá hồi, cá ngừ, dầu ô liu, dầu hướng dương,….
- Tăng cường bổ sung chất xơ và vitamin cho cơ thể từ rau xanh hàng ngày, trong những loại quả mọng như cam, chanh, bưởi, dâu….. Những chất này có thể giúp cơ thể chuyển hóa cholesterol giảm mỡ trong máu rất hiệu quả.
- Tuyệt đối không sử dụng đồ uống có chất thích như rượu, bia, các loại đồ uống có cồn và thuốc lá.
- Sử dụng trà xanh mỗi ngày để thanh lọc cơ thể và giúp đào thải mỡ thừa.
- Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày với những bài tập nhẹ nhàng, tối thiểu mỗi ngày 30 đến 60 phút.
Cùng với những thói quen tốt để có thể phòng tránh bệnh máu nhiễm mỡ, bạn cũng có thể sử dụng thêm một số loại thực phẩm chức năng khác để tăng hiệu quả kiểm soát mỡ máu trong cơ thể. Sản phẩm mà bạn có thể lựa chọn để bổ sung là Omega 3. Trong đó, các sản phẩm Omega 3 dạng triglyceride được nhập khẩu từ NaUy với DHA nguyên chất hàm lượng cao được rất nhiều người tin dùng. Bổ sung Omega 3 có thể làm giảm lipid trong máu, ngăn ngừa tình trạng hình thành các mảng bám trong lòng mạch. Với những người đã bị bệnh máu nhiễm mỡ có thể sử dụng cùng với các loại thuốc hạ mỡ máu để tăng hiệu quả điều trị.
Trên đây là những thông tin chi tiết về căn bệnh máu nhiễm mỡ hay còn gọi là rối loạn chuyển hóa lipid máu. Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp bạn hiểu hơn về bệnh máu nhiễm mỡ, cũng như cách phòng tránh căn bệnh này. Đừng quên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi năm để có thể phát hiện bệnh sớm và đưa ra những biện pháp điều trị kịp thời.
Từ khóa » Tìm Hiểu Về Bệnh Mỡ Máu
-
Bệnh Mỡ Máu Là Gì, Có Nguy Hiểm Không? | Medlatec
-
Máu Nhiễm Mỡ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Vì Sao Máu Bị Nhiễm Mỡ? | Vinmec
-
Mỡ Máu Bao Nhiêu Là Bình Thường, Bao Nhiêu Là Cao? | Vinmec
-
Bệnh Mỡ Máu Và Các Triệu Chứng Của Nó
-
Tổng Quan Về Cholesterol (Mỡ Trong Máu) - Bệnh Viện FV
-
Rối Loạn Mỡ Máu Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách ...
-
Tác Hại Của Mỡ Máu Cao Và Các Biện Pháp Hạn Chế Tăng Mỡ Máu
-
CÙNG TÌM HIỂU VỀ CHOLESTEROL( MỠ MÁU)
-
Xét Nghiệm Mỡ Máu - Chỉ Số Bao Nhiêu Là Cao
-
Xét Nghiệm Mỡ Máu Và Ý Nghĩa Chỉ Số - Diag
-
Mỡ Máu Cao: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và Phòng Ngừa
-
Bệnh Rối Loạn Mỡ Máu Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Bệnh
-
Rối Loạn Lipid Máu - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia