Rối Loạn Mỡ Máu Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách ...
Có thể bạn quan tâm
Hội chứng chuyển hóa bao gồm béo phì và rối loạn mỡ máu rất phổ biến ở phương Tây. Đây là nguồn gốc của rất nhiều bệnh như đái tháo đường tuýp 2, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Với sự phát triển của kinh tế và việc du nhập của thức ăn nhanh, ngày càng nhiều người bị mắc hội chứng chuyển hóa tại các đô thị lớn như thành phố Hồ Chí Minh.
Không có thời gian cho tập luyện thể thao hoặc lối sống thụ động, hút thuốc lá cũng góp phần làm tăng đáng kể bệnh lý “thời đại” này. Hãy cùng Pacific Cross tìm hiểu về bệnh này nha.
Tìm hiểu chung về bệnh rối loạn mỡ máu
Trước khi định nghĩa về tình trạng rối loạn mỡ máu là bệnh gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về ba thành phần chính của các tế bào sống là chất béo cùng với protein (chất đạm) và carbohydrate (chất đường bột). Cholesterol và triglycerides là chất béo trong cơ thể và có vai trò cung cấp năng lượng.
Rối loạn mỡ máu là tình trạng nồng độ chất béo trong máu quá cao hay quá thấp. Những loại bệnh mỡ máu phổ biến nhất bao gồm:
- Tăng nồng độ lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL – cholesterol hay cholesterol xấu);
- Giảm nồng độ lipoprotein tỉ trọng cao (HDL – cholesterol hay cholesterol tốt);
- Tăng nồng độ triglyceride.
Triệu chứng mỡ máu cao thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rối loạn mỡ máu là gì?
Bệnh rối loạn mỡ máu cao thông thường không có bất kỳ biểu hiện cụ thể nào và chỉ có xét nghiệm máu mới có thể phát hiện ra tình trạng này.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Hãy hỏi bác sĩ nếu bạn muốn làm xét nghiệm cholesterol. Bạn cần tìm hiểu kỹ độ tuổi phù hợp cho lần xét nghiệm đầu tiên và kiểm tra lại 5 năm một lần.
Nếu kết quả xét nghiệm không nằm trong mức bình thường hoặc có bệnh sử gia đình về rối loạn mỡ máu, bệnh tim mạch hoặc các yếu tố nguy cơ khác như hút thuốc, tiểu đường hoặc huyết áp cao, bác sĩ có thể khuyên bạn nên kiểm tra thường xuyên hơn.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh rối loạn mỡ máu?
Rối loạn mỡ máu có thể do cả hai nhóm yếu tố thay đổi được và không thể thay đổi được góp phần gây ra.
Các yếu tố có thể kiểm soát tình trạng mỡ máu cao bao gồm:
- Chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều chất béo không bão hòa và đường đơn, bị béo phì và ít vận động;
- Một số thuốc, như estrogen, thuốc trị HIV, cũng có thể làm tăng nồng độ triglyceride.
Các yếu tố không thể kiểm soát (không thay đổi được) bao gồm di truyền; bệnh sử gia đình, đặc biệt nếu bệnh tim mạch xảy ra ở những thành viên trẻ hơn trong gia đình (dưới 55 tuổi ở nam và ở nữ là dưới 65).
Nguy cơ mắc phải rối loạn mỡ máu
Đối tượng dễ mắc bệnh rối loạn mỡ máu?
Rối loạn mỡ máu là tình trạng cực kì phổ biến và có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn mỡ máu?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải rối loạn mỡ máu, chẳng hạn như:
- Tiểu đường: đường huyết cao góp phần làm tăng LDL – cholesterol và giảm HDL-cholesterol. Đường huyết cao cũng làm tổn hại niêm mạc mạch máu;
- Gia đình có người thân bị bệnh tim mạch trước tuổi 50 tuổi ở nam hay 60 tuổi ở nữ;
- Bệnh sử gia đình liên quan đến mỡ trong máu;
- Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành (ví dụ như hút thuốc lá, tăng huyết áp, béo phì);
- Chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng: ăn nhiều chất béo bão hòa từ các sản phẩm động vật và chất béo trans có trong bánh quy;
- Béo phì;
- Chu vi vòng eo lớn: nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên nếu bạn là đàn ông và có chu vi vòng eo trên 102 cm hoặc phụ nữ có vòng eo ít nhất 89 cm;
- Ít tập thể dục;
- Hút thuốc lá gây tổn thương các thành mạch máu, gây tích tụ mỡ thành mạch.
Bệnh rối loạn mỡ máu và cách điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh rối loạn mỡ máu?
Xét nghiệm máu là cách duy nhất để chẩn đoán rối loạn mỡ máu, giúp kiểm tra mức cholesterol và thường gồm các thông số:
- Cholesterol toàn phần;
- LDL- cholesterol;
- HDL -cholesterol;
- Triglycerides.
Để đo chính xác nhất, bạn không nên ăn hoặc uống bất cứ thứ gì (trừ nước) trong 9-12 giờ trước khi bác sĩ lấy các mẫu máu.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh rối loạn mỡ máu?
Biện pháp đầu tiên để chống rối loạn mỡ máu là thay đổi lối sống như tập thể dục và ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, nếu bạn đã thực hiện những điều này và tình trạng mỡ máu vẫn còn, bác sĩ có thể chỉ định thuốc để trị bệnh.
Việc sử dụng thuốc hoặc kết hợp các loại thuốc khác sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm các nguy cơ mắc bệnh, tuổi tác, sức khỏe hiện tại và tác dụng phụ của thuốc. Một số thuốc điều trị bệnh như:
- Statins: ngăn chặn hoạt chất mà gan cần sử dụng để tổng hợp cholesterol, điều này làm cho gan loại bỏ cholesterol trong máu. Statins cũng có thể giúp cơ thể tái hấp thu mảng xơ vữa lắng đọng trên thành mạch, cải thiện bệnh mạch vành. Các thuốc thuộc nhóm statins bao gồm atorvastatin (Lipitor®), fluvastatin (Lescol®), lovastatin (Altoprev®), pitavastatin (Livalo®), pravastatin (Pravachol®), rosuvastatin (Crestor®) và simvastatin (Zocor®);
- Bile-acid-binding resins: gan sử dụng cholesterol để tạo axit mật, chất cần thiết cho tiêu hóa. Các loại thuốc như cholestyramine (Prevalite®), colesevelam (Welchol®), và colestipol (Colestid®)làm giảm cholesterol gián tiếp bằng cách bám dính vào các axit mật, điều này thúc đẩy gan sử dụng cholesterol dư thừa để tạo axit mật nhiều hơn, làm giảm nồng độ cholesterol trong máu;
- Các chất ức chế hấp thu cholesterol: ruột non hấp thu cholesterol từ thức ăn và giải phóng nó vào máu. Thuốc ezetimibe (Zetia®) giúp giảm cholesterol trong máu bằng cách hạn chế sự hấp thu cholesterol. Ezetimibe có thể dùng kết hợp với một loại thuốc thuộc họ statins;
- Thuốc dạng tiêm: đây là họ thuốc mới có thể giúp gan hấp thụ nhiều LDL-cholesterol hơn nhằm làm giảm lượng cholesterol lưu thông trong máu. Alirocumab (Praluent®) và evolocumab (Repatha®) có thể dùng cho những người có bệnh rối loạn chuyển hóa lipid di truyền có nồng độ LDL rất cao hoặc ở những người có bệnh sử mạch vành, không thể dung nạp statin hoặc thuốc hạ cholesterol khác.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh rối loạn mỡ máu?
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng một số ít các sản phẩm từ tự nhiên có hiệu quả làm giảm cholesterol. Theo khuyến nghị của bác sĩ, bạn hãy xem xét bổ sung các sản phẩm làm giảm cholesterol bao gồm:
- Lúa mạch;
- Beta-sitosterol (trong các thực phẩm bổ sung và một số bơ thực vật);
- Blond psyllium (có trong vỏ hạt);
- Bột yến mạch (trong bột yến mạch và yến mạch nguyên vẹn);
- Sitostanol (có trong các thực phẩm bổ sung và một số bơ thực vật).
Nếu bạn chọn bổ sung chất làm giảm cholesterol, hãy nhớ đến tầm quan trọng của lối sống lành mạnh. Nếu bác sĩ kê toa thuốc để giảm cholesterol, bạn hãy theo chỉ dẫn đó. Hãy cho bác sĩ biết loại chất bổ sung nào bạn đang dùng để có được kết quả điều trị tốt nhất.
Ngoại trừ trường hợp rối loạn mỡ máu do khiếm khuyết di truyền, các trường hợp rối loạn mỡ máu khác đa phần đều gây ra do béo phì, ít vận động. Do đó, thay đổi lối sống là điều trị đầu tiên khi tiếp cận một bệnh nhân bị rối loạn mỡ máu. Các bạn có thể bảo vệ sức khỏe của mình chống lại đại dịch béo phì và các bệnh lý chuyển hóa toàn cầu bằng cách áp dụng lối sống lành mạnh ngay bây giờ.
Hãy nói không với thức ăn nhanh, bỏ thuốc lá, giảm cân nếu béo phì và đều đặn tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Thói quen tốt này nếu được duy trì ngay từ lúc trẻ sẽ giúp phòng tránh được các bệnh lý như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì khi lớn tuổi.
Khi sử dụng các thuốc điều trị rối loạn mỡ máu, bạn nên tham vấn chi tiết với bác sĩ về thời gian điều trị cũng như tác dụng phụ của thuốc. Hy vọng rằng những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây hữu ích cho bạn và gia đình.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Vấn đề về sức khỏe luôn là nỗi lo hàng đầu của chúng ta. Thấu hiểu được điều đó, Pacific Cross hy vọng được đồng hành để bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân thân trên chặn đường phía trước. Chúng tôi cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp cho từng yêu cầu và ngân sách khác nhau của khách hàng. Xem thêm chi tiết về các sản phẩm bảo hiểm tại đây.
Bạn có thể quan tâm chủ đề:
- Những lưu ý khi mua bảo hiểm sức khỏe
- Bảo hiểm sức khỏe và những điều bạn cần biết
- Tất tần tật những thông tin hữu ích về bảo hiểm du lịch
Nguồn Tham khảo:
- Dyslipidemia – https://en.wikipedia.org/wiki/Dyslipidemia – Ngày truy cập: 29/1/2021
- Dyslipidemia: Everything you need to know- https://www.medicalnewstoday.com/articles/321844 – Ngày truy cập: 29/1/2021
- Dyslipidemia: What You Need to Know – https://www.healthline.com/health/dyslipidemia – Ngày truy cập: 29/1/2021
Từ khóa » Tìm Hiểu Về Bệnh Mỡ Máu
-
Bệnh Mỡ Máu Là Gì, Có Nguy Hiểm Không? | Medlatec
-
Máu Nhiễm Mỡ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Vì Sao Máu Bị Nhiễm Mỡ? | Vinmec
-
Mỡ Máu Bao Nhiêu Là Bình Thường, Bao Nhiêu Là Cao? | Vinmec
-
Bệnh Mỡ Máu Và Các Triệu Chứng Của Nó
-
Tổng Quan Về Cholesterol (Mỡ Trong Máu) - Bệnh Viện FV
-
Bệnh Máu Nhiễm Mỡ Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
Tác Hại Của Mỡ Máu Cao Và Các Biện Pháp Hạn Chế Tăng Mỡ Máu
-
CÙNG TÌM HIỂU VỀ CHOLESTEROL( MỠ MÁU)
-
Xét Nghiệm Mỡ Máu - Chỉ Số Bao Nhiêu Là Cao
-
Xét Nghiệm Mỡ Máu Và Ý Nghĩa Chỉ Số - Diag
-
Mỡ Máu Cao: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và Phòng Ngừa
-
Bệnh Rối Loạn Mỡ Máu Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Bệnh
-
Rối Loạn Lipid Máu - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia