Bệnh Rối Loạn Mỡ Máu Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Bệnh
Có thể bạn quan tâm
Rối loạn mỡ máu không phải là căn bệnh hiếm gặp, thế nhưng biến chứng của căn bệnh này lại rất nguy hiểm và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh. Vậy rối loạn mỡ máu là gì và cách điều trị căn bệnh này như thế nào?
1. Rối loạn mỡ máu là gì?
Bệnh rối loạn mỡ máu (hay còn gọi là rối loạn lipid máu), là tình trạng mà nồng độ của một hoặc nhiều chất béo có trong máu không được ổn định. Cấu tạo của máu gồm ba loại chất béo chính đó là:
- Lipoprotein mật độ cao – cholesterol “tốt” (HDL)
- Lipoprotein mật độ thấp – cholesterol “xấu” (LDL)
- Triglyceride – chất béo trung bình
Trong trường hợp bạn bị rối loạn mỡ máu có nghĩa là mức LDL hoặc triglyceride của bạn quá cao hoặc ngược lại mức HDL quá thấp. Khi mức LDL hoặc triglyceride tăng cao, bạn sẽ có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc nghiêm trọng hơn là đột quỵ. Trường hợp mức HDL quá thấp, thì bạn đang có nguy cơ mắc bệnh tim.
2. Các dạng rối loạn mỡ máu
Bệnh rối loạn mỡ máu được chia thành hai dạng chính là: nguyên phát và thứ phát.
Rối loạn mỡ máu thứ phát: nghĩa là rối loạn mỡ máu do phát triển từ bệnh khác. Một số bệnh dẫn đến rối loạn mỡ máu thứ phát có thể kể đến như: tiểu đường, béo phì,…
Rối loạn mỡ máu nguyên phát: thường xuất phát từ nguyên nhân di truyền. Bệnh được chia thành hai dạng:
- Tăng lipid máu hỗn hợp gia đình: Đây là trường hợp cholesterol LDL và triglyceride tăng cao và là nguyên nhân di truyền phổ biến nhất. Nếu bị tăng lipid máu hỗn hợp gia đình, bạn có thể có nguy cơ mắc các bệnh động mạch vành sớm và có thể dẫn đến đau tim.
- Tăng apolipoprotein B: Là một loại protein có trong cholesterol LDL.
Như vậy, bệnh rối loạn mỡ máu có thể do nguyên phát hoặc thứ phát. Khi gặp tình trạng này, cơ thể sẽ gặp khó khăn trong phá vỡ LDL hoặc triglyceride.
3. Nguyên nhân gây bệnh rối loạn mỡ máu là gì?
Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căn bệnh rối loạn mỡ máu có thể kể đến gồm:
- Thường xuyên hút thuốc lá: Hút thuốc lá có thể gây tổn thương thành mạch máu. Chất nicotin có trong thuốc lá làm tăng cholesterol “xấu” ở trong máu. Điều này dẫn đến sự hình thành mảng xơ vữa, làm hẹp và gây tắc nghẽn mạch máu.
- Bị bệnh béo phì và lười vận động: Trọng lượng cơ thể dư thừa sẽ làm tăng nồng độ cholesterol trong máu, đặc biệt, các chất béo thường hay xuất hiện tập trung ở vùng bụng của bạn thay vì ở phần ngực hay mông, đùi. Bên cạnh đó, thói quen lười hoạt động thể chất sẽ làm tăng lipoprotein xấu, giảm cholesterol tốt… Đây cũng là nguyên nhân khiến mỡ máu tăng cao.
- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Các thực phẩm đứng đầu trong danh sách này như: đồ hộp, thức ăn nhanh, món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, mỡ động vật… Khi tiêu thụ những thực phẩm này có thể khiến mức cholesterol trong máu tăng cao, dẫn tới rối loạn lipid máu.
- Sử dụng nhiều rượu, bia, đồ uống có cồn và các chất kích thích khiến triglyceride trong máu tăng cao, dẫn tới rối loạn lipid máu.
Bên cạnh đó, nếu trong gia đình bố hoặc mẹ bị rối loạn mỡ máu thì bạn sẽ có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Thêm nữa, người lớn tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người trẻ. Nếu xét theo giới tính, thì nữ giới thường có mức LDL thấp hơn nam giới cho đến khi họ mãn kinh. Sau khi mãn kinh thì mức LDL ở nữ giới mới bắt đầu tăng.
Ngoài ra, khi bạn mắc những bệnh sau cũng có thể làm tăng nguy cơ bị máu nhiễm mỡ: tiểu đường tuýp 2, suy giáp, bệnh thận mãn tính,….
4. Biểu hiện lâm sàng bệnh rối loạn mỡ máu
Hầu hết những người bị mỡ máu tăng cao đều không có dấu hiệu cảnh báo trước. Cách duy nhất để bạn phát hiện bệnh chính là đi làm xét nghiệm máu. Tuy nhiên, rối loạn mỡ máu vẫn có một số biểu hiện lâm sàng mà bạn có thể theo dõi và đi gặp bác sĩ ngay khi cần:
4.1. Huyết áp không ổn định
Biểu hiện lâm sàng dễ nhận biết nhất khi bị rối loạn mỡ máu đó là người bệnh luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, choáng váng, ăn uống không tiêu, bị rối loạn tiêu hóa, huyết áp không ổn định. Hiện nay, trên thị trường có bán rất nhiều máy đo huyết áp cầm tay để người bệnh có thể dễ dàng theo dõi huyết áp tại nhà. Nếu thấy huyết áp thường xuyên thay đổi bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị bệnh nếu cần thiết.
4.2. Chân đau, tê bì và lạnh
Khi cholesterol trong máu tăng cao sẽ hình thành các mảng xơ vữa, làm cản trở máu lưu thông đến các chi. Điều này dẫn đến biểu hiện lâm sàng tiếp theo đó chính là tê bì, đau nhức, sưng tấy các khớp ngón chân. Bên cạnh đó, do thiếu máu nên bàn chân cũng sẽ trở nên lạnh hơn. Vì vậy nếu chân bạn có xuất hiện những triệu chứng này cùng với huyết áp bất thường, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để xác định nguyên nhân xem có phải do rối loạn mỡ máu hay không.
4.3. Đau ngực
Những cơn đau ngực bất ngờ, diễn ra trong thời gian ngắn thường bị người bệnh bỏ qua mà không biết rằng nguyên nhân sâu xa của cơn đau đó là rối loạn mỡ máu. Những cơn đau có thể tái diễn bất cứ lúc nào. Người bệnh có thể cảm thấy đau tức vùng ngực như bị bóp nghẹt từ vài phút đến vài chục phút.
4.4. Đột quỵ
Khi bị rối loạn mỡ máu, chỉ số triglyceride sẽ bị tăng cao hơn mức bình thường, các mảng xơ vữa động mạch sẽ cản trở việc lưu thông máu máu lên não. Khi đó, não sẽ dần thiếu oxy và dẫn đến đột quỵ.
5. Ai có nguy cơ mắc bệnh rối loạn mỡ máu?
Bất cứ ai cũng có thể bị rối loạn mỡ máu. Tuy nhiên, các trường hợp dưới đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường:
- Những người bị bệnh đái tháo đường: đường huyết tăng cao cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tăng LDL – Cholesterol và giảm HDL – Cholesterol. Bên cạnh đó, đường huyết cao cũng làm tổn thương niêm mạc mạch máu.
- Trong gia đình có người thân bị bệnh tim mạch trước tuổi 50 ở nam hoặc ở nữ là trước tuổi 60.
- Gia đình có bệnh sử liên quan đến mỡ trong máu.
- Chế ăn uống hàng ngày không đủ chất dinh dưỡng, thường xuyên dung nạp những thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, hay uống rượu bia…
- Người đang bị béo phì.
- Chu vi vòng eo “quá khổ”: Ở đàn ông chu vi vòng eo là 102cm và phụ nữ là 89cm sẽ là tăng nguy cơ bị rối loạn mỡ máu.
- Ít hoạt động thể dục thể thao.
- Sử dụng thuốc lá thường xuyên làm tổn thương các thành mạch máu, gây tích tụ mỡ thành mạch.
6. Chẩn đoán rối loạn mỡ máu
Việc xét nghiệm máu sẽ giúp bạn thấy được mức độ của các chất béo LDL, HDL và triglycerid trong cơ thể. Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể chẩn đoán được bạn có đang bị rối loạn mỡ máu hay không. Các chỉ số này có thể thay đổi theo thời gian, bởi vậy, bạn nên làm xét nghiệm máu ít nhất mỗi năm một lần để có thể phát hiện những bất thường và điều trị kịp thời. Trong trường hợp bạn đang sử dụng thuốc điều trị rối loạn mỡ máu, bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm xét nghiệm máu thường xuyên hơn.
Một vài lưu ý trước khi đi xét nghiệm mỡ máu mà bạn cần lưu ý:
- Cần nhịn ăn từ 8 đến 12 tiếng để có kết quả xét nghiệm chính xác nhất.
- Không uống sữa, thuốc, nước ngọt, cà phê, hút thuốc trong vòng 24 giờ trước khi đi xét nghiệm. Những loại nước này có thể gây ảnh hướng đến chỉ số sinh hóa khiến kết quả xét nghiệm không chính xác.
- Nên đi xét nghiệm lấy máu trong khoảng từ 6 đến 8 giờ sáng, bởi lúc này nồng độ cortisol, sắt huyết thanh và glucose cao nhất.
7. Những cách điều trị rối loạn mỡ máu hiệu quả
Trong phác đồ điều trị rối loạn mỡ máu, thông thường các bác sĩ sẽ hạ các mức triglyceride và LDL của bệnh nhân. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị trong từng trường hợp có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân phát bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh tình.
Với những người có tổng mức cholesterol rất cao, bác sĩ có thể kê một toa thuốc có tác dụng điều chỉnh lipid hoặc chỉ định satin để điều trị. Thuốc này có khả năng làm cản trở quá trình sản xuất cholesterol ở trong gan.
Nếu thuốc satin không thể làm giảm mức LDL và triglyceride, bác sĩ có thể kê những loại thuốc khác như: Ezetimibe, Niacin, Fibrate, nhóm resin gắn axit vào mật, Evolocumab và Alirocumab hoặc Lomitapide và Mipomersen.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cũng cần thay đổi thói quen sinh hoạt để hàm lượng lipid trong cơ thể duy trì ở mức khỏe mạnh. Một số gợi ý thay đổi lối sống lành mạnh hơn khi bị rối loạn mỡ máu như:
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo không lành mạnh như đường, sô cô la, khoai tây chiên hay các món chiên khác.
- Duy trì việc tập thể dục thể thao mỗi ngày.
- Giữ trọng lượng cơ thể ở mức ổn định, có thể giảm cân hoặc tăng cân nếu thấy cần thiết.
- Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia,….
- Từ bỏ thói quen hút thuốc.
- Hạn chế ngồi một chỗ trong thời gian dài.
- Sử dụng các chất béo không bão hòa lành mạnh thay cho mỡ động vật. Những chất béo này thường có trong các loại hạt, cây họ đậu, cá, ngũ cốc nguyên hạt và dầu thực vật (đậu nành, ô liu, lạc, vừng…).
- Ăn nhiều rau củ quả, các loại trái cây tươi và ngũ cốc để bổ sung chất xơ và vitamin cần thiết cho cơ thể.
- Ngủ đủ 6 – 8 tiếng mỗi ngày.
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể, khoảng 2-2,5 lít/ngày.
Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân bị rối loạn lipid máu nên bổ sung thêm Omega 3 có trong thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng. Nếu sử dụng thực phẩm chức năng, bạn có thể lựa chọn dạng Omega 3 nguyên chất dạng Triglycerid được bào chế từ dấu cá tinh chế có hàm lượng DHA cao. Omega 3 có công dụng rất tốt trong việc chống oxy hóa, giảm lượng mỡ máu trong gan, ngăn ngừa hình thành các mảng xơ vữa động mạch, duy trì sức khỏe tim mạch.
Hy vọng những thông tin được cung cấp trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc phòng ngừa bệnh, cũng như có phương pháp điều trị kịp thời khi bị rối loạn mỡ máu.
Từ khóa » Tìm Hiểu Về Bệnh Mỡ Máu
-
Bệnh Mỡ Máu Là Gì, Có Nguy Hiểm Không? | Medlatec
-
Máu Nhiễm Mỡ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Vì Sao Máu Bị Nhiễm Mỡ? | Vinmec
-
Mỡ Máu Bao Nhiêu Là Bình Thường, Bao Nhiêu Là Cao? | Vinmec
-
Bệnh Mỡ Máu Và Các Triệu Chứng Của Nó
-
Tổng Quan Về Cholesterol (Mỡ Trong Máu) - Bệnh Viện FV
-
Bệnh Máu Nhiễm Mỡ Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
Rối Loạn Mỡ Máu Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách ...
-
Tác Hại Của Mỡ Máu Cao Và Các Biện Pháp Hạn Chế Tăng Mỡ Máu
-
CÙNG TÌM HIỂU VỀ CHOLESTEROL( MỠ MÁU)
-
Xét Nghiệm Mỡ Máu - Chỉ Số Bao Nhiêu Là Cao
-
Xét Nghiệm Mỡ Máu Và Ý Nghĩa Chỉ Số - Diag
-
Mỡ Máu Cao: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và Phòng Ngừa
-
Rối Loạn Lipid Máu - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia